Đào tạo đại học chuyên ngành trong thời đại hội nhập truyền thông: Thực tiễn bản địa và đối thoại toàn cầu

(Sóng Trẻ) - Trong Hội thảo quốc tế: “Truyền thông đại chúng - Đào tạo, bồi dưỡng thời kỳ hội nhập” do Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức trong hai ngày 16 và 17/6/2008, nhiều đại biểu nài nước đã có những ý kiến, tham luận rất đáng chú ý. Những tham luận này sau đó đã được giới thiệu trên website bctt.edu.vn của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Sóng trẻ giới thiệu lại một số tham luận trong số đó để bạn đọc cùng tham khảo.
Sự manh nha, hình thành và hưng thịnh của hệ thống đào tạo đại học chuyên ngành truyền thông của trường Đại học Truyền thông Trung Quốc là sự tương tác với quỹ đạo lịch sử cải cách mở cửa của kinh tế xã hội, cũng như sự phát triển tiệm tiến của tuyên truyền học, báo chí học và văn hóa học Trung Quốc…


Công tác đào tạo đại học chuyên ngành ngành truyền thông Trung Quốc hình thành vào thời kỳ đầu của sự phát triển sự nghiệp phát thanh truyền hình, phát triển vào thời kỳ định hình hệ thống ngành phát thanh truyền hình và đã trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau như: cao trào, tìm kiếm và tiếp tục tiến lên phía trước của cuộc cải cách xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc bản địa Trung Quốc. Sự hình thành và phát triển của nó gắn bó chặt chẽ với sự phát triển lịch sử của Đại học Truyền thông Trung Quốc, sự sáng tạo và xây dựng mô hình giáo dục đào tạo độc đáo nhất của nó lại gắn liền với sự phát triển và thay đổi của khoa Truyền hình Đại học Truyền thông Trung Quốc. Bởi vì những người sáng tạo và xây dựng mô hình giáo dục đào tạo độc đáo nhất ấy không chỉ là những người đặt nền móng cho sự nghiệp đào tạo đại học chuyên ngành truyền thông Trung Quốc, mà còn là những nhà giáo đi tiên phong đã kinh qua cao trào cải cách xã hội chủ nghĩa hàng chục năm và kiên trì theo đuổi đặc điểm của riêng mình, và cũng là những người thực tiễn nổi tiếng nhất trong giới đào tạo phát thanh truyền hình của Trung Quốc ngày nay.

Chúng tôi muốn trên cơ sở của sự thay đổi phương pháp giảng dạy, xây dựng chương trình và thực tiễn văn hoá gần 20 năm qua ở khoa Truyền hình Học viện Truyền hình và Báo chí thuộc Đại học Truyền thông Trung Quốc để làm rõ căn nguyên và mô tả quá khứ, hiện tại cũng như tầm nhìn trong tương lai của công tác đào tạo đại học chuyên ngành truyền thông Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa đến nay. Đồng thời với việc điểm lại quá trình phát triển và biến đổi lịch sử của khoa Truyền hình Đại học Truyền thông Trung Quốc, bài viết cũng sẽ tìm kiếm và tổng kết đặc điểm và mô hình giáo dục đào tạo phát thanh truyền hình mà khoa đã nghiên cứu và phát triển, quan sát mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa thực tiễn bản địa và tầm nhìn toàn cầu của khoa, và thử đặt sự quan sát này vào kết cấu sâu xa của văn hóa xã hội và sự thay đổi của truyền thông sinh thái để suy nghĩ, thử đưa ra một sự thăm dò về lý luận và sắp xếp lịch sử đối với sự hình thành và hoàn chỉnh hệ thống giáo dục đào tạo truyền thông của Trung Quốc ngày nay.

Những từ ngữ chủ yếu nêu trong tiêu đề của bài viết này đã thể hiện ý tưởng của giáo dục đào tạo truyền thông Trung Quốc. "Hội nhập truyền thông" là sự kỳ vọng và tưởng tượng của đào tạo chuyên ngành truyền thông đối với tương lai. "Thực tiễn bản địa" là sự quan sát và suy ngẫm về kinh nghiệm và lịch sử, còn "đối thoại toàn cầu" chính là hành động và phương hướng của hôm nay. Trên cơ sở đặc điểm của chuyên ngành đào tạo và sở trường của khoa, nội dung đào tạo đại học chuyên ngành của khoa truyền hình thuộc Đại học Truyền thông Trung Quốc mà bài viết đề cập đến, đa phần là chỉ giáo dục và đào tạo truyền thông phát thanh và truyền hình. Trong quá trình thực hiện bài viết, cũng khó tránh khỏi có những thiếu sót, rất mong được các vị phê bình góp ý.

I. Đào tạo chuyên ngành trong tiếng nói của Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Tiền thân của khoa Truyền hình có thể kể đến lớp nhiếp ảnh truyền hình do Học viện phát thanh Bắc Kinh trước đây mở vào năm 1959. Sự ra đời của lớp này là lời kêu gọi hưởng ứng tiếng nói của nhà nước thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, và để đáp ứng nhu cầu bức thiết về nhân lực cho Đài truyền hình Bắc Kinh (tiền thân của Đài THTW "CCTV" ngày nay) vừa mới ra đời năm 1958. Một năm sau, lớp này được đưa về khoa Báo chí, và được đặc cách xây dựng thành chuyên ngành nhiếp ảnh báo chí truyền hình.

Cũng vào năm đó, chuyên ngành biên tập truyền hình cũng bắt đầu được thí điểm xây dựng. Nhớ về thời kỳ mở đầu mới thành lập, là một bộ môn đào tạo chuyên ngành về truyền hình có tính mở đầu của Trung Quốc khó khăn chồng chất, nhưng vẫn đã đào tạo được một lớp cán bộ làm truyền hình ưu tú, đã bước đầu hình thành được quan niệm đào tạo truyền hình, đã khẳng định được vị trí đầu đàn trong giới đào tạo phát thanh truyền hình của cả nước hồi đó.

Có thể nói, thời kỳ đầu của đào tạo truyền hình, mô hình ngành nghề trong hiệp đồng và phân công giữa biên tập, quay phim và phỏng vấn chưa rõ ràng lắm, sự chồng chéo và đan xen về nội dung giáo dục và đào tạo chuyên ngành cũng rất rõ rệt, sản xuất và đào tạo truyền hình chịu ảnh hưởng sâu sắc của ngôn từ chính trị, nhưng cũng đã lặng lẽ xây dựng được nền tảng tư duy đào tạo nhân lực phát thanh truyền hình toàn diện và có ảnh hưởng đến ngày nay. Những quan niệm đào tạo phát thanh truyền hình bước đầu hình thành đó đã bị bóp nghẹt và chôn vùi trong cuộc đại cách mạng văn hóa, và sự phát triển của đào tạo truyền thông hiện đại Trung Quốc cũng bị tổn thương tương ứng, mãi đến sau thời kỳ cách mạng văn hóa, năm 1973, Học viện Phát thanh Bắc Kinh mới được xây dựng lại, chuyên ngành nhiếp ảnh truyền hình cũng khôi phục chiêu sinh chính quy vào năm 1974.

Việc khôi phục chuyên ngành này khiến cho sự ra đời của Khoa Truyền hình trở thành hiện thực, cũng khiến cho Học viện Phát thanh Bắc Kinh trước kia từ nay đã thật sự bắt đầu đi vào con đường bằng phẳng của sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát thanh truyền hình, đảm đương được nhiệm vụ nặng nề là cung cấp nhân tài cho các đài phát thanh, truyền hình và các cơ quan truyền thông lớn của cả nước. 5 năm sau, việc mở thêm các chuyên ngành đạo diễn truyền hình và biên tập truyền hình năm 1979, cũng khiến cho việc giảng dạy truyền thông truyền hình cuối cùng đã bước đầu đi vào khuôn khổ. Sự phát triển và hoàn thiện từng bước việc xây dựng chương trình theo khuôn khổ này đã thôi thúc sự ra đời của Khoa Truyền hình vào năm 1980.

Cùng với sự phát triển của sự nghiệp phát thanh truyền hình, hệ thống chương trình của Học viện Phát thanh Bắc Kinh cũng đang không ngừng hoàn thiện, đã hình thành hệ thống chương trình thông tin tuyên truyền mang đặc sắc truyền thông rõ nét, trình độ giảng dạy phong phú. Hơn 50 năm qua, bằng quan niệm tuyên truyền lớn và tầm nhìn truyền thông toàn diện, nhà trường đã tập trung sức lực vào phát thanh truyền hình, điện ảnh, báo chí, xuất bản và mạng Internet của Trung Quốc cũng như đào tạo nhân tài truyền thông mới trình độ cao và nghiên cứu khoa học. Nhà trường cũng được vinh danh là "cái nôi đào tạo nhân tài phát thanh truyền hình của Trung Quốc".  

Trong bối cảnh lịch sử như vậy, sự ra đời lớp đào tạo biên đạo truyền hình ngắn hạn của khoa Truyền hình năm 1984, đánh dấu sự mở cửa mang ý nghĩa thật sự của công tác đào tạo phát thanh truyền hình với toàn xã hội, những đặc điểm như tính xã hội, tính phục vụ và tính công khai v.v. của đào tạo đại học chuyên ngành truyền thông cũng đã được xác lập và nâng cao. Cũng vào năm đó, thể theo yêu cầu của Bộ Công an, cán bộ giáo viên tuyến một của Khoa Truyền hình đã tiến hành đào tạo tại chức cho hơn 100 cán bộ chiến sỹ chuyên làm công tác tuyên truyền thuộc lực lượng công an, lớp đào tạo ngắn hạn này đã thu được kết quả tốt đẹp, vì vậy lãnh đạo và giáo viên của khoa lúc đó cho rằng cần thiết phải tiến hành bồi dưỡng về lý luận cho cán bộ nhân viên làm công tác tuyên truyền trong ngành truyền hình cũng như trong các ngành khác. Như vậy là 24 năm sau đó, năm nào Khoa Truyền hình cũng đều tổ chức lớp đào tạo ngắn hạn nghiệp vụ biên đạo truyền hình, cơ cấu học viên cũng rất phong phú, gồm có cả biên đạo của Đài Truyền hình trung ương và đài truyền hình các địa phương, giáo viên chuyên ngành có liên quan của các trường đại học địa phương, cán bộ tuyên truyền của các doanh nghiệp quốc doanh lớn, cán bộ tuyên truyền của cơ quan tổ chức các địa phương, cán bộ làm công tác tuyên truyền giáo dục của Uỷ ban Nhà nước về Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, cán bộ của Bộ Công an và Cục Quản lý giáo dục lao động Bắc Kinh, thậm chí còn có cả một số nhân sỹ xã hội chưa hề có bất kỳ hiểu biết gì về thực tế công tác truyền hình.

Việc thiết chế chương trình và sự phát triển qua các thời kỳ của lớp đào tạo biên đạo truyền hình ngắn hạn của Khoa Truyền hình gắn liền với sự đổi mới công tác phát thanh truyền hình trong thời kỳ mới của chủ nghã xã hội, nội dung chương trình đào tạo lại càng gắn liền với thời đại, cập nhật đổi mới; không chỉ đưa ra sự phân tích về nguyên lý một cách nhanh chóng và kịp thời đối với hình ảnh của ngành truyền thông Trung Quốc hiện nay, mà còn lồng ghép được một cách sinh động và sâu sắc nội dung đào tạo vào trong các bài giảng bằng những ví dụ thực tế của địa phương; và nét đặc sắc chuyên ngành của truyền hình, cách truyền thụ nghiệp vụ thực dụng cũng như sự trao đổi về quan niệm truyền hình mới nhất đều đã được tập thể học viên thực sự quan tâm chú ý, đã gây được tiếng vang lớn và lòng tin tốt đẹp trong toàn bộ giới truyền thông. Lớp đào tạo ngắn hạn được hình thành trong điều kiện tiếng nói của nhà nước xã hội chủ nghĩa và có điều kiện phát triển mạnh, nó đã xây dựng được một hình thức đào tạo truyền thông đồng bộ, nhanh nhạy, ngắn gọn và tập trung, để phục vụ cho những người làm công tác truyền thông, công tác giáo dục và tuyên truyền văn hóa. Thực tế gian nan vất vả ban đầu của lớp đào tạo nhiếp ảnh truyền hình năm 1959 đến sự kế thừa của lớp đào tạo ngắn hạn biên đạo truyền hình tháng 8 năm 2007 đã phản ánh một cách khá đầy đủ và rõ nét đặc điểm này.

II. Sự hình thành cơ chế đào tạo dạng theo  yêu cầu của thị trường và xu thế toàn cầu hóa


Sau khi bước vào thập kỷ 90 của thế kỷ 20, truyền hình đã trở thành một biểu tượng của ngành văn hóa có tầm nhìn tương lai và của ngành công nghiệp truyền thông bản địa Trung Quốc. Trong khi đó, cùng với sự mở rộng từng bước phạm vi hoạt động của truyền hình Trung Quốc, sự xuất hiện đa dạng của hình ảnh truyền thông và sự phát triển đa dạng hóa những người làm truyền thông cũng đã tác động đến công tác đào tạo truyền thông, nhất là sự đổi mới đa dạng hóa công tác đào tạo chuyên ngành truyền hình trong môi trường kinh tế thị trường. Việc xây dựng dự án chương trình lớp tiến tu nghiên cứu sinh cũng như dự án chương trình tiến tu biên tập hoạt hình ba chiều và phi tuyến tính của Khoa Truyền hình là nhằm đáp ứng nhu cầu trên đây của thị trường.
Normal 0

Một là, sự ra đời của dự án chương trình lớp tiến tu nghiên cứu sinh của Khoa Truyền hình là để tạo ra một diễn đàn hội thảo nghiên cứu truyền hình và sáng tác thực tế của truyền thông. Đến nay dự án này đã trải qua hơn 10 năm tồn tại và phát triển và nó đã từ Khoa Truyền hình phát triển thành Học viện Truyền hình vào năm 1997, sự ra đời Học viện Truyền hình và Báo chí năm 2005, trong thiết kế chương trình đào tạo thực tiễn có tham khảo và tiếp thu chương trình học vị tiến sỹ của Khoa Truyền hình; có thể nói, dự án lớp tiến tu chương trình nghiên cứu sinh ra đời là nhằm đáp ứng nhu cầu không ngừng nâng cao tính chuyên nghiệp của môn học truyền hình và hiện trạng lịch sử ngày càng gia tăng của giao lưu khoa học quốc tế. Sự ra đời của dự án ở một mức độ nhất định đã xoá bỏ ấn tượng cứng nhắc thâm nghiêm của rào cản nghiên cứu khoa học (cơ cấu học viên lớp tiến tu chương trình nghiên cứu sinh là cán bộ tại chức của đài truyền hình và những người nài xã hội làm nghề có liên quan đến truyền hình v.v.), khiến cho giới doanh nghiệp và những người không có học vị tiến sỹ, thạc sỹ cũng có thể được ngồi vào giảng đường ngiên cứu truyền thông đại học, cùng tìm kiếm tương lai phát triển truyền thông với các chuyên gia và các học giả..

Hai là, thập kỷ 90 của thế kỷ 20 là một thời kỳ hoàng kim cho sự phát triển của ngành truyền hình Trung Quốc, và ngày ấy, cùng với sự không ngừng nâng cao trình độ dàn dựng các chương trình truyền hình, tầm quan trọng của sản xuất chương trình và bảo quản chương trình ngày càng được chú ý, những người có thể đảm nhiệm được công việc này đã trở thành hàng độc của đài truyền hình các cấp, ngành báo chí tuyên truyền cũng như các công ty sản xuất chương trình. Để đào tạo ra những người sản xuất chương trình truyền hình có thể kết hợp được nghệ thuật với kỹ thuật, thành thạo quy trình sản xuất chương trình truyền hình và có năng lực sáng tác tương đối tốt, Khoa Truyền hình đã tổ chức riêng một chương trình bổ túc biên tập hoạt hình ba chiều và phi tuyến tính. Mục đích của việc mở ra chương trình này chủ yếu là hy vọng người được đào tạo có thể được huấn luyện kép về quan niệm thực tế và kỹ năng thao tác các khâu có liên quan đến sản xuất chương trình truyền hình, trở thành một cán bộ tổng hợp đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai của ngành truyền hình.

Ba là, để đáp ứng nhu cầu của làn sóng mới mạng hóa và số hóa tác động đến truyền thông và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực mới, năm 1999, khoa Truyền hình đã mở thêm chuyên ngành biên tập xuất bản lấy đào tạo cán bộ xuất bản đa phương tiện làm mục tiêu. Sự ra đời của chuyên ngành này đã mở ra khả năng đào tạo chuyên ngành truyền thông cho tương lai, đó là phương thức giáo dục đào tạo phát thanh truyền hình truyền thông sao cho nhanh chóng hoà đồng được với phương pháp làm việc của môi trường truyền thông mới và hội nhập truyền thông. Trước tác động của nếp tư duy này, nội dung của nhiều phương tiện truyền thông mới đã được bổ sung đưa vào trong hệ thống đào tạo hiện có của khoa Truyền hình. Điều quan trọng hơn cả là, sau một thời gian nghiên cứu, năm 2002 khoa đã mở lớp bổ túc biên đạo truyền hình và năm 2003 mở lớp bổ túc biên tập dàn dựng. Chương trình bổ túc chủ yếu nhằm vào học sinh trong trường (cơ cấu học viên của lớp gồm 80% trong trường, 10% nài trường và 10% người nài xã hội có kinh qua công tác truyền thông), tìm kiếm mô hình giảng dạy, đào tạo tổng hợp liên môn học, liên ngành truyền thông trong môi trường ngôn ngữ văn hóa hội nhập truyền thông.

Bốn là, thực hiện quan niệm giao lưu khoa học "mời vào, đi ra", giữa những năm 90 của thế kỷ trước, Khoa Truyền hình thuộc Đại học Truyền thông Trung Quốc đã bắt đầu mời những người có nhiều kinh nghiệm và nổi tiếng trong lĩnh vực truyền thông ở trong và nài nước về tổ chức tọa đàm và mở lớp đào tạo. Đồng thời cũng đã nhiều lần cử giáo viên và học sinh ra nước nài tham dự các chương trình điện ảnh, truyền hình quốc tế, tham quan các đài truyền hình nổi tiếng thế giới để mong mở rộng tầm nhìn của ngành mình với quốc tế. Ví dụ như đã tổ chức workshop cao cấp về phóng sự Trung Mỹ, người chủ trì là một MC giàu kinh nghiệm của chương trình "CBS 60 phút"; xây dựng dự án trao đổi giáo viên và đào tạo workshop với học viện Báo chí Misurin Hoa Kỳ; mở trường quay trực tiếp thời sự truyền hình Trung Mỹ, người chủ trì là phóng viên thời sự giàu kinh nghiệm của hãng NBC - Lý Nhược; phối hợp với Chương trình hợp tác quốc về giáo dục của Pháp tổ chức nhiều hoạt động nhân "tuần văn hóa Pháp tại Đại học Truyền thông Trung Quốc"; tổ chức cho học sinh đi du học tại Học viện Báo chí Pari II và Học viện phóng viên cấp cao của Pháp; tham dự Hội APEC về phóng sự tại Úc; tham gia các hoạt động tranh giải "liên hoan điện ảnh truyền hình FIPA tại Pháp", liên hoan phim "Postan" tại Đức, "triển lãm nhiếp ảnh quốc tế Bình Dao"v.v., những hoạt động đó đã góp phần làm phong phú hơn môi trường giáo dục và đào tạo truyền thông, và quan trọng hơn là khai thác không gian tối đa cho thực tiễn bản địa và đối thoại quốc tế. Thông qua rất nhiều các hoạt động trao đổi khoa học và thực tiễn trong nước và quốc tế, thầy trò Khoa Truyền hình đã mở rộng được tầm nhìn, đã tiếp thu được mô hình và kinh nghiệm giảng dạy đa dạng sinh động, ví dụ như:  thông qua việc giảng dạy của những người làm truyền hình giàu kinh nghiệm công tác lâu năm tại tuyến một thời sự truyền hình quốc tế, chúng tôi đã thử vận dụng lồng ghép việc giảng dạy thực nghiệm với chương trình quốc tế bằng mô hình "media workshop" của Trung Quốc, để mở rộng tầm nhìn cho học viên và những người được đào tạo, mở ra triển vọng tác nghiệp thực tiễn với truyền thông quốc tế.

III. Ý tưởng về một mô hình đào tạo đại học chuyên ngành lý tưởng

   Ý tưởng về một mô hình đào tạo đại học chuyên ngành lý tưởng đã được đưa ra trên cơ sở kết hợp kinh nghiệm công tác, tự chứng minh và thực tiễn giảng dạy 20 năm qua của Khoa Truyền hình. Ý tưởng đó được hợp thành bởi bốn bộ phận là: xây dựng cơ sở hạ tầng cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học, sự kiên trì và sáng tạo của mô hình giảng dạy tác động lẫn nhau và cơ chế hợp tác nghiên cứu, mặt bằng thực tiễn hiện đại, hệ thống giảng dạy nghiêm ngặt và thiết chế chương trình có tính đàn hồi. Trên thực tế, mô hình lý tưởng này cũng đã trở thành bản mẫu tham chiếu và kim chỉ nam cho sự nghiệp đào tạo đại học chuyên ngành mà chúng tôi đã thực hiện và kinh doanh lâu nay.

1. Xây dựng cơ sở hạ tầng cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học: đội ngũ giáo viên hùng hậu + tư liệu lịch sử phong phú và có uy tín + sự đảm bảo về hậu cần tốt. Lực lượng đội ngũ giáo viên có uy tín và dẫn đầu đồng nghiệp trong cả nước của khoa Truyền hình là sự bảo đảm mạnh mẽ cho chất lượng đào tạo truyền thông. Do được sự coi trọng của lãnh đạo Học viện Truyền hình và Báo chí cũng như của Khoa Truyền hình, nên giáo viên giảng dạy các lớp đào tạo là những giáo viên tiêu biểu nhất và được sinh viên yêu thích nhất, họ đều là những giáo viên có kinh nghiệm phong phú nhiều năm và có nhiều thành quả nghiên cứu lý thuyết, nhiều tác phẩm lý luận của họ đã trở thành giáo trình kinh điển cho các lớp đào tạo ngắn hạn. Trong lực lượng đội ngũ giáo viên, cũng có người là biên đạo và dựng phim đến từ Đài THTW và giới doanh nghiệp hàng đầu trong nước tham gia giảng dạy. Họ không chỉ mang đến cho học viên quan niệm thực tiễn tiên tiến nhất, mà còn khiến cho học viên lĩnh hội được kinh nghiệm công tác thực tiễn phong phú của mình. Kho tư liệu hình ảnh và tư liệu văn hiến (multimedia database) phong phú duy nhất của khoa Truyền hình lưu giữ có thể sánh vai được với thư viện của các trường đại học đã cung cấp tư liệu tham khảo sinh động và quý giá cho tất cả học viên và những người được đào tạo, ví dụ như: các tác phẩm được giải báo chí Trung Quốc hàng năm, những hình ảnh tư liệu này ngày thường học viên khó có thể tiếp cận được. Những hình ảnh tư liệu mới nhất và có uy tín nhất là căn cứ vững chắc cho việc phân tích và nghiên cứu đối chiếu chứng cứ, nó cũng có tác dụng kích thích một cách sâu sắc hứng thú học tập của học viên, mở rộng tầm nhìn cho ý thức hiện tại, quan tâm bản địa cũng như quan sát toàn cầu của đào tạo truyền thông. Điều quan trọng song hành với hai điểm đó là sự đảm bảo về hậu cần tốt. Lớp đào tạo ngắn hạn và lớp tiến tu nghiên cứu sinh của khoa truyền hình nài việc cung cấp cho học viên kiến thức lý thuyết phong phú ra, công tác bảo đảm hậu cần cho họ cũng là một trọng điểm công tác của quản lý đào tạo, làm cho học viên có thể yên tâm thoải mái học tập, và đó cũng là tôn chỉ của quản lý đào tạo.

2. Sự kiên trì và sáng tạo của mô hình giảng dạy tác động lẫn nhau và cơ chế hợp tác nghiên cứu. Đào tạo đại học chuyên ngành truyền thông được hình thành trên cơ sở tiến hành cải tạo hợp lý theo mô hình giảng dạy đại học, tiến hành thiết kế chương trình cũng như tác nghiệp một cách chính quy, rõ ràng và khoa học; nài việc truyền thụ kiến thức một cách sinh động và hứng thú trên lớp ra, sự giao lưu và tác động lẫn nhau giữa thầy và trò, giữa các học viên không cùng chuyên ngành sau giờ học cũng là một khâu quan trọng trong đào tạo chuyên môn. Điều đó không chỉ khiến cho học viên nắm vững thời gian vàng ngọc của thời kỳ đào tạo, nhanh chóng hoà nhập vào môi trường giảng dạy đại học, mà còn có thể khiến cho những người có phương hướng học tập khác nhau và thực tiễn truyền thông khác nhau có một diễn đàn đối thoại tốt. Nài chương trình đào tạo, học viên cũng có thể tích cực tham gia các Xêmina khoa học của khoa và đưa ra ý kiến của mình, và đối với những luận văn xuất sắc, khoa có thể giới thiệu cho đăng trên các tạp chí khoa học; học viên cũng có cơ hội hợp tác với giáo viên, cùng nhau tiến hành nghiên cứu về kiến thức lý thuyết.

3. Mặt bằng thực tiễn hiện đại: mặt bằng giảng dạy thực tiễn đã thể hiện đầy đủ sức mạnh khoa học kỹ thuật và tinh thần nhân văn của truyền thông hội nhập thời đại. Phương pháp giảng dạy thực tiễn phong phú của nó là do phòng thí nghiệm sản xuất chương trình truyền hình, phòng thí nghiệm báo chí, phòng thí nghiệm biên tập DV, phòng chụp ảnh ánh sáng đèn, phòng tối kỹ thuật số, phòng thí nghiệm biên tập xuất bản Dell, phòng thực nghiệm biên tập thị tần của khoa truyền hình cùng phối hợp tạo nên.

4. Kết hợp giữa hệ thống giảng dạy nghiêm ngặt với thiết chế chương trình có tính đàn hồi: thời kỳ đầu triển khai dự án đào tạo, mỗi môn học đều sẽ có các giáo viên giỏi khác nhau tiến hành giảng thử, học viên nghe giảng xong tiến hành cho điểm đối với các giáo viên, qua đó bình chọn ra giáo viên được học viên yêu thích nhất, để giáo viên đó trở thành người cố định phụ trách giảng dạy môn học cho học viên. Mười mấy năm qua, những giáo viên chuyên trách này luôn luôn được học viên các khoá xác nhận và đánh giá tốt. Căn cứ tính đặc thù của một số đơn vị và các nhân được đào tạo, dự án đào tạo của Khoa Truyền hình cũng có thể tiến hành thiết chế độc lập theo nhu cầu của học viên, đáp ứng yêu cầu đặc thù đối với kiến thức lý thuyết của học viên.
Kết luận

Là đơn vị đào tạo chuyên ngành truyền hình có lịch sử lâu đời nhất và uy tín nhất, khoa Truyền hình và những lớp đào tạo do khoa mở ra luôn luôn dẫn dắt sự phát triển của sự nghiệp đào tạo truyền hình của Trung Quốc. Công tác đào tạo đại học chuyên ngành truyền thông đã trải qua hơn 20 năm phát triển, Khoa Truyền hình bằng thực tiễn giảng dạy của mình, đã đào tạo cho sự nghiệp truyền hình và sự phát triển các phương tiện truyền thông thị tần mới của Trung Quốc rất nhiều, rất nhiều nhân tài thực hành có trình độ khác nhau. Điều đó không chỉ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển nhanh chóng của sự nghiệp phát thanh truyền hình Trung Quốc, mà còn có ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với việc hình thành hệ thống kiến thức và bổ sung kiến thức lý thuyết có liên quan đến truyền hình của bản thân những người tham dự đào tạo. Sau khi học viên của các lớp đào tạo ra trường, họ sẽ mang kiến thức lý thuyết tiên tiến nhất về đơn vị công tác của mình, đã hình thành mô hình phát triển đào tạo "lấy ít lôi cuốn nhiều ", đã có tác dụng thúc đẩy rất lớn đối với sự phát triển của đơn vị có học viên được cử đi học.

Thế vận hội Bắc Kinh 2008 đang đến gần, sự gia tăng của đối thoại quốc tế, sự thật làng trái đất của môi trường truyền thông đã tạo cơ hội phát triển to lớn cho công tác đào tạo đại học chuyên ngành truyền thông. Giáo dục và đào tạo đại học chuyên ngành truyền thông thế kỷ 21 đã hòa mình vào trào lưu đổi mới tự thân của truyền thông và đối thoại truyền thông toàn cầu đang phát triển như vũ bão. Cơ hội và thách thức song song tồn tại trước những người làm công tác đào tạo truyền thông ngày nay. Làm như thế nào để tìm được tiếng nói của mình trong sự cạnh tranh quyết liệt của kinh tế truyền thông và bối cảnh đa nguyên toàn cầu, xây dựng được hệ thống đào tạo truyền thông mang đặc sắc văn hóa bản địa Trung Quốc và lại hội nhập một cách hài hòa vào môi trường tiếng nói xã hội chủ nghĩa, luôn là vấn đề đòi hỏi chúng tôi phải suy nghĩ kỹ càng. Tư duy và thực tiễn đối với vấn đề này chính là trách nhiệm của những người làm công tác đào tạo truyền thông, và xây dựng và sáng tạo hệ thống đào tạo đại học chuyên ngành truyền thông mà Khoa Truyền hình đảm nhiệm trong hơn 20 năm qua lại chính là sự thực thi đối với trách nhiệm đó. Sự hình thành từng bước hệ thống đào tạo mang nét đặc sắc cũng như sự phong phú và không ngừng tự đổi mới bản thân của Khoa Truyền hình đã chứng tỏ sức sống và sự sáng tạo của sự nghiệp đào tạo Đại học Truyền thông Trung Quốc ngày nay. Hệ thống đào tạo đại học chuyên ngành của khoa Truyền hình thuộc Đại học Truyền thông Trung Quốc đã đào tạo một số lượng rất lớn cán bộ thực tế cho sự nghiệp truyền hình và sự phát triển các phương tiện truyền thông thị tần mới của Trung Quốc. Lâu nay, hệ thống đó không chỉ đáp ứng nhu cầu tiếp tục học tập và bổ sung kiến thức của những người trực tiếp làm truyền hình và những người làm nghề truyền thông mới, mà còn tiếp thêm sức sống lâu dài cho sự phát triển của ngành phát thanh truyền hình Trung Quốc./.

 
PGS, TS Vương Hiểu Hồng & TS Ngô Vĩ Hoa
Đại học Truyền thông Trung Quốc
Nguyễn Văn Đổng (dịch)


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN