Gian nan cái chữ vùng cao

(Sóng trẻ) - Điều kiện học tập tuy khó khăn, nhưng các em học sinh huyện Quan Hóa lại rất chăm học. Hàng ngày các em vẫn vượt vài km đường qua những dốc đá cheo leo, dựng đứng, để đến với các thầy, cô để được múa hát, vui chơi và hơn cả là để học cái chữ.

Trong tiết trời se lạnh ở vùng núi cao, dù trời nắng hay mưa các thầy cô vẫn phải lặn lội đi bộ vài km đường núi để gieo con chữ đến các bản làng. Mỗi ngày vượt đường xa đến các bản gọi các em đến lớp đã trở thành công việc hằng ngày của cô giáo, thầy giáo vùng cao. Xong, gọi được học sinh đến lớp đã khó nhưng giữ được các em còn khó hơn. 

Chặng đường dài đến trường là những bậc đá quanh co, uốn lượn quanh ngọn núi, những con đường dốc đứng tưởng như lên trời, có lúc lại như xuống vực sâu hun hút. Đường đi xung quanh chỉ toàn đá, hòn to, nhỏ, cao, thấp chen chúc nhau. Xen giữa các hốc đá là những mầm xanh của cây ngô và hoa màu do người dân bản địa trồng.

4fc9cf8df_hinh_anh_1.jpg

Lớp học của trẻ em vùng cao

Những đứa trẻ trong lớp học, gương mặt em nào cũng lem luốc vì đất, đầu tóc không được chải chuốt gọn gàng như những đứa trẻ cùng trang lứa khác. Quần áo cũ rách, đã bạc màu được vá chằng chịt, có em cởi trần vì áo không có cúc, đi chân đất, đứng ngồi, lổn nhổn trên nền đất lồi lõm.

Hơn nữa nguyên cả dãy nhà gần 10 phòng, dựng tạm bằng tre nứa đã mục ruỗng và lợp những tấm tranh rách nát. Những mái tranh, cột kèo ẩm mục, chỉ cần cơn gió mạnh thổi qua, những tàn tranh mục nát bay lả tả xuống, nhưng với niềm ham mê khát chữ các em vẫn ngày ngày đến lớp...

Bàn ghế học sinh chỉ là những chiếc bàn, ghế xiêu vẹo, được đóng để dùng tạm cho các em ngồi, còn các thầy cô hầu như phải đứng cả buổi để giảng bài. Các phương tiện khác để phục vụ giảng dạy nài sách giáo khoa thì hầu như không còn gì. Một dãy nhà tạm ken vách nứa cũ nát xộc xệch nghiêng sang một bên, sắp đổ. Bàn nghế xập xệ mục gẫy có ghế không có chân, có bàn thì không có ghế. Trường học đơn xơ, thiếu thốn, đồ dùng học tập của các em không có gì nài một quyển vở và chiếc cặp cũ kỹ.

4fc9cf8df_hinh_anh_2_2.jpg

Con đường đến trường của các em

Đám trẻ vùng cao đi bộ hằng ngày vài km để học chữ; trong đó có những em học mẫu giáo mới lên 3, lên 4 tuổi. Trên đôi chân các em, những đôi dép cũ mèm, mòn vẹt, quai rách tứ bề, nhiều đôi tàn tạ thảm hại nhưng vẫn được khâu, ghép bằng vô số dây nhợ... Ấy thế nhưng những em có dép đi đã là một điều rất may mắn; còn nhiều em vẫn phải đến lớp trên những đôi chân trần, xéo lên sỏi đá, giẫm xuống ổ gà, ổ voi với đầy gai góc.

Mặc cho nắng cháy, mưa dầm, các em vẫn toát lên vẻ hồn nhiền, trong trẻo. Sức sống mãnh liệt vẫn dâng trào trong những trái tim non nớt của các em, với niềm ham mê khát chữ. Lẽ ra ở độ tuổi này, các em phải vô tư chơi đùa, được cha mẹ chăm sóc. Nhưng vì cha, mẹ các em nhiều người mù chữ , nhận thức hạn chế, tập tục lạc hậu, đẻ con nhiều để đi làm nương rẫy, đời sống khó khăn…đè nặng lên tuổi thơ của các em không đủ cơm ăn, áo mặc…

Phòng ở cho giáo viên ở đây cũng chỉ là nhà tạm xiêu vẹo, chật chội, những tấm tre được đan lâu năm có màu đen mốc, mái lợp bằng những viên ngói cũ kỹ không lành lặn căn phòng không có cửa sổ, ánh sáng lọt vào phòng qua những khe hở của tấm tre đan mong manh. Vật dụng đáng giá nhất của căn phòng khoảng 15m2 này chỉ là chiếc đồng hồ treo tường "tài sản" chung của các cô giáo trẻ, ngay cả chiếc bàn để thầy cô dùng để tiếp khách cũng là điều xa xỉ.

Trong hoàn cảnh khó khăn ấy các thầy cô giáo không ngại gian khó thường xuyên băng rừng lên tận nhà gặp phụ huynh các em phân tích, vận động cho con em họ đi học. Tuy vậy ở nhà hoàn cảnh đi học của các em đã khó khăn, đến trường học cũng rất “nghèo nàn” khiến các em thêm thiệt thòi. 
Hình ảnh 3: Các em vẫn toát lên vẻ hồn nhiên, trong trẻo

Vượt lên mọi vất vả, khó khăn, những người thầy người cô nơi đây luôn hết lòng tận tụy đem con chữ gieo vào những mầm xanh nơi bản làng. Trong sinh hoạt thường ngày với những học sinh, họ cũng như những người cha, người mẹ thứ hai của các em. Đa phần các em học sinh nơi đây đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Có nhiều em đã phải nghỉ học để ở nhà giúp gia đình làm nương rẫy.

Điều kiện học tập tuy khó khăn, nhưng các em học sinh nơi đây lại rất chăm học. Hàng ngày các em vẫn vượt vài km đường qua những dốc đá cheo leo, dựng đứng, để đến với các thầy, cô, để được múa hát, vui chơi và hơn cả là để học cái chữ.

Vượt lên trên mọi khó khăn, thiếu thốn, các thầy cô nơi đây vẫn ngày ngày thầm lặng gieo con chữ cho các em học sinh chỉ với một hy vọng, một nỗi niềm đau đáu là rồi đây, ở những bản người dân tộc xa xôi và khó khăn như nơi đây sẽ không còn ai mù chữ. Ai cũng biết đọc, biết viết, biết làm tính. Các em sẽ thắp sáng bản làng bằng kiến thức được các thầy cô giảng dạy.
                                                                                                
 Hà Thị Toàn
                                                                                                Phát thanh K.31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN