Hát chầu văn - đậm đà văn hóa Việt
(Sóng trẻ) - Hát chầu văn là loại hình nghệ thuật đa ngành, là tổng hòa của sự kết hợp giữa nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau như âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu, văn học, vũ đạo, đạo cụ, trang phục và nghệ thuật trình diễn.
Hát chầu văn còn có tên gọi khác là hát văn hay hát bóng là những giai điệu phục vụ tín ngưỡng của người Việt, với cách sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh, lời văn chau chuốt không kém sự nghiêm trang, hát chầu văn được coi là hình thức mang ý nghĩa hầu thánh. Hát văn có nguồn gốc ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của hát văn là khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Lời văn trong hát chầu văn đặc biệt ở chỗ được phổ lời từ dân ca dân gian, trong các tác phẩm văn thơ bác học theo thể lục bát, lục bát biến thể, thất ngôn, thể bốn chữ…Tuy nhiên, hát văn không tuân theo những niêm luật trên mà thoáng hơn trong cách diễn đạt, lời lẽ cũng giản dị, mộc mạc nên giai điệu đậm đà chất thơ, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người hơn. Giai điệu của hát văn biến tấu đa dạng theo tiết tấu của nhạc cụ, lúc trầm, lúc bổng, lúc dồn dập, lúc chậm dãi.
Nhạc cụ cơ bản phục vụ cho buổi hát chầu văn thường có đàn nguyệt, đàn nhị, trống con, cảnh đôi và phách, tuy nhiên cũng tùy từng cách thức tiến hành nghi lễ ở mỗi nơi mà số lượng nhạc cụ ít hay nhiều là khác nhau.
Chầu văn, loại hình nghệ thuật đa ngành
Hát chầu văn được coi là một cuộc diễn xướng có độ dài nhất trong các nghi lễ tâm linh ở Việt Nam, với những lễ thức kéo dài đến gần tám tiếng đồng hồ. Trong suốt khoảng thời gian đó, những người hát văn, người chơi nhạc cụ, những nghi lễ, nghi thức… được thực hiện liên tục không ngừng nghỉ, tất cả hòa vào nhau theo nhịp điệu của trống, đàn, phách…tạo nên sự cuốn hút cho người xem.
Cũng chính bởi lẽ đó mà đòi hỏi những người hát chầu văn phải nhanh nhạy, linh hoạt, biết chuyển lời, nhạc và giọng sao cho ăn khớp với nhau, những chỗ đòi hỏi độ khó như luyến láy, kéo dài câu ca phải thật chuẩn sao cho bộc lộ và diễn tả được tâm trạng và cảm xúc trong bài chầu văn.
Ngày nay, với nhịp sống càng hiện đại bao nhiêu thì nhu cầu về mặt tâm linh, tín ngưỡng của người dân Việt Nam càng cao bấy nhiêu, hát chầu văn đã chứng tỏ được tầm quan trọng của mình khi được vinh dự nằm trong danh sách di sản văn hóa phi vật của nhân loại, việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của loại hình văn hóa này rất cần sự quan tâm và chung tay góp sức của nhiều thế hệ, nhất là đối với lớp trẻ hiện nay.
.
Hát chầu văn còn có tên gọi khác là hát văn hay hát bóng là những giai điệu phục vụ tín ngưỡng của người Việt, với cách sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh, lời văn chau chuốt không kém sự nghiêm trang, hát chầu văn được coi là hình thức mang ý nghĩa hầu thánh. Hát văn có nguồn gốc ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của hát văn là khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Lời văn trong hát chầu văn đặc biệt ở chỗ được phổ lời từ dân ca dân gian, trong các tác phẩm văn thơ bác học theo thể lục bát, lục bát biến thể, thất ngôn, thể bốn chữ…Tuy nhiên, hát văn không tuân theo những niêm luật trên mà thoáng hơn trong cách diễn đạt, lời lẽ cũng giản dị, mộc mạc nên giai điệu đậm đà chất thơ, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người hơn. Giai điệu của hát văn biến tấu đa dạng theo tiết tấu của nhạc cụ, lúc trầm, lúc bổng, lúc dồn dập, lúc chậm dãi.
Nhạc cụ cơ bản phục vụ cho buổi hát chầu văn thường có đàn nguyệt, đàn nhị, trống con, cảnh đôi và phách, tuy nhiên cũng tùy từng cách thức tiến hành nghi lễ ở mỗi nơi mà số lượng nhạc cụ ít hay nhiều là khác nhau.
Chầu văn, loại hình nghệ thuật đa ngành
Hát chầu văn được coi là một cuộc diễn xướng có độ dài nhất trong các nghi lễ tâm linh ở Việt Nam, với những lễ thức kéo dài đến gần tám tiếng đồng hồ. Trong suốt khoảng thời gian đó, những người hát văn, người chơi nhạc cụ, những nghi lễ, nghi thức… được thực hiện liên tục không ngừng nghỉ, tất cả hòa vào nhau theo nhịp điệu của trống, đàn, phách…tạo nên sự cuốn hút cho người xem.
Cũng chính bởi lẽ đó mà đòi hỏi những người hát chầu văn phải nhanh nhạy, linh hoạt, biết chuyển lời, nhạc và giọng sao cho ăn khớp với nhau, những chỗ đòi hỏi độ khó như luyến láy, kéo dài câu ca phải thật chuẩn sao cho bộc lộ và diễn tả được tâm trạng và cảm xúc trong bài chầu văn.
Ngày nay, với nhịp sống càng hiện đại bao nhiêu thì nhu cầu về mặt tâm linh, tín ngưỡng của người dân Việt Nam càng cao bấy nhiêu, hát chầu văn đã chứng tỏ được tầm quan trọng của mình khi được vinh dự nằm trong danh sách di sản văn hóa phi vật của nhân loại, việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của loại hình văn hóa này rất cần sự quan tâm và chung tay góp sức của nhiều thế hệ, nhất là đối với lớp trẻ hiện nay.
Nguyễn Tuyết
Lớp Truyền Hình K31 A2
Ảnh: Internet
Lớp Truyền Hình K31 A2
Ảnh: Internet
.
Cùng chuyên mục
Bình luận