Những người đóng góp thầm lặng

(Sóng trẻ) - Họ là những cô lao công, những người trông xe của các trường học, công sở,... Hằng ngày chúng ta vẫn gặp họ cần mẫn làm việc nhưng đã ai trong số chúng ta biết tên họ và cảm ơn họ?

Tôi luôn nhớ đến một bài kiểm tra của thầy giáo trong một câu chuyện tôi đã đọc. Đề bài yêu cầu ghi ra họ tên người bảo vệ ở cổng trường mà hằng ngày các bạn vẫn gặp. Kết quả là không một ai làm được bài kiểm tra này!. Câu chuyện cho thấy nhiều khi chúng ta không thấy được nỗi vất vả của những người ngày đêm thầm lặng giúp chúng ta có môi trường học tập, làm việc tốt đẹp hơn. Chúng ta không coi trọng và còn nhiều lý do khác nữa khiến họ lạc lõng giữa hàng nghìn người. 

e89fdba6c_anh_1.jpg

Cô lao công làm công việc quét dọn lại các lớp học

Tôi đưa ra câu hỏi: “Bạn có biết tên bác bảo vệ hoặc tên một người lao công của trường mình không?” để hỏi rất nhiều sinh viên của các trường Đại học nhưng tất cả các câu trả lời tôi nhận được đều là không, không biết hoặc không quan tâm. 

Bạn Nguyễn Đắc Hiếu, sinh viên Đại học Xây Dựng chia sẻ: “Mình ít khi và hầu như không bao giờ quan tâm đến các cô chú làm lao công trong trường vì các cô chú luôn bận rộn và mình thấy bạn nào cũng như mình nên bỏ qua. Mình nghĩ rằng điều đó không quan trọng lắm”. 

Đây cũng là câu trả lời của rất nhiều bạn sinh viên khác. Có rất nhiều bạn sinh viên năm cuối, hằng ngày vào trường gửi xe nhưng không biết tên của bác bảo vệ trông xe cho mình 4 năm. Nhiều bạn chỉ biết đến, gửi xe và lấy vé và đưa tiền rồi ra về. Đã bao giờ trong chúng ta tự hỏi rằng họ làm việc này vất vả và họ nhận lại như thế nào chưa?

Cô Vương Thị Huấn (Phúc Thọ - Hà Nội) làm lao công cho Học viện Báo chí & Tuyên truyền chia sẻ với chúng tôi: “Công việc lao công mỗi ngày 8 tiếng và chia làm 2 ca. Mỗi cô sẽ chọn 1 trong 2 ca để làm. Mỗi tháng các cô nhận được 2,6 triệu cho công việc này”. Công việc của các cô là quét dọn lớp học, sân trường, dọn dẹp nhà vệ sinh, lau các cửa kính… Các cô chủ yếu là những phụ nữ đã có gia đình, trong lúc nhàn rỗi của mùa vụ thì đi làm thêm kiếm thêm thu nhập. “Công việc vất vả là vậy nhưng có thêm đồng nào hay đồng ấy” – cô cười và chia sẻ. 

Nhờ các cô lao công mà khuôn viên trường luôn sạch sẽ, các lớp học luôn ngăn nắp, gọn gàng; các nhà vệ sinh được sạch đẹp. Nhờ có những người trông xe cần mẫn từ sáng đến đêm, khuôn viên trường được quy củ và đảm bảo trật tự an toàn. Còn rất nhiều những đóng góp thầm lặng cùa họ mà chúng ta không thể kể hết được. 

Trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều người xung quanh luôn bên cạnh ta. Họ có thể có những đóng góp thầm lặng nhưng vai trò của họ không hề nhỏ. Cuộc sống là chuỗi ngày học hỏi liên tục. Hãy ghi nhớ và biết ơn họ bằng những hành động nhỏ của bản thân. Họ sẽ thấy vô cùng ấm lòng.

Nguyễn Thị Hà
Truyền hình K31A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN