Có nên thực hành theo phương pháp giả định?

(Sóng Trẻ) - Đối với sinh viên báo chí, các bài tập ở môn chuyên ngành thường là thực hành. Sản phẩm là những bài báo (báo in) và các chương trình (phát thanh, truyền hình). Tại Học viện Báo chí – Tuyên truyền, việc cho bài tập dạng này rất phổ biến. Một trong những phương pháp thường được các bạn sử dụng trong bài viết của mình là phương pháp giả định (hay còn gọi là phương pháp đóng vai). Xung quanh phương pháp này còn nhiều ý kiến khác nhau...

Viết báo là viết về cuộc sống. Báo chí luôn gắn liền với  người thực, việc thực. Sinh viên trường báo là những người hiểu rõ nhất về điều đó. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là sinh viên báo chí có nhiều ý tưởng viết bài nhưng lại không có điều kiện để tiếp xúc nguồn tin do mối quan hệ còn hạn chế và không có đủ điều kiện pháp lý để yêu cầu người khác cung cấp thông tin cho mình.

Ví dụ như viết về tình trạng họp chợ sai quy định, khi bàn đến vấn đề giải quyết tình trạng này rất cần tiếng nói của ban quản lý trợ,các cấp lãnh đạo song nếu chỉ giới thiệu là sinh viên đi làm bài tập thôi thì người đó phải nhiệt tình lắm mới tiếp, nếu không họ sẽ từ chối.

Nài ra vấn đề kinh phí cũng  là một trở ngại lớn trong khi làm bài tập, sinh viên không có tiền đi xa viết bài nên đành chấp nhận với những vấn đề quanh thành phố. Trong nhiều chương trình phát thanh, truyền hình - nhất là các chương trình chuyên đề, đối thoại, hội đàm… rất cần có sự tham gia của những chuyên gia, nhà nghiên cứu. Thế nhưng trên thực tế các sinh viên không thể mời được những người này.

Vừa qua các bạn lớp Phát thanh K26 có làm một chương trình về tình dục và tính dục, mục đích là nhằm cung cấp những kiến thức về sức khoẻ giới tính cho sinh viên. Chương trình cần những chuyên gia tư vấn về tâm lý và sức khoẻ sinh sản nhưng “lực bất tòng tâm”, cuối cùng chính các bạn phải đóng vai những bác sĩ, chuyên gia tư vấn để lên sóng.

Vì những lý do trên, nên nếu không dùng phương pháp giả định sinh viên sẽ không thể hoàn thành hết các bài tập trong các môn chuyên nghành trên lớp.

Hình thức giả định không hề xấu nếu được các bạn thực hiện một cách nghiêm túc. Ví như muốn đóng vai một chuyên gia tư vấn tâm lý thì phải tìm hiểu vấn đề rất kỹ qua rất nhiều sách, báo; hay khi vào vai là thứ trưởng, bộ trưởng cũng phải biết rõ lai lịch và quan điểm của ông ấy về vấn đề đang bàn tới…

Rất tiếc nhiều bạn sinh viên đã quá lạm dụng hình thức giả định này trong các bài tập của mình. Có bạn khi làm về chợ hoa quả Long Biên, trong bài viết cần lời của một vài người bán rau quả ở đó. Những đối tượng này rất dễ tiếp cận và phỏng vấn thế nhưng bạn vẫn nhờ các thành viên trong lớp đóng giả lời nhân chứng và nói theo những điều mà bạn ấy đã phác thảo ra từ trước. Trong trường hợp này người viết đã quá ỷ lại vào phương pháp giả định. Nếu bạn ấy cố gắng dành một buổi để đi thực tế thì chắc chắn sẽ thu được rất nhiều thông tin chân thực và bổ ích.

Thậm chí, có bạn còn không chịu nghĩ ra đề tài mà ngồi tìm kiếm trên mạng, khi thấy một bài ưng ý các bạn sẽ sửa đi một chút và biến nó thành bài viết của mình. Nếu trong bài viết đó có phần âm thanh tiếng động, hay lời nhân chứng thì vị tác giả “second hand” đó lại nhờ một người khác (anh chị em, bố mẹ, bạn bè…) nói hộ.

Cách làm giả định nhiều lúc làm các bạn lười đi thực tế hơn, lười suy nghĩ hơn. Những bài làm theo phương pháp giả định dù có hay đến mức nào cũng rất dễ bị nhận ra và người đọc sẽ luôn có cảm giác nghi ngờ về tính xác thực của thông tin.

Do phương pháp này có những hạn chế nên nhiều  thầy cô khi cho bài tập đều khuyên sinh viên của mình hạn chế làm theo phương pháp này. Thầy Đức Dũng – Phó trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình luôn yêu cầu các sinh viên phải làm những chương trình thực một trăm phần trăm.

Tuy yêu cầu này có thể sẽ thu hẹp phạm vi đề tài vì nếu làm theo cách giả định sinh viên có thể nói đến những vấn đề to tát và vào vai nhiều nhân vật “tầm cỡ” mà trên thực tế sinh viên sẽ khó có điều kiện tiếp xúc. Thực hành “thực” tức là người thực, việc thực. Điều này đòi hỏi sinh viên phải biết lường sức trong chọn đề tài sao cho phù hợp với khả năng của mình.

Nếu các bạn vẫn muốn làm chương trình về những vấn đề “nóng” hơn thì lúc này cần đến sự xoay sở của  chính các bạn. Nhiều người nghĩ rằng những đề tài mà dễ làm thì cũng là những đề tài cũ nhưng “dưới ánh mặt trời không có gì là mới cả”, điều quan trọng là các bạn phải biết chọn một góc nhìn khác, một hình thức thể hiện mới mẻ hơn.

Cái được nhất của thực hành thực là tạo cho sinh viên ý thức tôn trọng sự thực và đây cũng là một phẩm chất đạo đức quan trọng của nhà báo. Nếu các bạn quá lạm dụng hình thức giả định sau này ra trường có lẽ sẽ gặp khó khăn khi phải làm thật. Thói quen thường được hình thành qua một thời gian dài và bốn năm đại học là thời gian đủ để tạo thành thói quen không tốt.  

Việc có nên làm bài theo phương pháp giả định hay không còn phụ thuộc vào từng dạng bài tập và ý kiến riêng của các thầy cô giáo. Tuy nhiên, theo tôi sinh viên báo chí nên cố gắng hết sức mình để có được những bài viết xác thực nhất.

Đào Ngọc

Lớp Phát thanh K.26

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN