Hệ thống chống gian lận thi cử được thử nghiệm thành công bởi sinh viên trường Đại học Bách Khoa

(Sóng trẻ) - Ngày 4/9, một trang fanpage đưa thông tin nhóm sinh viên trường Đại học Bách Khoa thử nghiệm thành công hệ thống chống gian lận thi cử. Thông tin trên nhanh chóng trở thành đề tài “hot” được nhiều cư dân mạng bàn tán.

Theo tìm hiểu, phần mềm chống gian lận thi cử là sản phẩm của một nhóm bạn sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội và Học viện Tài chính có tên là “Hugging Team” thực hiện. Mục đích là để dự thi cuộc thi “Data Science” do Đại học Ngoại thương tổ chức.

Hệ thống "bắt" phao này được áp dụng mô hình trí tuệ nhân tạo AI hiện đại để phân tích hành vi của con người thông qua video stream trực tiếp từ camera và tổng hợp dữ liệu. Ngoài ra, hệ thống AI còn có thể liên tục tự cập nhật các “chiêu thức” mới để gian lận của học sinh.

copy.jpeg
Hệ thống chống gian lận thi cử của nhóm bạn sinh viên Bách Khoa đã được thử nghiệm thành công (Ảnh: Humans of Hust)

Chia sẻ về quá trình hoàn thành ý tưởng, nhóm bạn cho biết các công việc được thực hiện khá nhanh, từ lúc bắt đầu đến khi thử nghiệm thành công mất khoảng 20 ngày. Bên cạnh đó, nhóm cũng gặp không ít khó khăn vì thời gian cuộc thi gấp rút. Tuy nhiên, cản trở lớn nhất chính là tìm hiểu kiến thức để vận hành hệ thống và thu thập dữ liệu để “đào tạo” AI.

“Như các bạn đã biết thì để tiếp cận các công nghệ mới trong AI thì bắt buộc phải đọc các bài báo khoa học để hiểu kiến trúc và các vận hành của một mô hình. Đối với một domain mới thì mình hơi ngợp ban đầu về kiến thức của công việc mình đang làm”, bạn Quốc Đạt, một thành viên trong nhóm chia sẻ.

img_9295.jpg
Bộ ba Phương Nhung, Quốc Đạt, Anh Tuấn đã cùng nhau thực hiện dự án trên (Ảnh: NVCC)

Chia sẻ về những kỳ vọng tương lai với dự án, nhóm cũng cho biết thêm: “Tụi mình kỳ vọng sẽ thu thập được nhiều dữ liệu hơn cho mô hình, phát triển nghiên cứu nhiều hơn để đưa phần mềm đạt được độ chính xác tốt hơn, tối ưu để có thể tương thích với các camera khác nhau, tối ưu tốc độ suy luận và có thể tương lai chúng mình sẽ phát triển thành web và app. Mục đích của bọn mình là có thể liên kết và áp dụng tới các trường cấp 3, đại học, cụ thể là kỳ thi THPT QG”.

Hiện cộng đồng mạng đang chia thành hai phe: Một bên cho rằng đây là một sản phẩm tốt, sẽ giúp việc thi cử trong tương lai trở nên công bằng hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều bạn lại tỏ ra khá là lo lắng, “buồn lòng” vì nếu được áp dụng thì việc chép phao hay quay ngang dọc sẽ trở thành  “giấc mơ viển vông”.

che.png
Trên nhiều hội nhóm và diễn đàn, tương tác của các bài đăng về "thử nghiệm thành công hệ thống chống gian lận thi cử" tăng mạnh (Ảnh: Phan Hoàn)

Trước đó, một nhóm sinh viên Khoa Công nghệ Thông tin trường Đại học công nghiệp Hà Nội cũng đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển phần mềm phát hiện gian lận thi cử và cho độ chính xác cao.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN