Hành trình tìm về quá khứ qua các điểm đến lịch sử độc đáo

(Sóng trẻ) - Vào dịp nghỉ lễ 30/4, người dân tại Hà Nội nhộn nhịp tới tham quan các khu di tích lịch sử, bảo tàng nổi tiếng tại Thủ đô. 

Tụ điểm khám phá “hồn sử”

Vào những ngày lễ trọng đại của dân tộc, các di tích lịch sử luôn thu hút đông đảo du khách tham quan. Trong cảm xúc tự hào và biết ơn ấy, những người con đất Việt với một trái tim hướng về lịch sử, về quá khứ oanh liệt, kiên cường của Tổ quốc đã cùng đặt chân đến những địa điểm mang đậm dấu ấn “hồn sử” để tìm hiểu, bày tỏ lòng biết ơn với những cột mốc của một thời đã qua. Nhà tù Hỏa Lò (Hoàn Kiếm, Hà Nội) là điểm đến mang lại nhiều ấn tượng cho những du khách ghé thăm trong dịp lễ 30/4. 

Tấp nập người dân đến tham quan tại khu Di tích Nhà tù Hỏa Lò. (Ảnh: Lê Châu)
Tấp nập người dân đến tham quan tại khu Di tích Nhà tù Hỏa Lò. (Ảnh: Lê Châu)

Bất chấp cái nóng của Thủ đô những ngày này, ngay từ sớm, đã có rất nhiều du khách đứng đợi xếp hàng để mua vé vào tham quan khu Di tích. Nhà tù Hỏa Lò đã trở thành “địa chỉ đỏ”, nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. 

Bạn Gia Hân (13 tuổi, Long Biên) bày tỏ: “Mình lựa chọn nhà tù Hỏa Lò vì đây là một trong những địa điểm có ý nghĩa linh thiêng với Tổ quốc, thể hiện được tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường của những người anh hùng đã hy sinh cho nền độc lập, tự do của đất nước”.

Gia Hân chia sẻ thêm: “Khi đặt chân đến đây mình cảm thấy lòng yêu nước được dâng trào, thêm tự hào và biết ơn trước công lao to lớn của các thế hệ trước”. (Ảnh: Ngọc Diệp)
Gia Hân chia sẻ thêm: “Khi đặt chân đến đây mình cảm thấy lòng yêu nước được dâng trào, thêm tự hào và biết ơn trước công lao to lớn của các thế hệ trước”. (Ảnh: Ngọc Diệp)

Nhà tù Hỏa Lò được ví như “địa ngục trần gian” trong giai đoạn đất nước còn chiến tranh gian khổ. Cô Đỗ Thị Nga (Hà Nội) xúc động bày tỏ: “Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, tôi mang một trái tim đầy biết ơn và tự hào đến với di tích nhà tù Hỏa Lò để tìm hiểu thêm về lịch sử dân tộc, những giá trị tốt đẹp của ông cha ta trong suốt quá trình xây dựng Tổ quốc”.

Cô Nga chia sẻ: “Tôi có ấn tượng sâu sắc với hình ảnh các tù nhân bị thực dân Pháp giam giữ được tái hiện lại rất chân thực tại đây. Qua hình ảnh đó tôi hiểu được rằng để có được Việt Nam ngày hôm nay, cha ông ta đã phải đổ biết bao mồ hôi, xương máu. Tôi thấy yêu và tự hào về những trang sử vẻ vang của Tổ quốc”.

Ngoài các Di tích lịch sử thì các Bảo tàng là điểm đến được nhiều khách du lịch lựa chọn trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trong đó, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Hoàn Kiếm, Hà Nội) là địa điểm được nhiều người dân, đặc biệt là các bạn trẻ lựa chọn. Bạn Khánh Linh (sinh viên năm 3, Đại học Tôn Đức Thắng - TP Hồ Chí Minh) không giấu nổi sự thích thú khi tham quan, tìm hiểu về các hiện vật, chứng tích lịch sử tại đây.

Lý giải cho sự thích thú ấy, Khánh Linh tiết lộ: “Mình là sinh viên ngành du lịch, đồng thời cũng là một người đam mê tìm hiểu lịch sử. Chính vì vậy, mình tranh thủ kỳ nghỉ dài ngày này để bay ra Hà Nội khám phá”. 

Ảnh - “Khi tìm hiểu lịch sử Việt Nam tại bảo tàng, mình thấy hiểu hơn về những gì mình từng đọc, từng học qua sách vở”, Khánh Linh chia sẻ. (Ảnh: Khánh Nhi)
“Khi tìm hiểu lịch sử Việt Nam tại bảo tàng, mình thấy hiểu hơn về những gì mình từng đọc, từng học qua sách vở”, Khánh Linh chia sẻ. (Ảnh: Khánh Nhi)

Cảm xúc đúc kết từ các giá trị lịch sử

Di tích nhà tù Hỏa Lò và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia mang đến trải nghiệm đặc biệt không chỉ ở những hoạt động, hình ảnh và phòng trưng bày ấn tượng. Những địa điểm trên còn khiến du khách thấu hiểu và đúc kết được nhiều bài học qua các dấu ấn lịch sử đáng tự hào, cùng phẩm chất dũng cảm, kiên cường của dân tộc ta. 

Các khu di tích lịch sử không chỉ đón chào du khách tới chụp hình, lưu lại những khoảnh khắc đẹp và ấn tượng mà các địa danh ấy còn được người dân tìm tới như một nơi lý tưởng để tìm hiểu, khám phá và tích lũy thêm về lịch sử dân tộc, về những “mốc son” rạng rỡ thời kháng chiến. Từ đây, người dân cũng có những nhận thức, suy nghĩ rõ ràng, sâu sắc hơn về sử Việt, về ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 

Khánh Linh - sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng biết ơn về công lao của cha ông trong quá khứ. Trên thế giới ngày nay vẫn còn nhiều quốc gia phải đối mặt với chiến tranh hay chia cắt các miền trong một quốc gia. Tuy nhiên, ngày tháng 4 lịch sử ấy đã giúp Việt Nam được thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Một quốc gia độc lập, thống nhất là một điều vô cùng hạnh phúc.

Cùng suy nghĩ với Khánh Linh, bạn Trần Tuấn Đạt (bên trái) chia sẻ: “Mình thấy biết ơn sự hy sinh của cha ông ta để cho dân tộc có được độc lập như ngày nay”. (Ảnh: Khánh Nhi)
Cùng suy nghĩ với Khánh Linh, bạn Trần Tuấn Đạt (bên trái) chia sẻ: “Mình thấy biết ơn sự hy sinh của cha ông ta để cho dân tộc có được độc lập như ngày nay”. (Ảnh: Khánh Nhi)

Cùng với đó, Tuấn Đạt nói riêng và người dân Việt Nam nói chung đã đúc kết được những bài học quý giá về sự dũng cảm, kiên cường và ý chí vươn lên để xây dựng một xã hội, một đất nước phát triển hơn. 

Ngày lễ 30/4 giúp người dân hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử dân tộc. Có lịch sử kháng chiến của cha ông, người dân Việt Nam mới có cuộc sống hòa bình ở hiện tại, bền vững và phát triển hơn nữa trong tương lai.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật1 ngày trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Tin nổi bật1 ngày trước

(Sóng trẻ) - Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bế mạc ngày 18/5, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN