Du học sinh nên về nước nếu tin vào khả năng của bản thâ

(Sóng trẻ) - Bàn về vấn đề du học sinh nên về nước để cống hiến hay ở lại để phát triển sự nghiệp, bạn Đinh Nho Minh – Du học sinh Đại học Tufts cho rằng: “Nếu du học sinh thực sự tin vào khả năng thành công dù không cần bệ phóng của mình thì tôi nghĩ không có lí do gì mà không thử”.

Đinh Nho Minh nhận học bổng giá trị gần 5 tỷ đồng của Đại học Tufts. Minh gây ấn tượng với các điểm số: 8.0 IELTS, SAT 2270, môn Toán, Lý đều đạt điểm tuyệt đối (SAT II: Toán 800/800, Lý 800/800). Hiện tại, bạn ấy đang theo học ngành Quan hệ quốc tế tại Đại học Tufts. Cùng lắng nghe quan điểm của Minh về vấn đề "về hay ở" của du học sinh Việt Nam.

(PV) Dư luận dường như vẫn chưa ngừng băn khoăn trước những “chuyến di cư một đi không trở lại” đến môi trường giáo dục quốc tế của các du học sinh. Chuyện du học sinh “ở hay về”, theo bạn mấu chốt vấn đề ở đâu?

(Đinh Nho Minh) Tôi nghĩ mấu chốt của vấn đề về hay ở là tùy vào việc du học sinh có cảm thấy họ có thể phát huy khả năng bản thân của mình ở môi trường mình chọn không, cũng như có thể đóng góp được cho đất nước và xã hội không.


fa5e3c149_a.jpg
Đinh Nho Minh nhận học bổng gần 5 tỷ VNĐ từ trường Đại học Tufts, Mỹ

(PV) Có thể nói mong muốn đóng góp, cống hiến khi trở về nước là hoàn toàn có thực nhưng những rào cản và khó khăn khi hòa nhập trở lại với Việt Nam thực sự đáng kể? Điều đó có đúng không?

(Đinh Nho Minh) Tôi nghĩ điều đó không thực sự đúng. Nhiều học sinh, sinh viên có lẽ cũng đã sinh sống ở nước nhà lâu năm, quen với lối sống bên này hơn. Thế nên, khi sang những môi trường khác, các bạn ít nhiều sẽ bị sốc văn hóa vì sự khác biệt.

Ví dụ, môi trường ở Mỹ chú trọng tính cách và lối sống cá nhân hơn là lối sống tập thể của văn hóa Á Đông. Thực sự sẽ rất phí phạm tài năng nếu mình có khả năng mà không được sinh sống và làm việc trong môi trường phù hợp.

(PV) Bạn nghĩ sao khi Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) rất thành công khi đưa đi đào tạo gần 300 tiến sĩ tại các trường đại học hàng đầu nước Mỹ và ngay trên đất Mỹ, những người này đều có những thành công và đóng góp nhất định cho khoa học. Nhưng khi quay về, nhiều người loay hoay tìm một chỗ đứng, một vị trí công chức nghiên cứu hay giảng dạy. Suy nghĩ của bạn về vấn đề này như thế nào? 

(Đinh Nho Minh) Tôi nghĩ một phần nguyên nhân là do chúng ta chưa tính đường dài. Cụ thể hơn là xem xét xem chúng ta giáo dục người cho vị trí và ngành nghề nào. Vì vậy, nước ta thường xuyên để xảy ra tình trạng thiếu hoặc thừa người ở các ngành, không chỉ với du học sinh mà còn với học sinh, sinh viên trong nước nữa.

(PV) Có một câu nói vui trong giới du học sinh là nếu có bệ phóng thì về Việt Nam là sự lựa chọn tuyệt vời nhưng nếu không có gì là cơ hội, thì sự kêu gọi trở về để cống hiến của chính phủ cũng đã lỗi thời và bảo thủ trong một thế giới phẳng. Quan điểm của bạn về vấn đề này như thế nào? 

(Đinh Nho Minh) Như tôi đã nói ở trên thì việc có về hay không cũng nên phụ thuộc vào việc mình có phát huy bản thân mình để đóng góp được không. Có lẽ nếu du học sinh cảm thấy bệ phóng của mình không đủ để phát huy khả năng của mình thì chọn một môi trường ở nước nài để làm việc cũng không phải là một điều sai. Tuy nhiên, nếu du học sinh thực sự tin vào khả năng thành công dù không cần bệ phóng của mình thì tôi nghĩ không có lí do gì mà không thử.

Tôi đã từng thấy nhiều bạn du học sinh bỏ nghề nghiệp ở nước nài để về Việt Nam lập nghiệp, làm start up và đạt được thành công lớn. 

2c9e04be4_q.jpg
Minh tham gia nhiều hoạt động của du học sinh tại Mỹ.

(PV) Theo bạn chính phủ Việt Nam nên có những ưu tiên gì cho du học sinh khi trở về nước cống hiến?

(Đinh Nho Minh) Tôi nghĩ chính phủ Việt Nam cần tạo điều kiện để giúp du học sinh có thể dễ dàng hòa nhập và phát huy khả năng của bản thân mình khi về nước. Để làm được điều đó thì chúng ta cần phải tìm hiểu về thêm về mong muốn và khả năng của du học sinh bằng nhiều biện pháp như đối thoại, diễn đàn... nhằm giúp cả hai bên hiểu nhau hơn.

(PV) Cám ơn những chia sẻ của bạn về vấn đề này, chúc bạn đạt được nhiều thành công trong công việc.


Profile: 
Họ tên: Đinh Nho Minh

DOB: 02/10/1996 (Thiên Bình)

Cựu học sinh chuyên Lý, trường THPT Hà Nội - Amsterdam

Từng là sinh viên lớp Anh 18 Khối 6 Kinh tế K53 -  Khoa Thương mại Quốc tế - Đại học Nại thương.

Hiện là sinh viên ngành Quan hệ quốc tế trường Đại học Tufts, Mỹ

Thành tích:

- Học bổng toàn phần (220. 000 USD/4 năm), Đại học Tufts 2015 - 2019.

- IELTS 8.0; SAT 2270; SAT II: Toán 800/800, Lý 800/800.

- Đồng sáng lập và Phó ban Nội dung Tổ chức Hợp tác Thanh niên Việt Nam (VYCO).

- Phó Tổng Thư kí Chương trình Mô phỏng Liên Hợp Quốc dành cho học sinh Trung học Phổ thông (Little MUN 2015).

- Chủ tọa Hội đồng Khủng hoảng Lịch sử Chương trình Mô phỏng Liên Hợp Quốc (VYMUN 2014).

- Đại biểu "Oxford International Model United Nations 2014".

- Đại biểu "Yale - NUS Model ASEAN 2014". 

- Đại biểu "Hanoi Model United Nations 2013".

Thực hiện: Cường Ngô

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN