Chính sách xã hội vẫn xa rời người lao động tự do

(Sóng Trẻ) - Nhiều chính sách xã hội chỉ phục vụ cho phần lớn những  lao động nhà nước, còn một bộ phận lao động tự do lại không hề biết nhiều về các chính sách này.

Những bất cập trong chính sách xã hội dành cho lao động tự do

Ngày 20/11/2014, Luật BHXH do Quốc hội khóa XIII thông qua đã thể chế và hoàn thiện các quy định về chính sách BHXH theo hướng mở rộng, nâng cao quyền tham gia và thụ hưởng chế độ chính sách cho đông đảo nhân dân lao động vì mục tiêu an sinh cho mọi người lao động khi về già. Theo đó, chính sách BHXH tự nguyện đã mở rộng về đối tượng tham gia, phương thức đóng, mức đóng và chế độ thụ hưởng.

Tham gia BHXH tự nguyện, lao động tự do có thu nhập thấp, không ổn định sẽ được hưởng lương hưu, bảo đảm cuộc sống khi về già. Đây là một chính sách an sinh xã hội hết sức nhân văn, có tính an toàn cao vì được Nhà nước bảo trợ. Tuy vậy, trên thực tế, nhiều người dân lại chưa hiểu hoặc còn mơ hồ về loại hình bảo hiểm này, thậm chí là thờ ơ với nó, bởi vì mức phí mà họ phải đóng bảo hiểm còn cao hơn cả số tiền họ kiếm ra. Như vậy tiền để nuôi sống bản thân mình còn khó khăn thì làm sao họ có tiền để đóng bảo hiểm xã hội được nữa. 

664092001_bh1.png
Áp phích tuyên truyền về luật bảo hiểm xã hội

Với những lao động làm thuê cho các doanh nghiệp thì chính doanh nghiệp ấy phải chịu trách nhiệm đóng bảo hiểm cho người lao động, nhưng một số doanh nghiệp vẫn không thực hiện cho công nhân của mình. Đối với những người lao động chân tay thì họ vẫn phải tự đóng góp tiền bảo hiểm và vô hình chung việc đóng bảo hiểm lại là gánh nặng cho người lao động. Hơn nữa bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ dành cho chế độ hưu trí và tử tuất, không dành cho các chế độ ngắn hạn khác như: thai sản hay ốm đau nên nhiều người không muốn tham gia. 
Nếu bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người lao động thì bảo hiểm y tế lại đảm bảo về sức khỏe cho họ.Tham gia bảo hiểm y tế là người lao động được hưởng những quyền lợi nhất định khi đi khám chữa bệnh tại các bệnh viện. Hiện nay Bộ Y Tế vừa ra quyết định cho người lao động được phép khám trái tuyến tại các bệnh viện huyện hoặc xã khác nhau trong cùng một tỉnh, nhưng lại không được phép khám trái tuyến ở các bệnh viện thuộc tỉnh khác. Nếu người lao động muốn chuyển đến khám ở một tỉnh khác nơi mình cư trú thì số tiền khám bệnh vẫn sẽ cao.

Chỉ có hai chính sách xã hội tiêu biểu nhất dành cho người lao động tự do là bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế tự nguyện, vẫn còn rất ít các chính sách khác dành cho những người lao động tự do.

Người lao động với chính sách xã hội của nhà nước

Chị Nguyễn Thị Hòa, một người bán nước ven đường cho biết chị đã ngừng đóng bảo hiểm y tế vì không có nhu cầu và không đóng bảo hiểm xã hội vì chị có quá ít hiểu biết về nó. Theo như chị nói thì nhà nước chỉ đăng thông tin về việc đóng góp và những ưu đãi của bảo hiểm xã hội và y tế trên các phương tiện thông tin đại chúng, vì thế nên chị khó có thể tiếp cận được với những thông tin về bảo hiểm nói riêng và chính sách xã hội nói chung. Chỉ có các công ty, tổ chức cộng đồng là có đến để giúp đỡ và chia sẻ thông tin cho chị mà thôi. Nài bảo hiểm y tế tự nguyện thì chị không biết loại chính sách xã hội nào nữa. Chị đưa ra ý kiến: “Ngày xưa lúc sinh con mình cũng có đóng một lần, về sau thì không đóng nữa vì quanh năm mình có bị ốm đau gì đâu, mình không có nhu cầu nên mình ngừng đóng”.

664092001_bh2.jpg
Lao động tự do vẫn ngại ngần khi đóng bảo hiểm xã hội cho chính mình (Ảnh mang tính minh họa)

Chắc chắn chúng ta vẫn chưa quên được vụ tai nạn thương tâm bé trai học lớp 4 bị tôn cứa vào cổ dẫn đến tử vong. Người gây ra tai nạn là một người ông cụ 66 tuổi, ông chạy xích lô mà tiền không đủ mua cơm ăn hàng ngày, căn nhà đang ở cũng do nhà nước xây cho. Ông Bình là lính Vịnh Xuyên, sau giải ngũ thì làm bốc vác ở chợ, đồng đội cũ muốn mua cho ông một cái xe máy để ông đi xe ôm cho đỡ khổ nhưng ông từ chối vì sợ gây tai nạn. Sau sự việc, cơ quan chức năng cấm hết các xe thồ, xe chở hàng cồng kềnh trên phố. Nhà nước nên có những chính sách tiếp cận gần hơn với người lao động tự do, giúp cuộc sống của họ bớt khó khăn - khi đó những sự việc đáng tiếc mới không xảy ra.

Bích Phương
Báo in K35A1
Ảnh: Internet




Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN