Trẻ con thành phố học làm nông dâ
(Sóng trẻ) - “Trẻ con thành phố thiệt thòi hơn trẻ nông thôn vì ít biết về thế giới tự nhiên. Mình nghĩ các con cần tiếp cận với thực tế nhiều hơn chứ không chỉ qua tranh ảnh, tivi, để con không bị nhầm lẫn và lúng túng khi tiếp xúc nài đời thực.”
Đó là suy nghĩ của bà mẹ trẻ Đinh Thị Hương (Hà Nội) sau khi bé Thóc – con gái chị năm nay hơn 4 tuổi hào hứng với buổi học nại khóa của trường. Trong buổi học đặc biệt này, Thóc được trực tiếp tham gia vào các hoạt động hàng ngày của người nông dân như bắt gà, bắt cá, trồng rau hay thu hoạch nông sản. Thay vì nhìn các loại cây qua hình ảnh hay các loại hoa lá bằng nhựa, các bé được tiếp xúc với đất, tự tay trồng cây.
Các bé được trực tiếp tham gia vào các hoạt động hàng ngày của người nông dân như bắt vịt, bắt cá.
“Mình rất vui vì sau những buổi học nại khóa, con tự tin hơn vào bản thân và biết tôn trọng môi trường sống. Về nhà, con biết giúp mẹ tưới cây ở ban công hay biết phân biệt giữa rau cải với xà lách, con trâu với con bò,…” – Chị Hương chia sẻ.
Nài các tiết học nại khóa nài trời, nhiều trường mầm non đã trang bị cho con trẻ những kĩ năng cơ bản để trờ thành… đầu bếp nhí. “Những tiết học Cooking của trường giúp các bé thêm yêu lao động, biết sẻ chia mà trước hết là với những người trong gia đình” – Chị Nguyễn Thu Huyền (Hà Nội) chia sẻ.
Trong giờ, trẻ được tìm hiểu về thực phẩm, gia vị cơ bản cho các món ăn, cách chế biến món đơn giản như nước hoa quả, xúc xích chiên xù, bánh mì kẹp,… Nhờ vậy, các bé sẽ được tập dượt kỹ năng nội trợ, thêm tình yêu với bếp núc và ham thích lao động.
Cô giáo hướng dẫn cách nhặt rau, làm salad
“Sau những buổi học, con dõng dạc đề nghị mẹ để con tự pha nước chanh hay làm trứng ốp la. Đến bữa, con ăn uống rất tự giác và còn biết giúp mẹ nhiều việc vặt trong bếp. Bé đặc biệt hứng thú với việc nhặt rau giúp mẹ vì đã được cô giáo hướng dẫn cách nhặt và rửa rau tại lớp.
Mình nghĩ việc các con được trải nghiệm môn học Cooking thế này rất có ý nghĩa. Không những giúp trẻ hiểu đa dạng về các món ăn, việc học nấu ăn còn giúp trẻ biết phân biệt các thức ăn có lợi, có hại hay phân loại nhóm thức ăn chứa chất béo, chất đạm, chất xơ. Nài ra, nhờ thế, các bé còn hiểu và chia sẻ công việc với bố mẹ, rèn được thêm khả năng quan sát, kỹ năng khéo léo trong lao động. Thậm chí, bé có thể tự làm được các món ăn hay đồ uống cho mình”.
Các bé thực hành nhặt rau
Theo chị Huyền, ở thành phố hiện nay hầu hết đều có người giúp việc. Điều này gây nhiều bất lợi cho trẻ vì cơm nước đã có người giúp việc lo. Nhiều gia đình quan niệm lớn lên trẻ sẽ biết làm hết. Do đó, các con không có cơ hội trải nghiệm, không biết cách nấu ăn.
Cha mẹ nên coi việc nấu ăn cũng là một buổi học cho con. Việc học này giúp đôi bàn tay trở nên khéo léo, giúp các con có tư duy sáng tạo về tổ chức công việc, biết nên làm gì trước, nên làm gì sau. Nếu không làm bếp, các con sẽ bị bỏ qua những bài học thiết thực nhất như tại sao nước luộc rau lại xanh, đun nhiều nước sẽ bốc hơi, rồi nước có muối sẽ sôi nhanh hơn hay tại sao vắt chanh vào nước rau, nước lại đổi màu,… Đó đều là những bài học trải nghiệm thực tế cần thiết cho trẻ.
Thúy Nga
Cùng chuyên mục
Bình luận