Giao tiếp trên truyền hình - Trước ống kính và sau ống kính camera

(Sóng trẻ) - “Giao tiếp trên truyền hình – Trước ống kính và sau ống kính camera” của Giáo sư X.A Muratốp – giảng viên khoa Báo chí trường Đại học Lômônôxốp là một trong những giáo trình được dùng để giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành báo chí ở nhiều trường đại học, cao đẳng ở Nga. Ấn phẩm là một cuốn sách nghiệp vụ bổ ích cho những người quan tâm đến lĩnh vực báo truyền hình.

Nội dung cơ bản của cuốn sách là tâm lý quan hệ giữa nhà báo truyền hình với những đối tượng của mình. Trong đó tác giả đã phân chia thành 4 phần: Khoảng cách cá nhân, Yếu tố chân lý, Sự thú nhận đáp lại và Kinh nghiệm về những quy tắc đạo đức. 

Khoảng cách cá nhân trong đối thoại trên màn ảnh đã được trả giá bằng sự can dự nhân đạo của tác giả vào số phận của nhân vật trong phim, có lúc phải mất nhiều tháng trời giao tiếp để cho phép họ cởi mở đối thoại với nhau ngay cả trước ống kính. Khoảng cách cá nhân phải là khoảng cách ngắn nhất nhưng có sự tế nhị và chiến thuật nhất định, có quy luật về sự dàn cảnh và thông điệp đằng sau lời nói.

Yếu tố chân lý được tác giả phân tích ở ba khía cạnh: Vấn đề những tiềm lực khác nhau, quỷ dữ và những lời răn của người phỏng vấn, câu chuyện ngụ ngôn về Môza. Trong những cuộc phỏng vấn trên truyền hình, người phỏng vấn cần hỏi rõ ràng, ngắn gọn, đừng đưa ra những câu hỏi cụt ý, nên cụ thể hóa hơn nữa ý tưởng của mình. Bên cạnh đó cũng cần có những giây phút im lặng và thái độ đúng mực tôn trọng người đối thoại.

553448ffe_untitled.jpg
Giao tiếp trên truyền hình cũng là một nghệ thuật

Sự thú nhận đáp lại có thể hiểu là chiếc gương phản chiếu hình bóng của ai đó. Có thể là những người đương thời trong hồi ức của những người đương thời, giữa sự thật trong phim và hình tượng trong phim. Bên cạnh đó sự thú nhân đáp lại còn ẩn chứa trong những tư liệu kép về con người, trong nguyên tắc đồng sáng tạo trên phim ảnh.

Phần cuối cùng Kinh nghiệm về những quy tắc đạo đức là những nguyên tắc của đạo đức báo chí truyền hình. Bao gồm: ý thức trách nhiệm trước xã hội, trước khán giả, trước nhân vật và ngay cả đối với bản thân. Bên cạnh đó, thông tin trên truyền hình và tính xác thực của thông tin cũng là một trong những yếu tố nói lên đạo đức của một nhà báo truyền hình.

Giao tiếp trên truyền hình - Trước ống kính và sau ống kính camera
Tác giả: X.A. MuraTốp
Người dịch: Đào Tấn Anh
Nhà xuất bản: NXB Thông Tấn
Năm xuất bản: 2004
Số trang: 319
Giá: 35.000 VNĐ

Lê Quang Đức
Báo mạng điện tử K32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN