Khai mạc Festival Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam 2023

(Sóng trẻ) - Tối 9/10, Lễ khai mạc Festival Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam 2023 chính thức diễn ra tại Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội.

Festival Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm nay do Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn phối hợp cùng UBND thành phố Hà Nội tổ chức. 

Sự kiện là hoạt động có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo tồn, giữ gìn, tái hiện và phát huy bản sắc các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, hình thành các nét văn hóa đương đại của làng nghề Việt Nam. Trong đó, các làng nghề của thành phố Hà Nội được lấy làm trung tâm để lan tỏa sang các địa phương khác. 

thiet-ke-chua-co-ten-3.png
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các đại biểu nhấn nút khai mạc Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam 2023. (Ảnh: Huy Tống)

Tham dự lễ khai mạc có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga.

Về phía thành phố Hà Nội có sự tham dự của ông Trần Sỹ Thanh - Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội; ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội; ông Nguyễn Mạnh Quyền - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Phó Trưởng ban chỉ đạo Festival 2023. Bên cạnh đó, lễ khai mạc còn đón tiếp hơn 300 đại biểu là lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương và đại diện của một số tổ chức quốc tế, các nghệ nhân tiêu biểu, thợ giỏi trên toàn quốc cùng đông đảo nhân dân.  

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khẳng định: “Hàng nghìn làng nghề nông thôn, làng nghề truyền thống trải khắp đất nước, những di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, từng loại hình thủ công truyền thống đã đóng góp những giá trị to lớn về văn hoá, kinh tế, xã hội. Mỗi làng nghề đều gắn bó với một câu chuyện đời sống vật chất, tinh thần, tiếp nối qua nhiều thế hệ và được chắt chiu nâng niu trong từng sản phẩm”.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng nhấn mạnh, thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho các nghệ nhân loại giỏi, các nhà thiết kế thủ công mỹ nghệ, gắn bó với nghề, với làng nghề, lan toả những nét đẹp, giá trị tích cực đến cộng đồng, cùng bảo tồn phát huy giá trị thủ công truyền thống, đóng góp cho chương trình xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng sống của cộng đồng cư dân nông thôn.

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023, Hội chợ quốc tế chính là nơi trưng bày nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng của các làng nghề, phố nghề truyền thống trong cả nước, điển hình: Gốm sứ Bát Tràng; tơ tằm Mỹ Đức, mây tre đan Phú Vinh, sơn mài Hạ Thái, khảm trai Chuôn Ngọ; gốm Chu Đậu.... 

thiet-ke-chua-co-ten-11.png
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm quan các gian hàng và trò chuyện cùng người dân. (Ảnh: Huy Tống)

Đồng thời, các sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên, sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm chủ lực và các sản phẩm tiềm năng đến từ các địa phương trên cả nước như: Gạo tám Điện Biên, gạo nếp Tú Lệ, Gạo ST24, gạo sạch Vị Thủy, giò me Nghệ An, bưởi Tân Triều, xoài cát Hòa Lộc Tiền Giang,… cũng được đưa đến gần hơn với người dân thông qua gần 300 gian hàng trưng bày. 

Không chỉ vậy, khi đến tham gia, du khách còn có cơ hội thưởng thức văn hoá ẩm thực OCOP đặc trưng của các vùng, miền trên khắp cả nước. 

Hội chợ đã tạo ra môi trường để người dân được giao lưu, trao đổi những kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh sản phẩm làng nghề; tôn vinh những nghệ nhân giỏi, lành nghề. Qua đó, mở ra nhiều cơ hội quảng bá, giới thiệu các sản phẩm, thúc đẩy tiêu thụ, phát triển du lịch làng nghề. 

Một số hình ảnh khác tại Lễ khai mạc Festival Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam 2023:

thiet-ke-chua-co-ten-6.png
Nghệ nhân nặn gốm trực tiếp tại gian hàng trưng bày. (Ảnh: Huy Tống) 
thiet-ke-chua-co-ten-4.png
Tác phẩm: Bàn trà Elip đạt giải A Hội thi Sản phẩm Thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2023. (Ảnh: Huy Tống) 
thiet-ke-chua-co-ten-8.png
Sản phẩm của làng nghề bánh tráng Củ Chi. (Ảnh: Huy Tống)

 

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN