Kỹ năng làm việc nhóm còn kém!

(Sóng Trẻ) - “Làm việc nhóm” đã không còn xa lạ với học sinh – sinh viên Việt Nam, tuy nhiên kỹ năng này chưa được đánh giá cao và chưa được vận dụng triệt để.

Làm việc nhóm là gì?

Trong nhà trường hiện nay, làm việc nhóm (Teamwork) được sử dụng ở hầu hết các môn học. Đây không còn là hình thức xa lạ với nhiều cấp giáo dục ở Việt Nam. Có thể dễ dàng bắt gặp một nhóm các bé mẫu giáo cũng nhau tập nặn, một nhóm các học sinh cấp I, II, III cùng học nói và đọc trong giờ nại ngữ, càng không có gì lạ khi thấy sinh viên Đại học làm bài tập nhóm,… đó đều là những hình thức biểu hiện khác nhau của Teamwork.

Nói một cách khoa học thì “làm việc nhóm” là kỹ năng tương tác giữa các thành viên trong một nhóm, nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc việc phát triển tiềm năng của tất cả các thành viên. Một mục tiêu lớn thường đòi hỏi nhiều người làm việc với nhau, vì thế làm việc nhóm trở thành một định nghĩa quan trọng trong tổ chức cũng như trong cuộc sống.


                                08055810d_5f415cfa6d268fbe731b21b00c69a8_44960519.nhtpm1.jpg

 
                                              Ảnh: Làm việc nhóm mang lại hiệu quả cao



Tại sao kĩ năng này được đánh giá còn kém?

Lý do để nói rằng kỹ năng này còn kém ở sinh viên Việt Nam là bởi vì những sản phẩm từ làm việc nhóm của hầu hết sinh viên đều chỉ ở mức “bình thường”, nói đúng hơn là chưa có gì đặc sắc, đa phần là nặng về lý thuyết trên giấy, chưa có sự sáng tạo. Nguyên nhân một phần có thể là do đặc thù môn học, cũng là do bệnh “lười tư duy”, phần lớn sinh viên nghĩ rằng cứ viết y nguyên giáo trình sẽ được điểm cao, nhưng nguyên nhân chính ở chỗ coi trọng bản thân quá cao ở mỗi sinh viên. Khi ai cũng cho là mình đúng và nhất định bảo vệ quan điểm của mình thì dễ gây xung đột và mâu thuẫn nội bộ dẫn đến hiệu quả làm việc kém và kết quả mang lại là không ai mong muốn.

Một số giải pháp:

1. Luôn nghĩ về việc nỗ lực chung: Bao gồm việc đưa ra những suy nghĩ thật sự về những vấn đề được trình bày trong tài liệu và trong quá trình làm việc theo nhóm. Bạn sẽ thấy rằng trong tiến trình thực hiện kế hoạch bạn phải dàn xếp một số vấn đề để nhóm có thể làm việc tốt hơn.

2. Là một thành viên tích cực của nhóm: Có nghĩa là bạn thực hiện tốt công việc mà mình đã được phân công và đưa ra những nhận xét mang tính xây dựng đối với các thành viên khác trong nhóm. Mục tiêu cuối cùng, hiểu được tài liệu của kế hoạch, có thể đạt được bằng cách thực hiện các lời khuyên trên và dĩ nhiên là bằng cách cố gắng theo kịp tiến trình công việc.

3. Giải quyết các mâu thuẫn nội bộ: Đừng để các xung đột cá nhân leo thang nài tầm kiểm soát. Giống như việc một vết xước nhỏ nếu không được chăm sóc cẩn thẩn cũng có thể bị nhiễm trùng, có rất nhiều rắc rối và xung đột mà tưởng chừng như rất nhỏ nhưng nếu không được giải quyết thì có thể sẽ trở thành các vấn đề nghiêm trọng.

                               080622f94_f6ee86aa2bfdb5ca92c79e290166b3_44960520.nhtpm2.jpg
 
                               Ảnh: Sinh viên Đại học Nại thương đang cùng nhau làm việc nhóm

Làm việc nhóm là tất cả mọi người sẽ cùng làm việc, tuy nhiên cũng cần phân rõ nhiệm vụ của từng người, đó còn được gọi là “chuyên môn hóa”, đây chính là lúc phát huy thế mạnh của mỗi cá nhân, làm việc nhóm như thế sẽ hiệu quả hơn nhiều.

Kết

Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”, tập thể chính là sức mạnh, biết lợi dụng sức mạnh của tập thể nhất định sẽ có thành công. Làm việc theo nhóm có hiệu quả rất tốt, không chỉ đối với sinh viên Việt Nam nói riêng mà còn đối với tất cả sinh viên các nước trên thế giới. Vậy, nếu biết khắc phục những khó khăn khi cùng nhau làm việc nhóm thì chúng ta sẽ đạt được những kết quả tốt đẹp hơn nhiều!
Nguyễn Thị Hồng Thúy

Báo mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN