Đừng tham như Mõ

(Sóng Trẻ) - Trong cơ chế thị trường, nhiều “con cháu” của Mõ vẫn chưa thể gỡ bỏ cách gọi châm biếm của người đời. Thậm chí “tham như mõ” lại được đẩy lên với nhiều cung bậc cao hơn.

Dưới góc độ là một "phương tiện truyền tin”, Mõ được xem là phương tiện thông tin sơ khai nhất của xã hội Việt Nam.“Mõ” là người có nhiệm vụ gõ mõ và thông báo các chỉ thỉ của chức sắc trong các làng xã cổ Việt Nam. Nài ra, nhiệm vụ của Mõ còn phải tuần phòng ban đêm và gõ từng hồi mõ báo hiệu giờ giấc. Thù lao công việc mà Mõ nhận được do người làng “bố thí” cho sau mỗi mùa thu hoạch.

Hình thức nhận thù lao của Mõ cũng khá đặc biệt. Cứ sau mỗi vụ thu hoạch mùa màng, Mõ lại “rồng rắn” cả gia đình đi đến trước cổng từng nhà người trong làng để “đòi được bố thí”.

Khi đến trước cổng nào, Mõ đánh liền mấy hồi mõ để người ở trong nhà nghe thấy. Họ sẽ mang ít sản phẩm đã thu hoạch ra cho Mõ. Nhà nào “bố thí” ít quá mõ ta cũng không “kỳ kèo bớt một thêm hai” mà chỉ đứng đó tiếp tục gõ mõ chờ đợi.

 
01134820c_30122011222953188.jpg

Người Việt Nam ta thường có tính “sĩ diện” rất cao. Sợ bị mang tiếng là keo kiệt nên nhanh chóng “bố thí” thêm để mõ kia không “đứng ì” trước cổng nhà mình nữa. Khi cảm thấy bằng lòng thì gia đình Mõ mới lại “rồng rắn” đến nhà khác. Từ đó điển tích “tham như mõ” mới được người đời gắn cho Mõ một cách châm biếm.

Đó là chuyện xưa. Ấy vậy mà, trong cơ chế thị trường hiện nay nhiều “con cháu” của Mõ vẫn chưa thể gỡ bỏ cách gọi châm biếm của người đời. Thậm chí “tham như mõ” lại được đẩy lên với nhiều cung bậc cao hơn.

Đó là các hiện tượng lợi dụng truyền thông, lợi dụng báo chí để tống tiền, bảo kê… Sức mạnh của đồng tiền giúp cho nhiều “con cháu” của Mõ nói không thành có, biến đen thành trắng…

Lòng tham đó bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân, là kẻ thù của lợi ích chân chính. Đi ngược lại với lợi ích chung là là những biến đổi tiêu cực trong đạo đức nghề nghiệp của nhiều nhà báo hiện nay. Báo chí, nhà báo trên một phương diện nào đó cũng vì thế chưa thực sự phát huy hiệu quả vai trò của mình như: Phản ánh sự kiện chân thật, khách quan; chư làm tốt cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; thông báo cho nhân dân biết về các vấn đề mới; giáo dục, giải trí, giải thích đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, truyền thống, bảo vệ quyền lợi của người dân;…

Chống bệnh tham lam thì phải xây dựng đội ngũ nhân lực phục vụ ngành báo chí phải vừa "hồng" vừa "chuyên". Đòi hỏi nhà báo phải có đạo đức cách mạng. Muốn có đạo đức cách mạng thì phải học tập, rèn luyện, tu dưỡng liên tục, thường xuyên.

                                                                   Đào Dâng Triều

Lớp Báo chí K.31B

Học viện Báo chí và Tuyên Truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN