Phạm Thị Hương- Cô gái khiếm thị đa tài

(Sóng trẻ) Những lời hát vừa dứt cũng là lúc sân khấu nài trời của trường Đại học sư phạm Hà Nội ngập chìm trong những tiếng vỗ tay cỗ vũ. Ánh mắt của khán giả đều đổ dồn về phía sân khấu, nơi cô gái khiếm thị Phạm Thị Hương – sinh viên K.58 Khoa Giáo dục đặc biệt kết thúc phần thi của mình trong đêm chung kết “Chắp cánh những ước mơ” do Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Hà Nội tổ chức.

Một cô gái tài năng và giàu nghị lực

Không may mắn như nhiều người, ngay từ khi sinh ra Hương đã bị dị tật bẩm sinh về mắt. Mọi sinh hoạt của cô đều phụ thuộc rất nhiều  vào cha, mẹ và những người thân. Thêm vào đó, Hương lại thường xuyên đau ốm nên đồng lương ít ỏi của ba mẹ đều dồn hết vào thuốc thang cho cô. Cuộc sống của gia đình vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Về mặt nại hình, Hương nhỏ, gầy và trông yếu ớt hơn rất nhiều so với những người bạn cùng trang lứa, nhưng cô gái này lại rất thông minh, ham học và có một giọng hát rất ngọt ngào, truyền cảm. Chính vì lẽ đó mà ba mẹ Hương đã quyết định cho Hương xuống Hà Nội để được học tập và phát huy khả năng của bản thân mặc dù hoàn cảnh gia đình Hương lúc đó vô cùng khó khăn.

Mười ba tuổi, Hương bắt đầu cuộc sống dường như hoàn toàn tự lập tại Hà Nội. Ngôi trường đầu tiên ghi dấu những bước chân trên hành trình tìm kiếm tri thức của cô gái này là trường Nguyễn Đình Chiểu. Lần đầu tiên xa nhà, cô gái ấy nếm trải đủ mọi khó khăn trong cuộc sống cũng như trong học tập. Đó là nỗi nhớ gia đình, nhớ người thân, sự bỡ ngỡ với môi trường học tập mới, thầy cô mới bạn bè mới... Hương phải học cách tự chăm sóc mình và chủ động trong những sinh hoạt thường ngày của mình.. Nhưng chính những khó khăn ban đầu ấy đã giúp Hương vững vàng hơn trong cuộc sống sau này.

Chín năm học tại trường Nguyễn Đình Chiểu, ba năm học tại trường THPT Thăng Long, Hương luôn là học sinh giỏi toàn diện. Nài giờ học chính khoá, cô còn tham gia lớp học phụ đạo đàn tranh và luôn là một trong những cây văn nghệ xuất sắc của nhà trường. Nài sự dìu dắt rất tận tuy của các thày cô trong nhà trường, Hương còn nhận được sự quan tâm dặc biệt của Giáo sư, nghệ sĩ Piano Tôn Thất Chiêm. Chính thầy là người đã giúp Hương trưởng thành hơn về mặt giọng hát cũng như phong cách biểu diễn của mình. Cứ nghe Hương hát những bài hát mang âm hưởng dân ca như : “Mẹ yêu con”, “Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh” … thì đủ hiểu rằng chất dân ca đã thấm sâu vào giọng hát của cô.

Mặc dù đam mê ca hát nhưng Hương vẫn luôn chú trọng tới việc học tập và luôn hoàn thành xuất sắc những bài tập mà thầy, cô yêu cầu. Vì là người trong cuộc, Hương thấu hiểu những khó khăn của một người khiếm thị nên ước mơ lớn nhất của cô là được trở thành sinh viên khoa Giáo dục đặc biệt để sau này có cơ hội được giúp đỡ những người cùng hoàn cảnh với mình. Và Kết quả của quá trình học tập luôn tỷ lệ thuận với công sức mà Hương đã bỏ ra.

Cuối tháng 8/2008, Hương vô cùng hạnh phúc khi biết tin mình được tuyển thẳng vào ĐHSP đúng với chuyên ngành mà mình mong đợi. Với giọng ca ngọt ngào, Hương đã gây ấn tượng mạnh đối với khán giả ngay trong đêm văn nghệ Chào tân sinh viên K.58 do ĐHSP Hà Nội tổ chức. Giờ thì hình ảnh Hương xuất hiện trên sân khấu cùng với cây đàn tranh đã trở nên hết sức quen thuộc với các khán giả của ĐHSP và những người yêu mến Hương.

Trung tuần tháng 9 vừa qua, nhân dịp kỉ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ nại giao Việt - Nhật, Hương vinh dự cùng với ban nhạc của trường Nguyễn Đình Chiểu tham dự tuần lễ văn hoá Việt Nam tại Nhật diễn ra từ ngày 17 đến ngày 23/ 9. Bằng tình yêu đối với âm nhạc dân tộc, Hương cùng với những người bạn của mình đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự thành công của đêm diễn, góp phần tích cực vào việc quảng bá hình ảnh của Việt Nam tới đông đảo bà con Việt kiều và nhân dân Nhật Bản.

Gần đây nhất, vào ngày 11/10 trong đêm chung kết “Chắp cánh những ước mơ” do Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với trường ĐHSP Hà Nội tổ chức, Hương đã thực sự toả sáng với bài hát “Huế thương”. Giọng hát ngọt ngào, truyền cảm và lắng sâu của cô đã chinh phục Ban giám khảo. Và kết quả đã không nằm nài dự kiến. Hương đã giành giải đặc biệt.

Cô gái với thân hình mảnh mai và một giọng nói rất nhẹ nhàng này không chỉ đam mê ca hát mà còn có năng khiếu đặc biệt với bộ môn cờ vua. Những lúc rảnh rỗi, cô thường dành rất hết thời gian cho môn thể thao này. Tại Đại hội thể dục thể thao dành cho người khuyết tật (Paragames 2) được tổ chức ở Philippin, Hương đã mang về tấm Huy chương đồng cho đoàn thể thao Việt Nam.

Vẫn còn đó những nỗi buồn


Những giải thưởng, những tấm huy chương luôn là những nguồn động viên tích cực giúp Hương có thêm nghị lực để đi tiếp con đường mà mình đã chọn. Song cuộc sống thì đâu phải lúc nào cũng tràn ngập hoa hồng và được trải thảm đỏ. Khuôn mặt Hương không giấu được nỗi buồn khi có ai hỏi về những khó khăn trong cuộc sống hiện tại của mình.

Mỗi ngày đến giảng đường với Hương là cả một thử thách bởi đôi mắt cô đâu có được như những người bình thường. Bên cạnh đó sự bỡ ngỡ về một môi trường học tập mới khác xa so với môi trường học tập ở trường THPT cũng là một trở ngại lớn đối với Hương. “Có những lúc tôi vẫn cảm thấy nhớ nhà, nhớ nhiều lắm. Và tôi chỉ mong sao mình sớm tốt nghiệp để được về công tác tại quê Hương ”.

Cuộc sống phía trước dẫu còn muôn vàn khó khăn và thử thách nhưng chắc chắn Hương sẽ vượt qua bằng bản lĩnh, nghị lực và thức về cái đích mà mình phải đạt tới. Xin chúc cho giọng hát của cô ngày càng truyền cảm, và những ước mơ, dự định của cô sớm trở thành hiện thực.

 Hải Đăng

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN