[Infographics] Công nghệ thông tin: nghề hot nhưng sinh viên vẫn thất nghiệp

(Sóng Trẻ) - Theo báo cáo của công ty VietnamWorks, Việt Nam sẽ cần khoảng 1,2 triệu nhân lực công nghệ thông tin vào năm 2020. Tuy nhiên, số lượng nhân sự ngành này hiện chỉ tăng ở mức 8%/năm. Khan hiếm là vậy nhưng vẫn có không ít cử nhân IT thất nghiệp sau khi ra trường. 

Cử nhân thì thừa, nhân lực lại thiếu

Đã từ lâu, câu chuyện khan hiếm nhân lực trong ngành Công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam đã được nhiều người nhắc tới. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi các doanh nghiệp đang nỗ lực đón sóng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bài toán nhân lực lại càng trở nên quan trọng.

Tại phiên thảo luận trước thềm Diễn đàn kinh tế tư nhân 2017 diễn ra sáng ngày 26/7/2017, ông Phạm Văn Hải - chuyên gia CNTT của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, mỗi năm trường này chỉ đào tạo được 500 kỹ sư và 200 nhân lực các hệ khác, các sinh viên mới học đến năm thứ 3 đã rơi vào tình trạng "hết hàng".

Nhân lực khan hiếm là vậy nhưng vẫn có không ít cử nhân công nghệ thông tin thất nghiệp và phải làm trái nghề. Huy Thắng (23 tuổi, Bắc Giang) đã tốt nghiệp khoa Công nghệ thông tin, Học viện Bưu chính viễn thông được gần 1 năm nay. Thế nhưng, thay vì đi làm tại các công ty CNTT, Thắng hiện đang làm công việc sửa chữa máy tính và lắp đặt các thiết bị điện tử cho một doanh nghiệp kinh doanh đồ làm bánh. Khi được hỏi về lý do, Thắng cho biết do chưa tìm được công việc đúng chuyên ngành nên phải đi làm, chờ đến khi nào kiếm được việc phù hợp sẽ tính tiếp.

Trường hợp như Thắng không phải là hiếm gặp. Nửa đầu năm 2018, cả nước có 126.900 cử nhân có trình độ ĐH và sau ĐH thất nghiệp. Tuy chưa có báo cáo chính thức, song chắc chắn cử nhân nghành công nghệ thông tin cũng chiếm một số lượng không nhỏ!

Yếu kiến thức chuyên môn, thiếu kĩ năng mềm

Chia sẻ về vấn đề này, giảng viên, Đại úy Lê Anh (khoa CNTT, Học viện Kỹ thuật quân sự) cho biết, nguyên nhân chủ yếu là do chuyên môn của sinh viên chưa đáp ứng được yêu cầu của các công ty, thiếu các kĩ năng mềm và vẫn còn thụ động trong làm việc. Mặt khác, mặc dù các trường các trường ĐH và Học viện đã và đang cố gắng cập nhật liên tục các kiến thức, công nghệ mới nhất trong quá trình đào tạo, tuy nhiên chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của cách doanh nghiệp.

Theo anh Trần Hữu Thiện (founder, tư vấn kỹ thuật tại công ty TNHH công nghệ số Light Solution), nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp phần mềm hiện nay còn rất thiếu kinh nghiệm và yếu về kiến thức chuyên môn. Tại công ty của anh, tỷ lệ chỉ là 1/10 hoặc 1/20 bạn đến phỏng vấn thì mới lọc được 1 bạn có đủ điều kiện trong công việc, còn thông thường anh sẽ phải đào tạo các bạn thêm từ 2 đến 6 tháng thì mới đủ khả năng và kiến thức để được đưa vào dự án thực tế.

“Trong quá trình phỏng vấn, có rất nhiều trường hợp khiến tôi khá bối rối với ứng viên. Ví dụ như lần công ty mình đăng tuyển developer làm về backend, nhưng không hiểu sao các ứng viên đến phỏng vấn đa phần đều rơi vào các trường hợp “không hiểu khái niệm trong job description”, “thấy có tin tuyển dụng thì em qua”, “em từng làm nhưng khi giờ thì không nhớ”, … Nài ra tôi cũng gặp khá nhiều trường hợp các bạn sinh viên mới ra trường chưa đánh giá đúng được năng lực của mình khi tham gia phỏng vấn hoặc các kỹ năng phỏng vấn chưa được trang bị tốt dẫn đến việc thất baị trong việc quá trình đi xin việc” – anh Thiện cho biết.

Chủ động và tích cực là chìa khóa duy nhất

Theo giảng viên Lê Anh, cách duy nhất để sinh viên CNTT không thất nghiệp sau khi ra trường chính là chủ động tự học và tích cực kìm kiếm công việc. 

“Kiến thức mà các bạn đã được tích lũy trong trường đại họclà chưa đủ để làm việc. Để có được công việc phù hợp, các bạn cần chủ động hơn trong tìm hiểu thêm kiến thức mới, xây dựng kỹ năng làm việc phù hợp với xu hướng và quan trọng nhất là nên mạnh dạn thử sức mình, đừng ngồi im chờ việc” – thầy chia sẻ.

Cuối cùng, anh Thiện đã chia sẻ các bí quyết cho các bạn sinh viên CNTT để có được cái gật đầu của nhà tuyển dụng: 

95a60a157_infographic_de_khong_that_nghiep.jpg
Phạm Quỳnh

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Trao tặng 10.000 bộ trang phục giữ nhiệt cho trẻ em và người dân khó khăn tại miền núi phía Bắc

Trao tặng 10.000 bộ trang phục giữ nhiệt cho trẻ em và người dân khó khăn tại miền núi phía Bắc

Tin nổi bật5 giờ trước

(Sóng trẻ) - UNIQLO Việt Nam vừa phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trao tặng 10.000 bộ trang phục giữ nhiệt cho trẻ em và người dân có hoàn cảnh khó khăn tại Sơn La, Yên Bái và các tỉnh miền núi phía Bắc.

Tọa đàm "Hộp ký ức 4.0": Lưu trữ những mảnh ghép lịch sử

Tọa đàm "Hộp ký ức 4.0": Lưu trữ những mảnh ghép lịch sử

Tin nổi bật6 giờ trước

(Sóng trẻ) - Chiều 15/11, tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I đã tổ chức thành công toạ đàm "Hộp ký ức 4.0" nhằm hướng tới kỷ niệm Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11).

Triển lãm sự kiện Đồng ta khơi gợi ký ức "Hình đồng đất Việt"

Triển lãm sự kiện Đồng ta khơi gợi ký ức "Hình đồng đất Việt"

Tin nổi bật6 giờ trước

(Sóng trẻ) - Chiều 15/11, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) chính thức khai mạc triển lãm đặc biệt với tên gọi “Đồng ta” nằm trong chuỗi sự kiện Kỷ niệm 100 sự kiện khảo cổ học.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN