Điện ảnh Việt Một thập kỷ…
(Sóng Trẻ) - Giống bất kỳ môn nghệ thuật khác, điện ảnh luôn sáng tạo, tìm tòi cái mới. Nhưng cái mới đó phải chân thật, phục vụ cuộc sống, phản ánh cuộc sống. Chúng ta cùng nhìn lại một thập kỷ qua của nền Điện ảnh nước nhà không biết nên nói gì?
“Rượu” vẫn cũ
Một thập kỷ mới của điện ảnh Việt Nam bắt đầu từ năm 2000 với sự kiện Việt Nam tham gia Liên hoan phim Châu Á- Thái Bình Dương. Thập kỷ này cũng đánh dấu sự ủng hộ trở lại của khán giả đối với điện ảnh, xuất hiện hiện tượng cháy vé xem phim mỗi dịp lễ tết, cùng với đó là nhiều tác phẩm điện ảnh đã đoạt giải cao ở Liên hoan phim quốc tế…
Đã có 4 dòng phim truyện điện ảnh được nhìn nhận trong sự phát triển của điện ảnh nước nhà 10 năm qua. Đó là: Phim do nhà nước đặt hàng, phim tư nhân sản xuất, phim của Việt kiều thực hiện và phim tự do, tạo nên một diện mạo mới cho điện ảnh nước nhà.
Tuy nhiên nài những mặt đã đạt được, điện ảnh Việt đang tồn tại nhiều bất cập như thiếu nguồn kịch bản chất lượng, yếu kém trong cách thức làm phim cho đến những vấn đề hậu kỳ, phát hành, đào tạo đội ngũ kế cận…
Nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn nhận định: “Trong tất cả những bộ phim chúng tôi xem 10 năm qua thì cách kể của chúng ta vẫn rất cũ. Thậm chí còn cũ hơn cả những bộ phim trước đây nữa. Cách kể của chúng ta không đồng hành với cách kể của Đông Nam Á cũng không giống với cách kể của thế giới. Câu chuyện của chúng ta lắt léo nhưng con người của chúng ta lại quá đơn giản. Chúng ta cứ chia ra là địch với ta, chính với tà, lương thiện với độc ác, con người đã được định hình như thế rồi thì người ta còn xem làm gì nữa”
Không chỉ dừng lại cách kể chuyện cũ mà còn có những kịch bản quá rời rạc, nhiều kịch bản cứ “ná ná” giống nhau. Không có sự đột phá, sự mới mẻ ngay từ khâu viết kịch bản.
Quay phim không có những động tác bấm máy mới, cứ có những cảnh cũ, từ thời xa xưa, lâu lắm. Người dàn dựng lại không có gì sáng tạo, ngay cả những bộ phim hoành tráng cũng thế.
Hy vọng mong manh
10 năm gần đây, điện ảnh đang thèm những phim hay, còn khán giả thì khát những bộ phim ấn tượng. Trong những ngày sắp tới tại nhiều rạp chiếu phim sẽ công chiếu những bộ phim tham dự Cánh diều vàng năm nay. Theo thông tin từ ban tổ chức tất cả có 12 phim tham dự, có 2 phim do nhà nước đầu tư và hướng dẫn thực hiện, có tới 10 phim do các hãng phim tư nhân tự sản xuất. Có nhiều ý kiến cho rằng điều này có làm thay đổi cách thức làm phim?
Nài việc khắc phục những tồn tại về mặt kịch bản đạo diễn Nguyễn Thanh Vân cho rằng, điện ảnh Việt nên đầu tư hơn về các tác phẩm video 1 tập. Những dạng video một tập hay 90 phút rất gần với phim điện ảnh và đã có những bộ phim rất thành công như “Mùa hoa cải ven sông” của đạo diễn Khải Hưng.
ảnh: Phim “Lệ phí tình yêu” một trong 12 phim tranh Cánh diều vàng của năm Chúng ta đang mất đi điều này mà đây lại là một phần của đời sống điện ảnh nhất là trong vấn đề phát hiện nhân tài. Với thể loại phim video 1 tập, khoảng sáng tạo cho các bạn trẻ là rất tốt. Một người làm video thật hay chắc chắn sẽ được nhiều nhà làm phim mời làm phim điện ảnh.
Chỉ còn chưa đầy 6 tiếng đồng hồ, lễ trao giải “Cánh diều vàng” năm 2012 được diễn ra. Chúng ta đang “khát” và “chờ” những gì mới nhất từ “Cánh diều vàng” của một thập kỷ mới.
“Rượu” vẫn cũ
Một thập kỷ mới của điện ảnh Việt Nam bắt đầu từ năm 2000 với sự kiện Việt Nam tham gia Liên hoan phim Châu Á- Thái Bình Dương. Thập kỷ này cũng đánh dấu sự ủng hộ trở lại của khán giả đối với điện ảnh, xuất hiện hiện tượng cháy vé xem phim mỗi dịp lễ tết, cùng với đó là nhiều tác phẩm điện ảnh đã đoạt giải cao ở Liên hoan phim quốc tế…
Đã có 4 dòng phim truyện điện ảnh được nhìn nhận trong sự phát triển của điện ảnh nước nhà 10 năm qua. Đó là: Phim do nhà nước đặt hàng, phim tư nhân sản xuất, phim của Việt kiều thực hiện và phim tự do, tạo nên một diện mạo mới cho điện ảnh nước nhà.
Tuy nhiên nài những mặt đã đạt được, điện ảnh Việt đang tồn tại nhiều bất cập như thiếu nguồn kịch bản chất lượng, yếu kém trong cách thức làm phim cho đến những vấn đề hậu kỳ, phát hành, đào tạo đội ngũ kế cận…
Nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn nhận định: “Trong tất cả những bộ phim chúng tôi xem 10 năm qua thì cách kể của chúng ta vẫn rất cũ. Thậm chí còn cũ hơn cả những bộ phim trước đây nữa. Cách kể của chúng ta không đồng hành với cách kể của Đông Nam Á cũng không giống với cách kể của thế giới. Câu chuyện của chúng ta lắt léo nhưng con người của chúng ta lại quá đơn giản. Chúng ta cứ chia ra là địch với ta, chính với tà, lương thiện với độc ác, con người đã được định hình như thế rồi thì người ta còn xem làm gì nữa”
Không chỉ dừng lại cách kể chuyện cũ mà còn có những kịch bản quá rời rạc, nhiều kịch bản cứ “ná ná” giống nhau. Không có sự đột phá, sự mới mẻ ngay từ khâu viết kịch bản.
Quay phim không có những động tác bấm máy mới, cứ có những cảnh cũ, từ thời xa xưa, lâu lắm. Người dàn dựng lại không có gì sáng tạo, ngay cả những bộ phim hoành tráng cũng thế.
Hy vọng mong manh
10 năm gần đây, điện ảnh đang thèm những phim hay, còn khán giả thì khát những bộ phim ấn tượng. Trong những ngày sắp tới tại nhiều rạp chiếu phim sẽ công chiếu những bộ phim tham dự Cánh diều vàng năm nay. Theo thông tin từ ban tổ chức tất cả có 12 phim tham dự, có 2 phim do nhà nước đầu tư và hướng dẫn thực hiện, có tới 10 phim do các hãng phim tư nhân tự sản xuất. Có nhiều ý kiến cho rằng điều này có làm thay đổi cách thức làm phim?
Nài việc khắc phục những tồn tại về mặt kịch bản đạo diễn Nguyễn Thanh Vân cho rằng, điện ảnh Việt nên đầu tư hơn về các tác phẩm video 1 tập. Những dạng video một tập hay 90 phút rất gần với phim điện ảnh và đã có những bộ phim rất thành công như “Mùa hoa cải ven sông” của đạo diễn Khải Hưng.
ảnh: Phim “Lệ phí tình yêu” một trong 12 phim tranh Cánh diều vàng của năm Chúng ta đang mất đi điều này mà đây lại là một phần của đời sống điện ảnh nhất là trong vấn đề phát hiện nhân tài. Với thể loại phim video 1 tập, khoảng sáng tạo cho các bạn trẻ là rất tốt. Một người làm video thật hay chắc chắn sẽ được nhiều nhà làm phim mời làm phim điện ảnh.
Chỉ còn chưa đầy 6 tiếng đồng hồ, lễ trao giải “Cánh diều vàng” năm 2012 được diễn ra. Chúng ta đang “khát” và “chờ” những gì mới nhất từ “Cánh diều vàng” của một thập kỷ mới.
Nguyễn Hạnh
Truyền hình K.29 A2
Học viện Báo chí & Tuyên truyền
Truyền hình K.29 A2
Học viện Báo chí & Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận