Gặp gỡ cô nàng mang trong mình nỗi sợ “không có đồ ăn”
(Sóng Trẻ) - Như đã trở thành một thói quen, ngày nay khi muốn lựa chọn quán ăn, xem xét giá cả và quan trọng nhất là biết trước nó nn hay dở, các bạn trẻ thường tìm đến những trang Food review. Trong đó phải kể đến tài khoản mang tên No Food Phobia của cô nàng Vũ Thị Mỹ Linh, địa chỉ tin cậy của các “tín đồ” đam mê ẩm thực.
Nỗi sợ “không có đồ ăn”
Mỹ Linh là một “tín đồ” đam mê ẩm thực chính hiệu, nếu bạn theo dõi cô gái này từ lâu, chắc chắn sẽ biết rằng những bài nhận xét về quán xá, đồ ăn, thức uống đã xuất hiện trên tài khoản của nàng từ năm 2015, khi trào lưu này còn chưa phổ biến rộng rãi và dần dần trở thành một nghề “hái” ra tiền như bây giờ. Mỹ Linh chưa bao giờ nghĩ rằng nó là công việc, mà đơn giản chỉ xuất phát bằng sự yêu thích cá nhân. Dần dà, khi tài khoản được lấp đầy bằng hình ảnh món ăn thường ngày, tất tần tật cơm canh, bánh trái, đồ ăn vặt từ trong nhà ra đến tận đầu ngõ, cô mới nảy ra ý tưởng “nâng cấp” nó: “Thay vì chỉ up ảnh bình thường thì mình thêm chút “gia vị” bằng cách chia sẻ cảm nhận, đánh giá và giới thiệu địa điểm nn - bổ - rẻ cho bạn bè. Thế rồi trang instagram của mình được nhiều bạn ghé thăm, từ đó đến nay cũng gần hai năm rồi đấy”, Linh vui vẻ đáp.
Mỹ Linh có một niềm đam mê bất tận với đồ ăn, từ một sở thích bình thường,
cô đã biến nó thành công việc nghiêm túc
Chuyện “nâng cấp” tài khoản bắt đầu bằng cái tên đầy thú vị “No Food Phobia”, khiến ai lần đầu nghe qua cũng cảm thấy vô cùng khó hiểu. Thật ra, nó được một người bạn của “chính chủ” đặt, mang ý nghĩa sợ hãi hay ám ảnh điều gì đó, với Linh điều khiến cô nàng cảm thấy bất an nhất chính là “sợ không có đồ ăn”. Có lẽ chính vì nỗi sợ “đặc biệt” này mà cô nàng đã làm một người “ăn hộ thiên hạ” để có cơ hội “thưởng thức cả thế giới”. Tính đến thời điểm hiện tại, tài khoản ấy đã có hơn 65 nghìn lượt theo dõi và mỗi bài đăng đều nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Suốt ba năm kiên trì gây dựng và tạo ra dấu ấn riêng cho mình, Mỹ Linh vẫn không ngừng sáng tạo nội dung và cập nhật các xu hướng mới mẻ, đó là lý do vì sao giữa sự đổ bộ mạnh mẽ của vô vàn gương mặt mới trong giới đánh giá đồ ăn, No Food Phobia vẫn có một sức ảnh hưởng nhất định.
Mỗi bức ảnh được đăng tải lên trang đều mất rất nhiều thời gian để hậu kỳ
Để trở thành một Food reviewer xem ra khá dễ dàng, khi chỉ cần một chiếc điện thoại có chức năng chụp ảnh tốt, cùng vài dòng chia sẻ cảm nhận là có thể biến giấc mơ thành hiện thực. Chính vì sự dễ dàng ấy cũng khiến công việc này sớm bị bão hòa với tốc độ đào thải đến chống mặt. Để trở nên nổi bật giữa hàng nghìn tài khoản khác, bạn cần tìm ra nét riêng trong phong cách của mình. Ghé thăm No Food Phobia là có thể bắt gặp ngay “thiên đường ẩm thực” đa dạng. Những bức ảnh chỉnh chu được chủ nhân cẩn thận hậu kỳ trước khi xuất bản, từ bánh mì, xiên nướng, chân gà, vỉa hè đến thịt nướng trên đá, lẩu thập cẩm sang trọng trong nhà hàng. Nói về tiêu chí lựa chọn, cô gái thẳng thắn chia sẻ: “Đồ ăn phải nn mới xứng đáng để review, sau đó là các nại cảnh bên nài như dịch vụ, không gian, hình thức bày biện”.
Viết thế nào để người đọc cảm thấy hứng thú, bị hấp dẫn cũng chẳng phải chuyện dễ dàng. Nhiều Food reviewer quá chăm chút vào hình ảnh mà quên mất sử dụng ngôn từ hoặc quá dài dòng lan man. Với kinh nghiệm ba năm tích lũy được, Linh biêt cách khiến mọi người phải theo đọc hết nội dung mình viết ra. Mỗi bài đều vừa vặn số chữ, vừa có cảm nhận cá nhân, nhận xét hương vị, điểm cộng, điểm trừ, vừa cung cấp đầy đủ địa điểm, giá cả. “Làm Food Reviewer không dễ, bởi tất cả những nhận định đều là ý kiến chủ quan của bản thân, đôi khi mình nhận được những ý kiến trái chiều, mình đều xem nó như những lời góp ý để chỉnh sửa và hoàn thiện suốt 3 năm qua.”
“Làm bằng tình yêu, bạn sẽ nhận được “quả ngọt””
Hiện nay, Food Review đang là nghề nghiệp đáng mơ ước của rất nhiều bạn trẻ. Bởi nếu chỉ cần nổi tiếng một chút, bạn sẽ được các nhà hàng mời đến ăn miễn phí, đổi lại một bài đăng quảng cáo thương hiệu. Mặc dù mọi đánh giá đều xuất phát từ ý khiến chủ quan của bản thân thế nhưng đối với Mỹ Linh, cô luôn luôn nhìn vào chất lượng món ăn để đưa ra những góp ý khách quan nhất: “Mình sẵn sàng từ chối kể cả khi khách hàng trả tiền nếu chất lượng món ăn không đảm bảo”.
Mỹ Linh cũng chia sẻ thêm rằng: “Muốn người khác tin tưởng những gì mình review thì trước hết mình phải là người review “có tâm”. Đối với bản thân tôi, mỗi khi đến một nhà hàng bất kì, cốt lõi sản phẩm phải nn thì tôi mới quay lại”. Giữa một cộng đồng quá nhiều Food Reviewer, tạo dựng được thương hiệu cá nhân cho mình đã không phải dễ dàng nhưng để tạo dựng được niềm tin một cách tuyệt đối nơi người đọc thì cần bản thân những người làm công việc Food Review phải đặt cả cái tâm của mình vào trong đó. Bởi niềm tin thì vốn có được đã khó, song làm mất lại rất dễ dàng, đôi khi chỉ cần qua 1,2 lần người đọc họ cảm thấy review của người này không “có tâm” là đủ. Vậy nên, với cô nàng Mỹ Linh, nhìn vào con số hơn 65 nghìn lượt theo dõi trên trang mạng xã hội Instagram và hơn 7 nghìn lượt theo dõi trên fanpage riêng của cô nàng ở Facebook, có thể nhận thấy rằng, Mỹ Linh đã có được một tầm ảnh hưởng cùng sự tin tưởng nhất định từ cộng đồng mạng.
Tài khoản No Food Phobia tập hợp rất nhiều món ăn, từ nhà hàng sang chảnh….
…đến món ăn đường phố thân quen
Tuy nhiên, Mỹ Linh cũng có những chia sẻ về việc Food Review chỉ là công việc “tay trái” của cô, hỗ trợ cho công việc chính hiện tại cô nàng đang làm. Ấy thế nhưng, phải nói lại ngay rằng, Mỹ Linh chưa bao giờ nghĩ tới việc không dành thời gian, công sức chăm chút cho “đứa con tinh thần” ấy dù cô nàng có bận rộn đến đâu đi chăng nữa. “Về No Food Phobia, tôi muốn phát triển nhiều lắm. Nghĩ ra bao ý tưởng nhưng vẫn chưa chăm chút được vì thời gian này chị đang bận cho công việc chính của mình. Nhưng mọi người chờ đợi nhé, sẽ có một trang blog đúng nghĩa với nội dung có chiều sâu, lắng đọng và hình ảnh "đã mắt" hơn nhiều”
Nhìn bề nài, cứ ngỡ rằng những người làm nghề Food Review “sướng nhất” vì được đi ăn, được thưởng thức biết bao là thứ hấp dẫn, được đến các nhà hàng sang trọng, nhưng thực ra họ lại chính là “chuột bạch” để nếm thử những món ăn đầu tiên. Nếu nn thì không sao nhưng nếu không nn hay có vấn đề gì, những Food Reviewer lại chính là người “đứng mũi chịu sào”. Thêm nữa, theo một quy luật tự nhiên, có ăn thì sẽ chắc chắn sẽ có sự tăng cân nên họ cũng cần chủ động kiểm soát cân nặng của chính mình. Chị Mỹ Linh chia sẻ: “Tôi tăng nhiều lắm chứ, thậm chí đỉnh điểm có tháng tăng 5kg cơ. Nhưng sau khi ý thức được cơ thể nặng nề, không tự tin với nại hình nên tôi lại đi tập để giảm cân”. Và cô nàng cũng không quên nói thêm rằng: “Nói chung tôi thấy làm Food Reviewer là một vòng luẩn quẩn của cân nặng, lên xuống thất thường” (cười)
Công việc nào cũng có rất nhiều khó khăn, Food Review cũng vậy, chỉ là nó bị che khuất bởi những hình ảnh lung linh trên mạng mà thôi.
Bất kì công việc nào cũng vậy, đều có những thuận lợi và khó khăn, quan trọng là bản thân mỗi người khi xác định theo đuổi công việc ấy có thực sự muốn làm hay không. Khi Food Reviewer đang là công việc thu hút sự quan tâm của đông đảo các bạn trẻ hiện nay thì bên cạnh gia vị “tình yêu”, “đam mê”, nó cần cả gia vị “khác biệt” để tạo nên thương hiệu Food Reviewer của riêng bạn. “Ai mà chẳng có thể review nhưng nếu muốn nổi bật trong hàng trăm, hàng nghìn người thì bạn phải tìm ra hướng đi và cá tính riêng biệt cho bản thân. Hãy làm nó bằng rất cả tình yêu, niềm đam mê và sự kiên trì, chắc chắn bạn sẽ nhận được “quả ngọt””. Đó là những chia sẻ cuối cùng khép lại cuộc trò chuyện của cô nàng Food Reviewer Vũ Thị Mỹ Linh, người mang trong mình nỗi sợ “không có đồ ăn”.
Hà Linh- Hương Giang
Cùng chuyên mục
Bình luận