Dù phản ứng kịp thời nhưng tại sao Peru vẫn trở thành một điểm nóng COVID-19?

(Sóng trẻ) - Peru là một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Mỹ thực hiện các biện pháp phòng ngừa COVID-19 nghiêm ngặt, ban hành lệnh toàn dân ở nhà, lệnh giới nghiêm và đóng cửa biên giới. Vậy Peru trở thành một trong những điểm nóng của Nam Mỹ?

Tính đến ngày 25/5, Peru xác nhận có hơn 123.900 ca nhiễm COVID-19 và 3.600 ca tử vong - đứng thứ 2 chỉ sau Brazil cả về số ca mắc và tử vong ở Nam Mỹ.

Hai nước xử lý dịch bệnh theo cách hoàn toàn khác nhau: Trong khi Tổng thống Brazil - Jair Bolsonaro xem nhẹ các mối nguy hiểm do COVID-19 gây ra, thì vào ngày 15/3 Tổng thống Peru - Martin Vizcarra tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc bao gồm tự kiểm dịch bắt buộc và đóng cửa biên giới nước này.

Nhưng tình hình dịch bệnh của hai nước đều trầm trọng như nhau.

1b1550243_200525154900perucovidhotspotwhyexlarge169.jpg
Một linh mục tiến hành nghi lễ sau lễ tang của các nạn nhân COVID-19 tại nghĩa trang El Angel, ở Lima vào ngày 21 tháng 5.

Khoảng 85% giường ICU của Peru có máy thở hiện đang bị chiếm đóng ( theo số liệu của chính phủ) và tình trạng quá tải tại các bệnh viện vô cùng đáng sợ.
"Tình huống này không chỉ là một trường hợp khẩn cấp mà còn là một thảm họa. Điều này được nhận định là một tình huống mà đại dịch đã vượt tầm kiểm soát của ngành y tế", Tiến sĩ Alfredo Celis thuộc Đại học Y Peru chia sẻ với CNN.

Tại sao một đất nước phản ứng kịp thời và nghiêm túc chống dịch lại rơi vào tình trạng này?

Nhu cầu lớn hơn so với các biện pháp kiểm dịch

Sự bất bình đẳng sâu sắc ở Peru là một trong những lý do đầu tiên. Theo Tiến sĩ Elmer Huerta - một bác sĩ người Peru và là người chia sẻ thông tin với CNN: "Những gì tôi chứng kiến là virus làm phân hóa sâu sắc kinh tế xã hội ở mọi nơi”.

Nhiều người nghèo ở Peru không có lựa chọn nào khác nài việc mạo hiểm ra khỏi nhà để làm việc, tìm kiếm thực phẩm hoặc thậm chí là giao dịch ngân hàng.

“Ví dụ, chỉ 49% hộ gia đình Peru sở hữu tủ lạnh hoặc tủ đông (61% ở khu vực thành thị), theo Điều tra dân số năm 2017 của đất nước. Điều này có nghĩa là có rất nhiều người phải đến chợ hàng ngày để mua thực phẩm vì họ không có khả năng dự trữ”, Huerta nói.

Vào ngày 14 tháng Tư - khoảng một tháng sau khi Peru ban hành chính sách mọi công dân bắt buộc phải ở nhà và thực hiện lệnh giới nghiêm - CNN chi nhánh TV Peru đã chiếu hình ảnh bên nài một khu chợ ở nại ô Lima. Người mua hàng đã xếp hàng chờ đợi trong nhiều giờ. Hầu hết đeo mặt nạ, nhưng cách ly xã hội dường như là điều không thể.

"Chúng tôi phải chịu đựng (đám đông) vì không còn cách nào khác", một phụ nữ đứng xếp hàng nói với TV Peru: "Nếu không, chúng tôi sẽ không có thức ăn. Chúng tôi không có gì để ăn, đó là lý do tại sao chúng tôi đến đây".
Vào ngày hôm đó, số lượng các trường hợp nhiễm COVID-19 được xác nhận ở nước này là 10.303. Và đến nay số lượng này cao gấp 10 lần.

1b1550243_1200pxcovid19_outbreak_cases_in_peru.svg.png
Biểu đồ số lượng các ca nhiễm COVID-19 tại Peru ngày 24/5

Hậu quả không thể lường

Nhiều người cũng chen chúc tại các ngân hàng khi cố gắng tham gia vào các quỹ cứu trợ COVID-19. “Gói hỗ trợ của chính phủ với mong muốn giúp hàng triệu gia đình dễ bị ảnh hưởng nhất bởi đại dịch của Peru là một ý tưởng tốt, nhưng cách triển khai gói hỗ trợ này không hiệu quả”, Kristian Lopez Vargas - một nhà kinh tế và trợ lý giáo sư Peru tại Đại học California, Santa Cruz nói.

Trong một báo cáo năm 2019, cơ quan quản lý các ngân hàng của Peru thông báo rằng chỉ có khoảng 38% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng. Việc này dẫn đến phần lớn người nhận viện trợ phải trực tiếp đến ngân hàng để lấy tiền của họ.

"Không khó để dự đoán hành vi của mọi người trong khi mong muốn tiếp cận gói hỗ trợ này", Lopez Vargas nói với CNN. "Thay vào đó, những chính sách này gây ra tác hại không cần thiết bằng cách khiến mọi người tụ tập thành đám đông lớn trong các ngân hàng."

Nhiều người Peru cũng sống và làm việc mà không thể thích nghi với lệnh cách ly xã hội. Theo Lopez Vargas, hơn 30% hộ gia đình ở Peru sống trong điều kiện quá đông đúc, với 4 hoặc nhiều người ngủ trong cùng một phòng.

Và hơn 72% làm việc trong nền kinh tế phi chính thức (theo Viện Thống kê và Thông tin Quốc gia Peru). Đối với những người sống hàng ngày trong khu vực phi chính thức, việc kiếm thu nhập thường xuyên phụ thuộc vào việc đi làm và không tự cô lập.

Điều này kết hợp với nhu cầu của hàng triệu người muốn có được thực phẩm và các mặt hàng khác từ các thị trường đông đúc "là một hỗn hợp bùng nổ", Lopez Vargas nói.

Tổng thống Vizcarra đã gia hạn tình trạng khẩn cấp cho đến ngày 30 tháng 6, giữ nguyên lệnh tự kiểm dịch và lệnh giới nghiêm bắt buộc trên toàn quốc. Đây là lần thứ 5 các biện pháp khẩn cấp đã được gia hạn. Nhưng lần này, phần mở rộng đã được kết hợp và ủy quyền cho một số doanh nghiệp nhất định mở cửa trở lại, bao gồm các dịch vụ như thẩm mỹ viện, giao thực phẩm và nha khoa.

Các ưu tiên của Peru trong việc thực thi các hướng dẫn về sức khỏe cũng dường như đã phát triển kể từ khi tình trạng khẩn cấp được tuyên bố lần đầu tiên. Đầu tháng 4, Vizcarra đưa ra báo cáo rằng trong những tuần đầu tiên của nhiệm vụ ở nhà, có tới 3.000 người đã bị giam giữ vì không tuân thủ các biện pháp.

Một bài học rút ra từ những biện pháp phản ứng với đại dịch là mọi người phải thay đổi một số "hành vi xã hội đã gây ra nhiều thiệt hại", ông nói thêm.

Vizcarra nói: "Loại hành vi này là cá nhân, ích kỷ ... bỏ qua những gì đang xảy ra xung quanh chúng ta, và chính xác những gì đã gây ra tình trạng này cho chúng ta, không chỉ ở Peru, mà cả thế giới".

Nhưng Huerta, bác sĩ và Lopez Vargas, nhà kinh tế, thận trọng trước việc đổ lỗi quá nhiều cho người dân. Các vấn đề tiềm ẩn mà đại dịch đặt ra không phải là mới.
Hoa Lệ

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN