Cơn sốt trà sữa tại Hà Nội: Nóng hơn cả mùa hè.


Trà sữa- một loại đồ uống yêu thích của giới trẻ tuy gia nhập Việt Nam những năm 2000, nhưng những năm trở lại đây một loạt những hãng trà sữa từ Đài Loan, Hàn Quốc … đổ bộ vào và tạo nên cơn sốt hơn bao giờ hết.

Khi trà sữa mới “sinh ra”

Khi mới gia nhập Việt Nam công thức của trà sữa vô cùng đơn giản, chỉ gồm nước trà và sữa, trộn lẫn với nhau ở một tỉ lệ nhất định tùy thuộc vào người bán, lắc đều lên và thêm vào đó các hạt trân châu đen được làm từ bột sắn. Cái tên trà sữa trân châu cũng bắt nguồn từ đây.

f2afd8399_3895533_1759310471017804_7943937778436285304_n.jpg

Lúc bấy giờ, trà sữa cũng đã có khá nhiều loại, từ trà sữa trái cây tới những loại mang tên đầy mỹ miều mà chẳng hình dung được nguyên liệu có gì: trà sữa bạch thủy tinh, cầu vồng tình yêu, hoàng đế, nữ vương,… Nó là loại đồ uống giải khát bình dân của thế hệ 8x, 9x với mức giá chưa đến 10.000đ/cốc và được bán nhan nhản khắp các cổng trường, quán nước ven đường, hoặc nếu có sang hơn là vào một trung tâm thương mại thì cũng chẳng được bày biện lộng lẫy như bây giờ.

Cuộc chiến của các thương hiệu.

Đến năm 2016, thị trường trà sữa tại Hà Nội chính thức có bước phát triển mang tính bùng nổ. Dingtea là cái tên được nhắc đến nhiều nhất và cũng có ấn tượng vào sâu trong những con người ở Hà Nội cũng như các thành phố khác. Sau đó là những cái tên nổi không kém như Coco, Feeling Tea, Bobapop, Cha… Có thể nói cái tên Dingtea đã mở ra con đường vô cùng thuận lợi để các hãng trà sữa khác tạo lập thương hiệu nhanh chóng và hình thành cơn sốt trà sữa những năm gần đây.

f2afd8399_dingteamenu2.jpg
 
Đối tượng khách hàng của loại đồ này khá đa dạng, nhưng tập trung chủ yếu vào nhóm học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng, độ tuổi không quá 35. Đánh vào tâm lý thích “check – in” của giới trẻ, thương hiệu nào cũng đều mạnh tay đầu tư cơ sở vật chất mang tínhđồng nhất như trang trí không gian bắt mắt, tạo nhiều góc lên hình đẹp, thiết kế bao bì mang dấu ấn riêng và ăn hình nhất có thể.

Chất lượng trà sữa được nâng cao ngay từ khâu chọn nguyên liệu: lá trà, kem  tươi, sữa tươi đều được quảng cáo là nhập khẩu từ chính quốc để có được hương vị thật nhất, các loại topping tự nấu hoặc được nhập và có giấy chứng nhận… Bên cạnh đó, các thương hiệu có những mức giá riêng, nhưng dù ở phân khúc tầm trung hay cao thì đều có các chương trình khuyến mãi lớn. Chính điều này đã kéo thực khách trở lại với trà sữa và đẩy lên thành một cơn sốt đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Em Hoàng Minh Anh – Lớp 11D7 trường Phạm Hồng Thái cho biết: “Em hay uống Coco, Bobabop và DingTea. Giữa các hãng trà sữa thì khá giống nhau giữa các vị, chỉ có 1 số vị riêng biệt hoặc thật sự nổi tiếng mới có sự khác nhau”.

Trên thực tế, việc các thương hiệu mở ra với tốc độ nhanh như vậy cũng gây nhiều bất lợi cho người dùng. Nhiều người cảm thấy loạn trước những cái tên na ná như nhau: ngcha và Ingcha, Chacha và Cha, Royal Tea và Tea Story, Toco Toco và Coco, Wang Tea và Taiwan Tea od Tea… 

Để tăng tính cạnh tranh, mỗi thương hiệu tung ra một menu lên tới cả trăm loại đồ uống khiến người dùng phải thấy bối rối khi lựa chọn. Tuy nhiều, khi so sánh menu của Dingtea, Feeling Tea và Bobapop, có thể thấy đều chung dòng trà trái cây, dòng trà sữa trái cây, dòng trà sữa sủi bọt... Dù được đặt với nhiều các tên khác nhau, nhưng hương vị lại tương tự nhau như hồng trà, xanh sữa, trà đào, vải, mật ong, chocolate, hạt dẻ…

Mở để phục vụ khách hàng hay mở để theo trào lưu?


Trên một diễn đàn về ấm thực (gần 200 nghìn thành viên) thời gian gần đây liên tục có các topic về trà sữa. Nài những câu hỏi tư vấn chọn vị nn của mỗi thương hiệu, có rất nhiều người lên tiếng về việc sau khi được nhượng quyền thương hiệu, các cơ sở làm quá cẩu thả. Cùng một hương vị trà sữa ở cùng một cơ sở, mỗi lần uống lại thấy những hương vị khác nhau dù chúng đều được làm theo một công thức cố định(?!). 

Câu chuyện pha chế không đều tay, rồichuyện nơi này pha đặc, chỗ kia pha loãng cũng diễn ra như cơm bữa. Nhưng điều đáng nói ở đây là khi khách hàng phản hồi lại trên fanpage thì thường bị lơ đi và ít khi nhận được ý kiến tiếp thu của cửa hàng, còn ai bức xúc đến tận nơi để phản ánh thì cũng chỉ nhận được lời xin lỗi với thái độ “cho xong”.

Bên cạnh chất lượng đồ uống, hiện nay, các thương hiệu còn cạnh tranh nhau về cả dịch vụ chăm sóc khách hàng (thái độ phục vụ của nhân viên, hệ thống giao hàng tận nhà,…). Tuy nhiên, vấn đề phục vụ cũng chẳng khá hơn là bao khiến mọi người phải “cảnh báo” nhau để không phải mất tiền trong ấm ức. 

Khi đến các cửa hàng, đa phần nhân viên phục vụ tại quán khá nhiệt tình, nhưng không ít trường hợp người dùng nhận được thái độ hời hợt, lạnh tanh. Thậm chí, có những lần muốn mua một cốc trà sữa cũng khó vì nhân viên còn đang mải nghịch điện thoại hoặc cười đùa, tán dóc mặc kệ khách hàng đứng đợi.
KIM THANH

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN