Đến Hưng Yên thưởng thức bún đậu trắng ngầ
(Sóng trẻ) Những con đường nhỏ sạch sẽ, những vườn cây xanh um mát mắt, làng Viên Tiêu (huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên) vẫn giữ được nhiều nét quê đặc trưng mặc dù chỉ cách thành phố Hưng Yên chưa đầy 10km. Nơi đây lâu nay nổi tiếng cả một vùng với nghề làm bún đậu.
Theo những vị cao niên trong làng kể lại, làng Viên Tiêu làm nghề bún đầu đã được trên dưới 300 năm, mới đầu cả làng chỉ có vài hộ làm nghề, sau đó nhiều người biết tiếng tìm đến đặt hàng nên các lò bún đậu ngày càng mọc nhiều và phát triển mạnh trong khoảng vài chục năm trở lại đây.
Bác Nguyễn Viết Nguyệt, trưởng thôn Viên Tiêu chia sẻ: “Muốn có sợi bún nn, dai thì điều quan trọng đầu tiên là phải chọn được loại gạo nn, hạt mẩy, không bị lép. Thông thường bún Viên Tiêu được làm từ gạo xe, gạo mằn hay con gọi là gạo Khang Dân. Còn muốn làm ra được đạu nn phì phải chọn được loại đõ tương tốt, đó là loại đõ hạt tròn, mẩy, ruột trắng, thường được mua ở Hà Nội hoặc Thái Bình”.
Bún đậu Viên Tiêu nổi tiếng là nn vì nó hội tụ được 2 yếu tố mà những nơi khác không có. Thứ nhất là do nguồn nước của đất Viên Tiêu và thứ hai là do bàn tay tài nghệ của người Viên Tiêu. Nguồn nước để làm bún được bà con lấy từ giếng cổ có từ 400 – 500 năm trước của làng. Nước dùng để vo gạo, đãi đỗ, nước dùng để ngâm ủ, nước dùng để xay lọc, tất cả các công đoạn làm bùn đậu đều liên quan đến nước. Hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, người làng Viên Tiêu không chỉ đưa nguồn nước về ngay trong nhà mình mà còn đưa máy móc vào mọi quy trình sản xuất bún.
Người dân làng Viên Tiêu bền bỉ với nghề làm bún đậu
Quy trình làm bún không hề đơn giản, nó đòi hỏi người làm phải thuần thục trong nhiều công đoạn. Gạo sau khi ngâm được đưa vào máy để xay rồi bọc lại thành từng khối và nén chặt lại. Nếu nén càng chặt thì sau sẽ cho ra sợi bún nn hơn. Bột gạo sau khi nén chặt thì được đem ra đánh loãng với nước, công đoạn này cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, nếu nước pha quá nhiều sẽ làm cho bún bị nhão, đục thậm chí không thành sợi. Trong quá trình cho ra sợi bún, cần phải để ý đến hơi nước, hơi nước phải nóng ra nhựng sợi bún dai. Trước đây, mọi công đoạn xay bột, giã bún đều phải làm thủ công nên một người một ngày chỉ làm được khoảng chục kg bún nhưng vơi sự ứng dụng công nghệ vào sản xuất bún làm ra nn hơn, dai hơn, nhanh hơn và ít vất vả hơn.
Với quy trình sản xuất đậu, đỗ được ngâm trong nước trước khi mang ra xay. Việc nẫu nước đỗ phải để ý đến thời gian đun, không được đun quá lâu và lửa phải đều, khi sôi được đưa qua một thùng mới rồi pha thêm 2 đến 3 gáo nước đậu đã được ủ chua để kết đông. Phần đã đông kết được lọc, sau đó đổ vào khuông, ép chặt để được thành khối đậu.
Bún thang – đặc sản phố Hiến được làm từ bún làng Viên Tiêu
Không chỉ tự hào về nghề truyền thống của mình, người dân Viên Tiêu còn tự hào vì bún Viên Tiêu là nguyên liệu không thể thiếu để tạo ra món ăn đặc sản bún thang. Các hiệu bún thang của phố Hiến – Hưng yên đều lấy bún từ làng Viên Tiêu. Có hàng còn lấy bún Viên Tiêu làm nguyên liệu từ thời còn làm bằng cối, bằng chày. Ngày nay, dù được sản xuất bằng máy móc thì bún Viên Tiêu vẫn giữ được vẻ trắng ngần, độ dẻo dai vốn có. Nài ra, bún đậu Viên Tiêu còn được thực khách trong và nài tỉnh ưa chuộng, được đưa vào nhiều nhà hàng sang trọng để dùng làm bún bò Huế, bún riêu cua, bún cá...
Trong khi các làng quê khác còn đang loay hoay giữ lại nghề truyền thống của mình thì người dân làng Viên Tiêu vẫn cứ bình chân, bởi bún đậu Viên Tiêu đã trở thành thứ đặc sản mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bà con nơi đây. Hãy một lần về với Hưng Yên để thưởng thức món bún đậu trắng ngần, thơm nn của người làng Viên Tiêu.
Phạm Thế Dũng
Phát thanh K31
Cùng chuyên mục
Bình luận