Cuộc hành trình tìm về sự sống
(Sóng Trẻ) - “Mùa thu của cây dương” là câu chuyện đẹp về hành trình kiếm tìm khát vọng sống của những con người quá đỗi cô đơn, bị bỏ quên trong lòng một xã hội, là khúc vĩ thanh trong trẻo về tình người nhưng cũng ẩn giấu những day dứt thẳm sâu khi nói về nỗi đau và cái chết.
Nguồn: internet
Đây là cuốn tiểu thuyết thứ hai của nữ văn sĩ Kazumi Yumoto (Nhật Bản). Câu chuyện bắt đầu khi Chiaki, một y tá bỏ việc, nghe tin bà chủ nhà trọ cũ mất và quyết định trở về khu căn hộ cây Dương để dự đám tang của bà.
Trên máy bay, Chiaki hồi tưởng về thời thơ ấu của mình, từ lúc bố mất và hai mẹ con chuyển đến sống ở căn hộ cho thuê của bà cụ. Đối mặt với với nỗi ám ảnh về những viên thuốc ngủ và đổ vỡ trong ảo tưởng hạnh phúc, cô gái trẻ đã quyết định làm một cuộc hành trình tìm về tuổi thơ, lấy lại sự cân bằng cho tâm hồn, và lòng dũng cảm để tiếp tục sống.
Trên nền kí ức nhuốm màu bi thương, song song với chuyến du hành trong thực tại, thời thơ ấu của Chiaki hiện lên như một chuyến đi dài mải miết chứa nhiều nỗi đau và xáo động.
Mùa hè năm Chiaki sáu tuổi, bố cô bé qua đời. Người mẹ tuyệt vọng tự nhốt mình trong im lặng. Chiaki bị bỏ rơi giữa những bức tường thủy tinh lạnh lẽo của nỗi cô độc. Đó là những tháng ngày mà cuộc sống gắn liền với món cá hồi đóng hộp và những chuyến tàu điện không đích đến.
Cô bé với trái tim non nớt, không thể lí giải cái chết là gì, và không ngừng thắc mắc về sự ra đi đột ngột của bố: “Bố đã đi đâu nhỉ ? Bỗng nhiên một ngày bố đi đâu mất? Thế là thế nào? Sao đột nhiên lại không còn bố nữa? Liệu có phải bố sẩy chân rơi xuống lỗ cống đang mở nắp rồi biến mất giống như nhân vật siêu hậu đậu trong truyện tranh hay không”.
Những mất mát lớn lao bủa vây lấy Chiaki như một con quái vật khổng lồ ẩn nấp trong màn sương mù. Không thấy rõ hình thù, không bao giờ hiện ra trước mắt, nhưng vì thế mà lại càng đáng sợ và ám ảnh hơn. Cô bé lo sợ thế giới này đầy rẫy những lỗ cống và chỉ cần không nan thì sẽ bị rơi xuống, hoặc một ngày nào đó mẹ cũng sẽ bỏ Chiaki ở lại một mình.
Tâm hồn bé nhỏ và đơn độc run rẩy trước những biến cố tàn nhẫn của số phận đã tách biệt cô ra khỏi cuộc sống. Cho đến khi bà cụ chủ nhà với khuôn mặt gian ác giống thủy thủ Popeye xuất hiện, dạy cho Chiaki cách đối mặt và nhìn thẳng vào cái chết thì hành trình tự giải thoát chính mình của cô gái nhỏ mới cập đến bến bờ thanh thản. Bà cụ là người nhận đưa hộ những bức thư Chiaki viết cho bố ở thế giới bên kia. Trò chơi kì lạ giữa người già và trẻ con bằng một cách thần kì nào đó đã trả lại cho Chiaki sự vô tư của thời thơ ấu.
Trong tác phẩm, thế giới lặng yên của cái chết cũng trùm bóng lên số phận của những nhân vật khác. Mẹ của Osamu bị mất em bé. Rồi bà nại, đã già lắm rồi nhưng vẫn cố sống đến khi còn đủ tỉnh táo để đưa lại cho con gái ít tiền và chiếc nhẫn cùng lời nhắn nhủ: Hãy làm sao để sau này không phải hối hận.
Họ đã không ngừng sống, không ngừng hi vọng. Bởi vì, sống là điều tuyệt vời nhất mà con người có được trong cuộc đời này. Trọn vẹn như lời hứa giữa bà cụ chủ nhà và Chiaki trong một ngày tháng Năm đầy gió, “Chỉ nghĩ đến đến việc phải sống đến khi cháu thành người lớn cũng đủ khiến bà sởn tóc gáy. Nhưng mà cứ thử cố gắng một lần xem sao ?”.
Nếu bạn đang tìm một cuốn sách nói về những điều lớn lao thì cuốn sách này không dành cho bạn. Nhưng nếu đã vô tình cầm nó trên tay thì hãy để thứ văn phong mềm mại, dịu dàng của Kayumi dẫn dắt bạn chìm sâu vào một vùng thời gian khác.
Mỗi chúng ta đều sẽ có cảm giác như vô tình tìm lại được quyển nhật kí nhỏ thời thơ bị giấu kín dưới một ngăn kéo đầy bụi nào đó của thời gian. Có những chuyện lặt vặt qua đôi mắt trẻ con lại trở nên vô cùng lớn lao, rắc rối; có những người bình thường lại tỏa ra thứ ánh sáng kì bí của một vị thần linh, và cuộc sống lấp lánh một mùi hương dịu nhẹ của sự trong trẻo, tinh khiết lạ kì. Chạm đến thế giới của Chiaki, ai đó sẽ lại thấy một lần nữa đứa trẻ trong mình thức dậy, và dần lớn lên theo từng bước đi cuộc đời của cô gái nhỏ.
Khép lại “Mùa thu của cây dương” - cuộc hành trình kiếm tìm khát vọng sống trong người phụ nữ trưởng thành - Chiaki cũng đã có câu trả lời. Người đọc đã có thể mỉm cười nhẹ nhõm khi Chiaki bước lên chuyến bay trở về nơi mà cô đã từng chạy trốn, khi cô dự tính sẽ cùng mẹ làm một chuyến du lịch ngắn ngày và cả khi cô mải mê ngắm nhìn bầu trời trải rộng một màu thẳm xanh.
Đâu đó trong trái tim cô, sự sống thầm thì lên tiếng: “Chắc chắn những ngày tươi đẹp sẽ lại tới. Bởi vì : Tôi còn sống...”
Nguồn: internet
Trên máy bay, Chiaki hồi tưởng về thời thơ ấu của mình, từ lúc bố mất và hai mẹ con chuyển đến sống ở căn hộ cho thuê của bà cụ. Đối mặt với với nỗi ám ảnh về những viên thuốc ngủ và đổ vỡ trong ảo tưởng hạnh phúc, cô gái trẻ đã quyết định làm một cuộc hành trình tìm về tuổi thơ, lấy lại sự cân bằng cho tâm hồn, và lòng dũng cảm để tiếp tục sống.
Trên nền kí ức nhuốm màu bi thương, song song với chuyến du hành trong thực tại, thời thơ ấu của Chiaki hiện lên như một chuyến đi dài mải miết chứa nhiều nỗi đau và xáo động.
Mùa hè năm Chiaki sáu tuổi, bố cô bé qua đời. Người mẹ tuyệt vọng tự nhốt mình trong im lặng. Chiaki bị bỏ rơi giữa những bức tường thủy tinh lạnh lẽo của nỗi cô độc. Đó là những tháng ngày mà cuộc sống gắn liền với món cá hồi đóng hộp và những chuyến tàu điện không đích đến.
Cô bé với trái tim non nớt, không thể lí giải cái chết là gì, và không ngừng thắc mắc về sự ra đi đột ngột của bố: “Bố đã đi đâu nhỉ ? Bỗng nhiên một ngày bố đi đâu mất? Thế là thế nào? Sao đột nhiên lại không còn bố nữa? Liệu có phải bố sẩy chân rơi xuống lỗ cống đang mở nắp rồi biến mất giống như nhân vật siêu hậu đậu trong truyện tranh hay không”.
Những mất mát lớn lao bủa vây lấy Chiaki như một con quái vật khổng lồ ẩn nấp trong màn sương mù. Không thấy rõ hình thù, không bao giờ hiện ra trước mắt, nhưng vì thế mà lại càng đáng sợ và ám ảnh hơn. Cô bé lo sợ thế giới này đầy rẫy những lỗ cống và chỉ cần không nan thì sẽ bị rơi xuống, hoặc một ngày nào đó mẹ cũng sẽ bỏ Chiaki ở lại một mình.
Tâm hồn bé nhỏ và đơn độc run rẩy trước những biến cố tàn nhẫn của số phận đã tách biệt cô ra khỏi cuộc sống. Cho đến khi bà cụ chủ nhà với khuôn mặt gian ác giống thủy thủ Popeye xuất hiện, dạy cho Chiaki cách đối mặt và nhìn thẳng vào cái chết thì hành trình tự giải thoát chính mình của cô gái nhỏ mới cập đến bến bờ thanh thản. Bà cụ là người nhận đưa hộ những bức thư Chiaki viết cho bố ở thế giới bên kia. Trò chơi kì lạ giữa người già và trẻ con bằng một cách thần kì nào đó đã trả lại cho Chiaki sự vô tư của thời thơ ấu.
Trong tác phẩm, thế giới lặng yên của cái chết cũng trùm bóng lên số phận của những nhân vật khác. Mẹ của Osamu bị mất em bé. Rồi bà nại, đã già lắm rồi nhưng vẫn cố sống đến khi còn đủ tỉnh táo để đưa lại cho con gái ít tiền và chiếc nhẫn cùng lời nhắn nhủ: Hãy làm sao để sau này không phải hối hận.
Họ đã không ngừng sống, không ngừng hi vọng. Bởi vì, sống là điều tuyệt vời nhất mà con người có được trong cuộc đời này. Trọn vẹn như lời hứa giữa bà cụ chủ nhà và Chiaki trong một ngày tháng Năm đầy gió, “Chỉ nghĩ đến đến việc phải sống đến khi cháu thành người lớn cũng đủ khiến bà sởn tóc gáy. Nhưng mà cứ thử cố gắng một lần xem sao ?”.
Nếu bạn đang tìm một cuốn sách nói về những điều lớn lao thì cuốn sách này không dành cho bạn. Nhưng nếu đã vô tình cầm nó trên tay thì hãy để thứ văn phong mềm mại, dịu dàng của Kayumi dẫn dắt bạn chìm sâu vào một vùng thời gian khác.
Mỗi chúng ta đều sẽ có cảm giác như vô tình tìm lại được quyển nhật kí nhỏ thời thơ bị giấu kín dưới một ngăn kéo đầy bụi nào đó của thời gian. Có những chuyện lặt vặt qua đôi mắt trẻ con lại trở nên vô cùng lớn lao, rắc rối; có những người bình thường lại tỏa ra thứ ánh sáng kì bí của một vị thần linh, và cuộc sống lấp lánh một mùi hương dịu nhẹ của sự trong trẻo, tinh khiết lạ kì. Chạm đến thế giới của Chiaki, ai đó sẽ lại thấy một lần nữa đứa trẻ trong mình thức dậy, và dần lớn lên theo từng bước đi cuộc đời của cô gái nhỏ.
Khép lại “Mùa thu của cây dương” - cuộc hành trình kiếm tìm khát vọng sống trong người phụ nữ trưởng thành - Chiaki cũng đã có câu trả lời. Người đọc đã có thể mỉm cười nhẹ nhõm khi Chiaki bước lên chuyến bay trở về nơi mà cô đã từng chạy trốn, khi cô dự tính sẽ cùng mẹ làm một chuyến du lịch ngắn ngày và cả khi cô mải mê ngắm nhìn bầu trời trải rộng một màu thẳm xanh.
Đâu đó trong trái tim cô, sự sống thầm thì lên tiếng: “Chắc chắn những ngày tươi đẹp sẽ lại tới. Bởi vì : Tôi còn sống...”
Vũ Thu Phương
Lớp Báo mạng điện tử K.29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Báo mạng điện tử K.29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận