Chợ công nhân hàng rẻ chất lượng tồi
(Sóng Trẻ) - Hình thành gần khu công nghiệp, các khu chợ tạm bợ thường bán các mặt hàng có giá rẻ hơn so với thị trường từ 2 -3 lần. Hầu hết hàng hóa được bày bán để phục vụ nhu cầu tiêu thụ hàng ngày của công nhân.
Giá rẻ - chất lượng có đảm bảo?
Chợ Bầu (xã Kim Chung – Đông Anh – Hà Nội) không chỉ nổi tiếng với hoạt động buôn bán tấp nập mà còn được biết đến với giá bán siêu rẻ. Được hình thành cách đây hai năm, khu chợ tạm này chủ yếu phục vụ cho gần 20.000 công nhân đang làm việc tại các nhà máy, khu công nghiệp trên địa bàn.
Tuy là chợ tạm nhưng hàng hóa ở đây khá phong phú và đa dạng: Từ quần áo, đồ điện, đến các loại đồ ăn, thức uống hàng ngày. Đặc điểm chung của các quầy hàng này đều rất tạm bợ và nhếch nhác.
Các loại đồ ăn được bày bán la liệt ngay trên mặt đất, thậm chí còn được đặt ngay cạnh đống rác hay cống nước thải. Chiếm đa số là loại hàng khô: cá mắm và mì. Các vắt mì được đóng thành từng cân, gói trong các túi nilon nhưng không hề có hạn sử dụng hoặc nơi sản xuất. Khi được hỏi về điều này, người bán hàng chỉ trả lời ậm ừ: “Đây là hàng đặt ở các cơ sở chế biến gia công ở dưới xuôi, chỗ làm ăn lâu dài nên tin tưởng nhau là chính…”
Lác đác có vài hàng cá, hàng thịt nhưng không được tươi nn như bình thường. Thịt được đặt lên mẹt, xanh xám và bốc mùi ôi thiu… Cá phần lớn là những loại cá bé bằng đầu ngón tay, con to hơn một chút thì đã trương phình.
Hoa quả cũng được bán với giá rẻ như cho: 1000đ/1kg củ đậu, 5000đ/1kg chôm chôm, 3000đ/1kg cóc… Theo quan sát, đây hầu hết là các loại hoa quả đã hư hỏng một bên, đươc người bán gọt bỏ phần hỏng rồi đem bán. Một người bán hàng (đề nghị giấu tên) cho biết, loại hàng này chủ yếu được lấy ở chợ đầu mối Long Biên, là hàng bị loại hoặc hàng ế ẩm trong nội thành được đem bán tháo…
Hàng quần áo cũng được bày bán một cách tạm bợ. Giá bán từ 15.000 đồng đến 60.000 đồng, rất hiếm những chiếc áo trên 100.000 đồng. Tuy được quảng cáo là “hàng Việt Nam xuất khẩu” nhưng nếu để ý thì không khó để nhận ra những đường may ẩu, một số đồ bị nhàu nát và không có nhãn hiệu…
Không chỉ chợ Bầu mà hàng loạt các chợ công nhân giá rẻ như chợ Vồ (Hà Đông), chợ tạm thôn Vân Tảo, chợ Bằng thôn Vân Bình (Thường Tín – Hà Nội)…cũng bày bán la liệt các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Chất lượng kém vẫn phải chấp nhận
Tuy chất lượng không được đảm bảo nhưng các loại hàng hóa ở đây vẫn “đắt như tôm tươi”, nhất là khi công nhân được lĩnh lương.
Vừa mua được một cân chôm chôm rẻ, chị Hải (quê Thanh Hóa – công nhân công ty Canon) phân trần: “Thực ra thì tiền nào của đấy, ở bên kia cũng có vài khu chợ, ngay trong khu công nghiệp cũng có cả siêu thị nhưng hàng bên đó hơi đắt. Chúng em công nhân lấy đâu ra tiền mà mua hàng nn, xịn. Nhiều lúc vừa ăn vừa run…”. Chị Hải cũng cho biết, vì lương thấp nên mỗi buổi đi chợ Hải phải tính toán kỹ lưỡng để không vượt quá 10.000đồng/ người. Thức ăn thường là rau, đậu, lạc..vừa rẻ lại có vẻ đảm bảo hơn là thịt, cá…
Chợ Vồ (Hà Đông – Hà Nội) được biết đến là chợ thịt ế được hình thành từ 1-2 năm nay do các dân buôn đổ về đây bán tập kết sau khi bán còn thừa. Giá rẻ chỉ 25 đến 45 ngàn đồng/kg. Không nại trừ là thịt lợn ốm “chảy” về từ các tỉnh lân cận. Vì giá rẻ nên người mua không thiếu. Nài thịt lợn, còn có thịt gà rẻ cho đến tôm, tép, cá với giá “ưu đãi” không ngờ…
Những “chợ” như thế này chủ yếu là các khu chợ tạm, chợ cóc… mọc lên để phục vụ công nhân. Tuy giá cả có rẻ hơn so với thị trường nhưng chất lượng là một điều đáng lo ngại. “Dù một số nơi đã họp chợ khá lâu nhưng chưa từng thấy cơ quan chức năng nào kiểm tra chất lượng cũng như xuất xứ hàng hóa”. Chị Hương, một chủ quán nước chợ Bầu chia sẻ.
Đa số những người công nhân ở đây đều là người ở các tỉnh lẻ đến lập nghiệp. Chưa kịp thực hiện giấc mơ đổi đời, họ đã phải đối mặt với nhiều mối lo toan. Một trong số đó là bữa ăn cũng không được đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tuy nhiên, có cầu ắt phải có cung. Nếu không có những kiểu “chợ tạm” như vậy thì người công nhân với đồng lương ít ỏi không biết sẽ phải xoay xở ra sao với cuộc sống. Thị trường thời bão giá, người bán hàng làm ngơ, công tác quản lý buông lỏng, xét cho cùng chỉ có những người công nhân phải gánh lấy sự thiệt thòi?
Giá rẻ - chất lượng có đảm bảo?
Chợ Bầu (xã Kim Chung – Đông Anh – Hà Nội) không chỉ nổi tiếng với hoạt động buôn bán tấp nập mà còn được biết đến với giá bán siêu rẻ. Được hình thành cách đây hai năm, khu chợ tạm này chủ yếu phục vụ cho gần 20.000 công nhân đang làm việc tại các nhà máy, khu công nghiệp trên địa bàn.
Tuy là chợ tạm nhưng hàng hóa ở đây khá phong phú và đa dạng: Từ quần áo, đồ điện, đến các loại đồ ăn, thức uống hàng ngày. Đặc điểm chung của các quầy hàng này đều rất tạm bợ và nhếch nhác.
Thịt ế không rõ nguồn gốc được bày bán tràn lan trên vỉa hè tại chợ Vồ (Hà Đông – HN)
(Ảnh minh họa)
Các loại đồ ăn được bày bán la liệt ngay trên mặt đất, thậm chí còn được đặt ngay cạnh đống rác hay cống nước thải. Chiếm đa số là loại hàng khô: cá mắm và mì. Các vắt mì được đóng thành từng cân, gói trong các túi nilon nhưng không hề có hạn sử dụng hoặc nơi sản xuất. Khi được hỏi về điều này, người bán hàng chỉ trả lời ậm ừ: “Đây là hàng đặt ở các cơ sở chế biến gia công ở dưới xuôi, chỗ làm ăn lâu dài nên tin tưởng nhau là chính…”
Lác đác có vài hàng cá, hàng thịt nhưng không được tươi nn như bình thường. Thịt được đặt lên mẹt, xanh xám và bốc mùi ôi thiu… Cá phần lớn là những loại cá bé bằng đầu ngón tay, con to hơn một chút thì đã trương phình.
Hoa quả cũng được bán với giá rẻ như cho: 1000đ/1kg củ đậu, 5000đ/1kg chôm chôm, 3000đ/1kg cóc… Theo quan sát, đây hầu hết là các loại hoa quả đã hư hỏng một bên, đươc người bán gọt bỏ phần hỏng rồi đem bán. Một người bán hàng (đề nghị giấu tên) cho biết, loại hàng này chủ yếu được lấy ở chợ đầu mối Long Biên, là hàng bị loại hoặc hàng ế ẩm trong nội thành được đem bán tháo…
Hàng quần áo cũng được bày bán một cách tạm bợ. Giá bán từ 15.000 đồng đến 60.000 đồng, rất hiếm những chiếc áo trên 100.000 đồng. Tuy được quảng cáo là “hàng Việt Nam xuất khẩu” nhưng nếu để ý thì không khó để nhận ra những đường may ẩu, một số đồ bị nhàu nát và không có nhãn hiệu…
Không chỉ chợ Bầu mà hàng loạt các chợ công nhân giá rẻ như chợ Vồ (Hà Đông), chợ tạm thôn Vân Tảo, chợ Bằng thôn Vân Bình (Thường Tín – Hà Nội)…cũng bày bán la liệt các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Chất lượng kém vẫn phải chấp nhận
Tuy chất lượng không được đảm bảo nhưng các loại hàng hóa ở đây vẫn “đắt như tôm tươi”, nhất là khi công nhân được lĩnh lương.
Vừa mua được một cân chôm chôm rẻ, chị Hải (quê Thanh Hóa – công nhân công ty Canon) phân trần: “Thực ra thì tiền nào của đấy, ở bên kia cũng có vài khu chợ, ngay trong khu công nghiệp cũng có cả siêu thị nhưng hàng bên đó hơi đắt. Chúng em công nhân lấy đâu ra tiền mà mua hàng nn, xịn. Nhiều lúc vừa ăn vừa run…”. Chị Hải cũng cho biết, vì lương thấp nên mỗi buổi đi chợ Hải phải tính toán kỹ lưỡng để không vượt quá 10.000đồng/ người. Thức ăn thường là rau, đậu, lạc..vừa rẻ lại có vẻ đảm bảo hơn là thịt, cá…
Chợ Vồ (Hà Đông – Hà Nội) được biết đến là chợ thịt ế được hình thành từ 1-2 năm nay do các dân buôn đổ về đây bán tập kết sau khi bán còn thừa. Giá rẻ chỉ 25 đến 45 ngàn đồng/kg. Không nại trừ là thịt lợn ốm “chảy” về từ các tỉnh lân cận. Vì giá rẻ nên người mua không thiếu. Nài thịt lợn, còn có thịt gà rẻ cho đến tôm, tép, cá với giá “ưu đãi” không ngờ…
Những “chợ” như thế này chủ yếu là các khu chợ tạm, chợ cóc… mọc lên để phục vụ công nhân. Tuy giá cả có rẻ hơn so với thị trường nhưng chất lượng là một điều đáng lo ngại. “Dù một số nơi đã họp chợ khá lâu nhưng chưa từng thấy cơ quan chức năng nào kiểm tra chất lượng cũng như xuất xứ hàng hóa”. Chị Hương, một chủ quán nước chợ Bầu chia sẻ.
Đa số những người công nhân ở đây đều là người ở các tỉnh lẻ đến lập nghiệp. Chưa kịp thực hiện giấc mơ đổi đời, họ đã phải đối mặt với nhiều mối lo toan. Một trong số đó là bữa ăn cũng không được đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tuy nhiên, có cầu ắt phải có cung. Nếu không có những kiểu “chợ tạm” như vậy thì người công nhân với đồng lương ít ỏi không biết sẽ phải xoay xở ra sao với cuộc sống. Thị trường thời bão giá, người bán hàng làm ngơ, công tác quản lý buông lỏng, xét cho cùng chỉ có những người công nhân phải gánh lấy sự thiệt thòi?
Hà Trang, Thanh Mai, Hương Trà, Thùy Linh, Quốc Cường, Ngọc Anh
Báo mạng điện tử K28
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Báo mạng điện tử K28
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận