(Sóng trẻ) – Cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, chợ hoa Hàng Lược (Hà Nội) lại nhộn nhịp giữa sắc hoa hòa cùng tiếng cười nói của kẻ mua, người bán… tạo nên một không khí vui tươi cho mùa xuân mới.
Chợ hoa Hàng Lược có từ hơn 100 năm nay. Hằng năm cứ vào khoảng Tết ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp) cho tới tận chiều tối ngày 30 Tết, chợ hoa họp ngay trên đường phố, tấp nập và đông vui. Phiên chợ kéo dà từ phố Hàng Lược và cả những phố lân cận (Hàng Chai, Hàng Rươi, Hàng Mã, Hàng Đồng) bày kín đủ các loại hoa.Phiên chợ thu hút đông đảo người dân Thủ đô và du khách nước ngoài du xuân, mua sắm và thưởng thức không khí Tết nhộn nhịp nhưng rất đỗi thanh bình của đất Hà Thành.
Cô Xuân (chủ một quầy hoa) chia sẻ: “Năm nay vì COVID – 19 bùng lên trước Tết mà lượng khách cả người mua lẫn người thăm quan giảm hẳn một nửa[1] . Đến nay cô đã đi chợ bán hàng được 15 năm rồi, chưa bao giờ thấy ế ẩm như năm nay. Với một cành đào nhỏ mọi năm có thể bán với giá từ 150.000 – 200.000[2] VNĐ, Tết này chỉ bán với giá 70.000 - 100.000 VNĐ mà còn không có khách mua”.
Thú đi chợ mua hoa Tết đã trở thành thói quen của người Hà Nội. Lịch sử cũng ghi lại, chỉ duy nhất một năm chợ hoa không họp, đó là Tết Đinh Hợi 1947, lúc đó Hà Nội đang là chiến trường, còn lại không năm nào thiếu. Ngay cả trong những năm chống Mỹ, chợ hoa vẫn rộn rã như một nét sinh hoạt thanh lịch, trang nhã của người Hà Nội.Ô mai một thức quà không thể thiếu trong ngày Tết người Hà Nội được bày bán vô cùng bắt mắt.Những ngày này chợ luôn tràn ngập màu sắc tết cổ truyền nhờ những cành đào Nhật Tân, quất Tứ Liên và đủ loại cây hoa, vật phẩm và không khí sắm Tết…Năm nay có nhiều gia đình lựa chọn đào cành thay vì những cây đào lớn.Cô Kiều (Long Biên – Hà Nội) chia sẻ: “Chưa năm nào là cô không đi chợ hoa truyền thống cả. Năm nay được công ty cho nghỉ Tết sớm là phải tranh thủ tới đây luôn. Dù biết tình hình dịch bệnh còn phức tạp và nguy hiểm lắm nhưng chưa đi được chợ hoa Hàng Lược là chưa thấy Tết”.Chợ hoa bày bán rất nhiều loại hoa Tết như thược dược, lay ơn, hải đường,…Những món đồ cổ được bày bán nhằm phục vụ cho các bậc lão niên có thú vui chọn mua đồ cổ.Nhiều trẻ nhỏ được bố mẹ tranh thủ đưa đi chơi từ rất sớm.
Chợ ra đời từ đầu thế kỷ 20 và được coi là chợ hoa lâu đời nhất Hà Nội.
Người Hà Nội gốc ai cũng có những ký ức tuổi thơ về chợ hoa khi theo bà, theo mẹ đi chợ. Ngoài việc mua sắm cành đào, cây quất, bó hoa tươi, ai cũng muốn thưởng thức không khí đông vui, được đắm mình trong rừng hoa khoe sắc giữa lòng phố cổ Hà Nội mà mỗi năm chỉ có ở mấy ngày Tết.
Chợ hoa Hàng Lược gắn bó với người Hà Nội sâu nặng. Nhiều người Hà Nội sinh sống tại nước ngoài khi về quê ăn Tết cũng về đây để tìm lại ký ức và những giá trị truyền thống, văn hóa của người Hà Nội. Giữa xuôi ngược phố phường, chụp vài tấm hình kỷ niệm bên hoa để những lúc nhớ nhà mang ra hoài cổ.
(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.