DI LI – NỮ NHÀ VĂN HIẾM HOI CỦA VĂN HỌC TRINH THÁM VIỆT

(Sóng trẻ) - Nhà văn Di Li được coi như người “phá băng” dòng văn học trinh thám Việt sau nhiều thập kỉ “ngủ quên” và là tác giả nữ hiếm hoi thành công với thể loại tiểu thuyết này.

Người “hồi sinh” tiểu thuyết trinh thám

Nhà văn Di Li tên thật là Nguyễn Diệu Linh, sinh năm 1978 tại Hà Nội. Trong sự nghiệp viết văn của mình, cô đã cho ra 28 đầu sách đa dạng về thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, bút ký, tản văn, sách chuyên ngành và sách dịch. Tuy nhiên, Di Li thực sự gây dấu ấn cho độc giả qua hai tác phẩm trinh thám – kinh dị là “Trại hoa đỏ” và “Câu lạc bộ số 7”, qua đó trở thành cây bút nữ hiếm hoi thành công với dòng văn học trinh thám – thể loại còn khá mới mẻ ở Việt Nam.
 
74fc53185_cc3a2ule1baa1cbe1bb99se1bb917dili.jpg

Nhà văn Di Li và tác phẩm Câu lạc bộ số 7

Nói về “cơ duyên” với văn học trinh thám, Di Li từng tâm tâm sự mình đã tiếp xúc với đủ loại tiểu thuyết từ Đông sang Tây của dòng văn học này từ khi 5 tuổi. Lúc nào trong đầu cô cũng đặt ra câu hỏi “Ai là hung thủ?” và bị thu hút bởi những tình huống lắt léo, những lập luận chặt chẽ đầy logic để tìm ra chân tướng cuối cùng,… Cô cho biết: “Mỗi người đều có tư duy phỏng đoán, nhưng ở mỗi người khả năng đó lại khác nhau. Nhà văn viết truyện trinh thám là người may mắn có giác quan đó mạnh hơn người khác, luôn không ngừng đặt câu hỏi vì sao”. Có lẽ chính vì lý do này nên dù từng thử sức với nhiều thể loại nhưng nữ tác giả vẫn “bén duyên” với văn học trinh thám và đặc biệt thành công với dòng truyện này.

Viết trinh thám đã khó, phát triển thể loại văn học này ở Việt Nam lại càng khó hơn bởi nài những tác phẩm từ nửa thế kỉ trước của Phạm Cao Củng, Thế Lữ ra, đến nay vẫn chưa có cây bút nào chuyên viết thể loại sách này. Truyện trinh thám ở nước ta cũng đa phần là sách dịch. Để có thể viết được hai tác phẩm nhận được sự đánh giá cao của dư luận, Di Li phải tự rèn thói quen tư duy thoát khỏi motif thông thường, thực sự nhập tâm vào nhân vật, tình tiết vụ án. Cô bộc bạch: “Khi tôi miêu tả một trường đoạn trong tiểu thuyết, những căn hầm, tầng gác mái... khi đó tôi thực sự đang chìm vào trong tưởng tượng, chìm vào thế giới của câu chuyện, thực sự cũng khiến tôi rất sợ hãi”. 
 
74fc53185_i_4569.jpg

Nhà văn Di Li chia sẻ trong buổi tọa đàm: “Sự trở lại của văn học trinh thám Pháp” vừa qua tại Hà Nội

Sử dụng khả năng suy luận, rèn luyện thói quen tư duy chưa đủ, Di Li còn đầu tư rất nhiều thời gian, công sức cho việc tìm kiếm tư liệu để tiểu thuyết của mình phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Chia sẻ về khoảng thời gian đầu viết tiểu thuyết trinh thám đầu tay “Trại hoa đỏ”, tác giả cho hay, khi đó cô không biết hệ thống cảnh sát ở Việt Nam được thiết kế ra sao, ban nào phụ trách án nào. Do vậy, để có thể hoàn thiện được tác phẩm trinh thám một cách thuyết phục nhất, cô đã phải tìm hiểu hàng trăm cuốn sách về tâm lý học tội phạm, luật hình sự, giám định pháp y và cả các tác phẩm trinh thám nổi tiếng trên thế giới. Di Li cũng đồng thời tận dụng lợi thế ngôn ngữ của mình để tham gia các diễn đàn nước nài với mục đích tìm kiếm thông tin. 


Video nhà văn Di Li chia sẻ cách xây dựng một tình tiết câu chuyện trong bối cảnh ở VN

Trong mỗi tác phẩm của mình, Di Li lại mang theo những nỗi ám ảnh khác nhau về tội ác trong xã hội, những tội ác ngày càng có tính chất tinh vi, man rợ và khó điều tra. Không nhẹ nhàng như tiểu thuyết trinh thám Pháp, cũng chưa hồi hộp như trính thám Mỹ, tiểu thuyết trinh thám của Di Li là những hiện thực gần gũi trong đời sống người dân Việt Nam. Tội ác trong trang sách của cô chỉ là những phản ánh từ hiện thực và luôn bám sát vào logic trong cuộc sống. Mục đích Di Li muốn mang đến cho tác phẩm của mình là tìm ra ý nghĩa nhân bản trong từng vụ án, tập trung vào lý giải hành động của hung thủ, phân tích tâm lý hành vi bởi “chức năng của văn chương là tìm về bản ngã con người”. Do vậy, độc có thể tìm thấy sự gần gũi, dễ hiểu khi theo dõi tác phẩm của nữ nhà văn.

Không muốn là người “lữ hành” đơn độc

Nếu như ở phương Tây, trinh thám là thể loại ăn khách thì ở Việt Nam, nó lại là một loại hình kén người đọc. Trong hội thảo “Sự thức dậy của văn học trinh thám Pháp”, chính nhà văn đã nhận định có thực tế là  các tác phẩm trinh thám nổi tiếng của nước nài đem lại tên tuổi và thu nhập cao cho tác giả thì khi về tới Việt Nam cũng chỉ bán được khoảng 2000 bản. 

;

Video nhà văn Di Li chia sẻ vì sao ở VN truyện trinh thám không phát triển mạnh mẽ

Tuy dòng văn học trinh thám Việt đang phải đương đầu với những khó khăn khi chưa được phần đông độc giả tiếp nhận và yêu thích, song nhà văn Di Li vẫn luôn kỳ vọng nền văn chương đương đại Việt Nam sẽ ngày càng có thêm nhiều cây bút trinh thám sắc sảo, đưa loại hình này tới gần hơn với công chúng. Cô cho hay: “Tôi mong có thêm nhiều tác giả viết trinh thám. Nhiều tác giả trẻ gửi tác phẩm nhờ đọc, tôi rất mừng. Vì thực sự đừng nghĩ rằng độc đạo là tốt. Người ta vẫn nói “Buôn có bạn, bán có phường”. Dãy phố nào đông khách sẽ thành “phố nghề”, tức là có nhiều hạng mục sản phẩm như nhau. Ví như có một nhà toán học nổi danh không có nghĩa chúng ta có nền toán học vững chãi. Nên tôi mong là có được nhiều người đồng điệu để vững mạnh hơn trong nghề nghiệp. Như vậy, trinh thám Việt Nam sẽ có đông độc giả hơn”

Với những thành công đạt được, Di Li vẫn không ngừng cố gắng và liên tục bận rộn với những dự án mới, cô chia sẻ quan điểm sống của mình và cũng là lời khuyên hữu ích cho các bạn trẻ hiện nay: "Tôi luôn coi mình là con số không, đặt mình ở điểm xuất phát thấp nhất để luôn nỗ lực vươn tới thành công. Tôi cũng khuyên các bạn như vậy".

 74fc53185_1_133633.jpg

Di Li mong muốn có thêm nhiều tác giả thử sức với dòng văn học trinh thám

Truyện trinh thám ở Việt Nam vẫn còn nhiều khoảng trống cần khỏa lấp, nhưng để có thể tạo ra một tác phẩm hay, các nhà văn phải chấp nhận đánh đổi thời gian, công sức cho các cuộc xâm nhập thực tế, xâm nhập thế giới của nhân vật để có được những cảm xúc thật. Đôi khi chính điều đó lại là rào cản bởi người đọc sợ bị ám ảnh bởi những tình tiết trong tiểu thuyết, khiến nhiều nhà văn không mặn mà với thể loại trinh thám. Những tác phẩm của Di Li là một minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng để vực dậy tên tuổi của dòng văn học này, và xa hơn là kì vọng khắc khi tên tuổi Việt Nam lên bản đồ văn học trinh thám thế giới. 

Nài công việc viết văn, Di Li hiện là giảng viên tiếng Anh của trường Cao đẳng Thương mại & Du lịch Hà Nội, giảng viên PR của trường ĐH Hòa Bình, hội viên Hội nhà văn Châu Á-Thái Bình Dương, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Cô có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh, Pháp, Đức và là dịch giả nổi tiếng của nhiều tác phẩm văn học nước nài.

Trong suốt quãng thời gian sáng tác của mình, Di Li cho ra mắt 28 đầu sách bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, tản văn, bút ký, sách chuyên ngành và sách dịch. Cô đã ra mắt hai tác phẩm trinh thám – kinh dị mang tên Trại Hoa Đỏ (2007) và Câu lạc bộ số 7 (2016). Đặc biệt, tiểu thuyết Trại hoa đỏ đã được tái bản 4 lần và được 

Nguyễn Thanh Thảo
Báo chí đa phương tiện K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN