Hồi sinh sông Tô Lịch: Không thể chỉ đợi chính quyền

(Sóng trẻ) - Nhiều năm qua, TP Hà Nội liên tục triển khai các giải pháp xử lý ô nhiễm nhưng đều rơi vào bế tắc và dòng sông Tô Lịch - “long mạch của thành Thăng Long” thuở nào vẫn chưa thể hồi sinh. 

Việc cải tạo sông Tô Lịch vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong đợi
Việc cải tạo sông Tô Lịch vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong đợi

 

Đã bao lâu rồi, người dân Thủ đô không còn được nhìn thấy làn nước mát rượi, trong xanh của dòng sông xưa? Sông Tô vẫn còn nơi đây, trong lòng Hà Nội nhưng với tôi cũng như những người dân khác, nó đã xa cách quá. Người ta vô hình trung đã quen với một dòng sông, gọi là sông nhưng thực chất lại là “mương nước thải”. Vậy rốt cuộc, đến bao giờ Tô Lịch mới quay lại như xưa nếu người dân chỉ đợi chờ giải pháp của chính quyền thành phố?

Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường, hằng ngày, sông Tô Lịch phải oằn mình tiếp nhận khoảng 150.000 m³ nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt chưa qua xử lí thông qua hơn 300 cống xả thải. Thêm vào đó, thói quen xả rác bừa bãi của nhiều người lại càng “bức tử” con sông. 

Cống xả nước thải liên tục khiến con sông chuyển màu đen kịt và bốc mùi khó chịu
Cống xả nước thải liên tục khiến con sông chuyển màu đen kịt và bốc mùi khó chịu

Đối với người dân Thủ đô, màu nước đen, vẩn đục, bốc mùi khó chịu do ô nhiễm nặng nề, bầu không khí ngột ngạt đến khó thở dần trở thành “đặc sản” mỗi khi lưu thông dọc 2 bên bờ sông. Từ một con sông đẹp, Tô Lịch đã trở thành ổ chứa rác và dịch bệnh, không thể cung cấp nước cho sinh hoạt, trồng trọt mà còn là nguồn gây bệnh.

Liên quan đến việc cải tạo sông Tô Lịch, 2 năm gần đây, các đề xuất táo bạo liên tục được đưa ra nhưng không tránh khỏi những băn khoăn, lo ngại. Mới đây thôi, một hệ thống cống gom nước thải ở thải bên bờ sông Tô Lịch được khởi công với mục đích đưa hàng trăm nghìn mét khối nước thải về nhà máy Yên Xá để xử lý nhằm chặn nguồn nước thải đổ trực tiếp vào dòng sông. Đề án này được đưa ra từ năm 2016, lúc đầu dự kiến hoàn thành vào năm 2019, nhưng sau đó tiến độ lùi đến 2022. Tuy nhiên, cho đến nay, nước thải từ những ống cống vẫn đổ đều vào lòng sông khiến con sông ngày càng ô nhiễm trầm trọng. 

Dù thành phố liên tục thực hiện cải tạo, nạo vét đáy sông, kè bờ, trồng cây ven đường, thả bè thủy sinh, áp dụng công nghệ Nano-Bioreactor, chế phẩm Redoxy-3C,.. để làm sạch dòng sông nhưng mọi biện pháp đều như “muối bỏ bể”. Bài toán làm sạch sông Tô Lịch vẫn chưa thể tìm ra lời giải. Phải nhìn nhận lại, cơ quan chức năng vẫn còn lúng túng, chưa đưa ra giải pháp nào lâu dài nào để ứng phó với tình trạng ô nhiễm sông khẩn cấp như hiện nay trong khi vấn đề cốt lõi cho bài toán làm sạch vẫn là phải xử lý được nguồn gốc gây ô nhiễm, từ việc không ném rác, xả thải bừa bãi xuống sông rồi mới đến xử lý nước.

Tôi cho rằng mọi biện pháp khoa học dù có hiện đại, tiên tiến đến đâu cũng không thể mang màu xanh trở lại với sông Tô Lịch nếu chính những con người nơi đây không bảo vệ nó. Dùng ngân sách đầu tư vào hóa chất hay công nghệ xử lý nước của nước ngoài như hiện nay chỉ đạt mục tiêu làm sạch một đoạn sông chứ chưa giải quyết tận gốc nguồn gây ô nhiễm. Làm sạch được bao lâu khi mà hàng ngàn m3 nước thải sinh hoạt của người dân vẫn xả thẳng xuống sông mỗi ngày, khi mà bất kỳ ai đi qua cũng “tiện tay” ném rác? 

Suốt 3 thập kỷ qua, cơ quan chức năng vẫn tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, không vứt đổ phế liệu, rác thải bừa bãi ở ven sông Tô Lịch nhưng không hề có hiệu quả. Đó là câu chuyện của việc quản lý chưa nghiêm. 

Bên cạnh sự nỗ lực của các công ty môi trường, các cấp thẩm quyền cần thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm khắc đối với những người, cơ sở sản xuất, hộ gia đình xả thải bừa bãi không qua xử lý.

Suy cho cùng, người dân không thể chỉ ngồi chờ đợi chính quyền, bởi lẽ ý thức của chúng ta mới là điều kiện tiên quyết trong việc hồi sinh “dòng sông chết”. Nếu người dân và chính quyền thành phố cùng chung tay, chắc chắn sông Tô Lịch sẽ sớm khoác lên mình diện mạo mới.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN