Du ca đường phố- mới lạ mà quen thuộc
(Sóng Trẻ) - Nhắc tới cụm từ “du ca đường phố” hẳn nhiều người sẽ cảm thấy khá lạ lẫm, bởi lẽ đã một thời gian dài vắng bóng những người nghệ sĩ biểu diễn trên đường phố. Trong thời gian gần đây, phong trào ấy đã nhen nhóm trở lại, mới mẻ, thú vị hơn và gần gũi nhất có thể.
Từ “Du ca Việt Nam”…
Phong trào “Du ca Việt Nam” được Nguyễn Đức Quang và Đinh Gia Lập thành lập năm 1966 tại miền Nam Việt Nam. Đó là một hoạt động văn hóa – văn nghệ phục vụ cộng đồng. Tất cả người nghe, người hát và người chơi nhạc đều cộng hưởng với nhau, nhằm cảm hóa mọi người, kêu gọi thanh niên hãy tự hào, hy vọng và tin tưởng vào tương lai, cống hiến hết mình cho quê hương, xứ sở.
Trước năm 1975, các đoàn du ca như: Du ca Áo nâu, Du ca Lòng mẹ, Du ca Vượt song… có tác động sâu rộng tới giới trẻ. Vào thời điểm đó, “Du ca Việt Nam” ra đời khi xã hội đang đòi hỏi một nền văn nghệ sống động, thức tỉnh và hoàn toàn mới lạ so với những hoạt động nghệ thuật vốn có.
Đến “Du ca Đồng Nội”
Quay ngược dòng thời gian vào những năm 80 – 90 của thế kỷ trước, Trần Tiến – người nhạc sĩ lãng du của xứ Kinh Kì đã cùng nhóm “Du ca Đồng Nội” của mình “làm mưa làm gió” trên khắp mọi miền đất nước. Với cây đàn guitar thùng và giọng hát mộc mạc, truyền cảm, nhạc sĩ và nhóm “Du ca Đồng Nội” đã làm thổn thức biết bao trái tim người yêu nhạc thời bấy giờ.
Ấn tượng đọng lại sâu sắc trong lòng người nghe là hình ảnh người lãng tử Hà Thành, ôm cây đàn guitar và hát những sáng tác của riêng mình một cách nhẹ nhàng, giản dị, không cầu kì, náo nhiệt mà dễ đi vào lòng người.
Dù đã thôi “du ca” vào năm 1996, nhưng giọng hát trầm ấm của Trần Tiến, giọng ca có lửa của người con Tây Nguyên Y-Moan và giọng hát trầm mượt mà của nữ ca sỹ Quỳnh Lan… vẫn sống mãi trong lòng người yêu nhạc qua các nhạc phẩm nổi tiếng như “Vết chân tròn trên cát”, “Tiếng trống Paranưng”, “Tạm biệt chim én”…
Du ca ngày nay
Gần đây, cứ mỗi chiều Chủ nhật, tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, có một nhóm bạn trẻ tập hợp lại cùng nhau chơi nhạc và hòa chung tiếng hát: họ chính là thành viên của diễn đàn hocdan.com. Lấy ý tưởng từ nhóm “Du ca Đồng Nội” của nhạc sĩ Trần Tiến, các thành viên của diễn đàn đã đem du ca quay trở lại, mới mẻ và gần gũi hơn bao giờ hết với hoạt động mang tên “Du ca đường phố”.
Không cần bạn đàn giỏi, không cần bạn hát hay, chỉ cần bạn tự tin thể hiện khả năng của bản thân là bạn đã trở thành một phần của buổi du ca đường phố thú vị này.
Những bạn trẻ tham gia du ca phần lớn đều là sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội. Họ có điểm chung là niềm đam mê âm nhạc, cùng với những guitar, trống, cajon… Chỉ với những nhạc cụ vô cùng đơn giản, họ đã khuấy động không khí, truyền được tinh thần và cảm xúc cho người nghe, kết nối trái tim của những người yêu nhạc. Nghệ thuật đã trở thành chất keo gắn kết mọi người gần nhau hơn.
Bác Thái ở Mỹ Đình, Từ Liêm - người chăm chú theo dõi từ đầu buổi du ca, không ngần ngại chia sẻ: "Quả thật, đây là một hoạt động hết sức thú vị và bổ ích, bác nghĩ càng ngày nên có nhiều chương trình lành mạnh như thế này hơn nữa cho giới trẻ, nếu như có khả năng đàn hát bác sẵn sàng tham gia chương trình du ca đường phố này...".
Bạn Minh Dũng (Sinh viên HVBC&TT) - một trong những thành viên tích cực của diễn đàn cho biết: "Đến với những buổi du ca này, mình được thỏa mãn niềm đam mê âm nhạc, đặc biệt là với cây đàn guitar. Nài những giây phút vui vẻ sau mỗi chương trình, mình còn được gặp gỡ, giao lưu với nhiều người bạn mới cùng chung sở thích, quả thật rất thú vị".
Buổi du ca chiều hôm ấy có một vị khách khá đặc biệt là một bạn trẻ người nước nài. Tuy mới tập đàn nhưng bạn rất thích thú tham gia. Dù có rào cản lớn về ngôn ngữ nhưng khi những người cùng chơi đàn bày tỏ rằng họ không giỏi tiếng Anh, người bạn ấy đã vui vẻ nói rằng: “It’s OK, let’s say guitar” (tạm dịch: “Không sao đâu, hãy nói bằng tiếng guitar”).
Không chỉ biểu diễn nghệ thuật đơn thuần, các thành viên “Du ca đường phố” đã liên lạc với các tổ chức xã hội và sẽ tổ chức hoạt động từ thiện nhằm giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh trong tương lai gần.
Nói đến phong trào du ca, sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta không nhắc đến “lão nghệ sĩ đường phố” - cụ Tạ Trí Hải. Đã từng “du ca” khắp các công viên tại Thành phố Hồ Chí Minh, mới trở lại quê hương Hà Nội khoảng một năm nay, cụ vẫn tiếp tục rong ruổi trên các con phố với hành trang gồm một cây đàn mandolin, một cây đàn violon, một chiếc kèn harmonica cùng với những cuốn sổ lưu giữ suy nghĩ, tình cảm của những người đã từng nghe cụ biểu diễn.
Xuất phát từ mong muốn tập hợp nhiều người có cùng niềm đam mê âm nhạc, cụ Hải đã thành lập Câu lạc bộ Ngàn sao với điều kiện tham gia vô cùng đơn giản: chỉ cần yêu âm nhạc. Ai có nhạc cụ có thể mang đến góp vui, bất kể đó là violon, mandolin, guitar hay đàn bầu, đàn nhị, sáo trúc… ai không có nhạc cụ hoàn toàn có thể đóng góp bằng tiếng hát.
Bằng một niềm đam mê lớn, một tình yêu cháy bỏng đối với du ca, cụ đã lan tỏa tình yêu âm nhạc đến những người xung quanh bằng cách bình dị như thế. Những tiếng hát hòa cùng tiếng đàn của cụ, những dòng chữ lưu niệm bằng nhiều thứ tiếng và cả nét chữ trẻ con trong cuốn sổ lưu niệm cũ kĩ chính là nguồn động viên để cụ Hải tiếp tục con đường du ca của mình.
Hẳn nhiều người vẫn còn nhớ chuyến du ca “Vui thêm” của nữ ca sỹ Lê Cát Trọng Lý cùng những người bạn của mình trên khắp nẻo đường. Từ những cánh đồng xanh mơn mởn đến những khu tập thể, nhà thờ, trường học ở Huế, Vinh, Ninh Bình, Sa Pa, Mù Cang Chải… Cô đã đưa lối hát du ca trở lại với người yêu âm nhạc thật gần gũi và bình dị. Nhờ đó, âm nhạc được truyền tải đến nhiều người trên khắp mọi miền Tổ quốc, vượt qua mọi vùng miền và mọi hoàn cảnh.
Con đường nào cho du ca?
Thưởng thức âm nhạc không còn là điều quá xa xỉ với mỗi người, nó đơn giản và gần gũi, nhẹ nhàng mà không quá ồn ào, náo nhiệt… Những nghệ sĩ được coi là điển hình của du ca ngày nay được nêu ra trong bài báo này luôn chỉ cần có lòng đam mê và tình yêu nghệ thuật cháy bỏng, còn bạn, nếu bạn muốn hòa cùng với tình yêu âm nhạc đậm chất đường phố ấy, hãy tiến lại và hòa vào họ, hãy để nghệ thuật kết nối bạn với tất cả mọi người.
Từ “Du ca Việt Nam”…
Phong trào “Du ca Việt Nam” được Nguyễn Đức Quang và Đinh Gia Lập thành lập năm 1966 tại miền Nam Việt Nam. Đó là một hoạt động văn hóa – văn nghệ phục vụ cộng đồng. Tất cả người nghe, người hát và người chơi nhạc đều cộng hưởng với nhau, nhằm cảm hóa mọi người, kêu gọi thanh niên hãy tự hào, hy vọng và tin tưởng vào tương lai, cống hiến hết mình cho quê hương, xứ sở.
Trước năm 1975, các đoàn du ca như: Du ca Áo nâu, Du ca Lòng mẹ, Du ca Vượt song… có tác động sâu rộng tới giới trẻ. Vào thời điểm đó, “Du ca Việt Nam” ra đời khi xã hội đang đòi hỏi một nền văn nghệ sống động, thức tỉnh và hoàn toàn mới lạ so với những hoạt động nghệ thuật vốn có.
Đến “Du ca Đồng Nội”
Quay ngược dòng thời gian vào những năm 80 – 90 của thế kỷ trước, Trần Tiến – người nhạc sĩ lãng du của xứ Kinh Kì đã cùng nhóm “Du ca Đồng Nội” của mình “làm mưa làm gió” trên khắp mọi miền đất nước. Với cây đàn guitar thùng và giọng hát mộc mạc, truyền cảm, nhạc sĩ và nhóm “Du ca Đồng Nội” đã làm thổn thức biết bao trái tim người yêu nhạc thời bấy giờ.
Ấn tượng đọng lại sâu sắc trong lòng người nghe là hình ảnh người lãng tử Hà Thành, ôm cây đàn guitar và hát những sáng tác của riêng mình một cách nhẹ nhàng, giản dị, không cầu kì, náo nhiệt mà dễ đi vào lòng người.
Dù đã thôi “du ca” vào năm 1996, nhưng giọng hát trầm ấm của Trần Tiến, giọng ca có lửa của người con Tây Nguyên Y-Moan và giọng hát trầm mượt mà của nữ ca sỹ Quỳnh Lan… vẫn sống mãi trong lòng người yêu nhạc qua các nhạc phẩm nổi tiếng như “Vết chân tròn trên cát”, “Tiếng trống Paranưng”, “Tạm biệt chim én”…
Du ca ngày nay
Gần đây, cứ mỗi chiều Chủ nhật, tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, có một nhóm bạn trẻ tập hợp lại cùng nhau chơi nhạc và hòa chung tiếng hát: họ chính là thành viên của diễn đàn hocdan.com. Lấy ý tưởng từ nhóm “Du ca Đồng Nội” của nhạc sĩ Trần Tiến, các thành viên của diễn đàn đã đem du ca quay trở lại, mới mẻ và gần gũi hơn bao giờ hết với hoạt động mang tên “Du ca đường phố”.
Hoạt động “Du ca đường phố” chiều Chủ nhật tại Tượng đài Lý Thái Tổ
Không cần bạn đàn giỏi, không cần bạn hát hay, chỉ cần bạn tự tin thể hiện khả năng của bản thân là bạn đã trở thành một phần của buổi du ca đường phố thú vị này.
Những bạn trẻ tham gia du ca phần lớn đều là sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội. Họ có điểm chung là niềm đam mê âm nhạc, cùng với những guitar, trống, cajon… Chỉ với những nhạc cụ vô cùng đơn giản, họ đã khuấy động không khí, truyền được tinh thần và cảm xúc cho người nghe, kết nối trái tim của những người yêu nhạc. Nghệ thuật đã trở thành chất keo gắn kết mọi người gần nhau hơn.
Bác Thái ở Mỹ Đình, Từ Liêm - người chăm chú theo dõi từ đầu buổi du ca, không ngần ngại chia sẻ: "Quả thật, đây là một hoạt động hết sức thú vị và bổ ích, bác nghĩ càng ngày nên có nhiều chương trình lành mạnh như thế này hơn nữa cho giới trẻ, nếu như có khả năng đàn hát bác sẵn sàng tham gia chương trình du ca đường phố này...".
Bạn Minh Dũng (Sinh viên HVBC&TT) - một trong những thành viên tích cực của diễn đàn cho biết: "Đến với những buổi du ca này, mình được thỏa mãn niềm đam mê âm nhạc, đặc biệt là với cây đàn guitar. Nài những giây phút vui vẻ sau mỗi chương trình, mình còn được gặp gỡ, giao lưu với nhiều người bạn mới cùng chung sở thích, quả thật rất thú vị".
Buổi du ca chiều hôm ấy có một vị khách khá đặc biệt là một bạn trẻ người nước nài. Tuy mới tập đàn nhưng bạn rất thích thú tham gia. Dù có rào cản lớn về ngôn ngữ nhưng khi những người cùng chơi đàn bày tỏ rằng họ không giỏi tiếng Anh, người bạn ấy đã vui vẻ nói rằng: “It’s OK, let’s say guitar” (tạm dịch: “Không sao đâu, hãy nói bằng tiếng guitar”).
Không chỉ biểu diễn nghệ thuật đơn thuần, các thành viên “Du ca đường phố” đã liên lạc với các tổ chức xã hội và sẽ tổ chức hoạt động từ thiện nhằm giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh trong tương lai gần.
Nói đến phong trào du ca, sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta không nhắc đến “lão nghệ sĩ đường phố” - cụ Tạ Trí Hải. Đã từng “du ca” khắp các công viên tại Thành phố Hồ Chí Minh, mới trở lại quê hương Hà Nội khoảng một năm nay, cụ vẫn tiếp tục rong ruổi trên các con phố với hành trang gồm một cây đàn mandolin, một cây đàn violon, một chiếc kèn harmonica cùng với những cuốn sổ lưu giữ suy nghĩ, tình cảm của những người đã từng nghe cụ biểu diễn.
Xuất phát từ mong muốn tập hợp nhiều người có cùng niềm đam mê âm nhạc, cụ Hải đã thành lập Câu lạc bộ Ngàn sao với điều kiện tham gia vô cùng đơn giản: chỉ cần yêu âm nhạc. Ai có nhạc cụ có thể mang đến góp vui, bất kể đó là violon, mandolin, guitar hay đàn bầu, đàn nhị, sáo trúc… ai không có nhạc cụ hoàn toàn có thể đóng góp bằng tiếng hát.
Cụ Tạ Trí Hải – “lão nghệ sĩ đường phố” tại khu vực Tượng đài Cảm tử
(Nguồn: cand.com.vn)
Bằng một niềm đam mê lớn, một tình yêu cháy bỏng đối với du ca, cụ đã lan tỏa tình yêu âm nhạc đến những người xung quanh bằng cách bình dị như thế. Những tiếng hát hòa cùng tiếng đàn của cụ, những dòng chữ lưu niệm bằng nhiều thứ tiếng và cả nét chữ trẻ con trong cuốn sổ lưu niệm cũ kĩ chính là nguồn động viên để cụ Hải tiếp tục con đường du ca của mình.
Hẳn nhiều người vẫn còn nhớ chuyến du ca “Vui thêm” của nữ ca sỹ Lê Cát Trọng Lý cùng những người bạn của mình trên khắp nẻo đường. Từ những cánh đồng xanh mơn mởn đến những khu tập thể, nhà thờ, trường học ở Huế, Vinh, Ninh Bình, Sa Pa, Mù Cang Chải… Cô đã đưa lối hát du ca trở lại với người yêu âm nhạc thật gần gũi và bình dị. Nhờ đó, âm nhạc được truyền tải đến nhiều người trên khắp mọi miền Tổ quốc, vượt qua mọi vùng miền và mọi hoàn cảnh.
Con đường nào cho du ca?
Thưởng thức âm nhạc không còn là điều quá xa xỉ với mỗi người, nó đơn giản và gần gũi, nhẹ nhàng mà không quá ồn ào, náo nhiệt… Những nghệ sĩ được coi là điển hình của du ca ngày nay được nêu ra trong bài báo này luôn chỉ cần có lòng đam mê và tình yêu nghệ thuật cháy bỏng, còn bạn, nếu bạn muốn hòa cùng với tình yêu âm nhạc đậm chất đường phố ấy, hãy tiến lại và hòa vào họ, hãy để nghệ thuật kết nối bạn với tất cả mọi người.
Nguyễn Khánh Linh
Quản Minh Hạnh
Báo mạng điện tử K.31
Học viện báo chí và tuyên truyền
Quản Minh Hạnh
Báo mạng điện tử K.31
Học viện báo chí và tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận