“Lả lơi” như điệu múa bồng Triều Khúc
(Sóng trẻ)- Nghề dệt hay làm quả cù được xem là những nét văn hóa lâu đời của làng nghề truyền thống Triều Khúc. Tuy nhiên, sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến điệu múa “con đĩ đánh bồng”(hay còn được gọi là “múa bồng”).
Cứ mùng 9 tháng Giêng Âm Lịch hàng năm, người dân làng Triều Khúc (Thanh Trì-Hà Nội) lại náo nức mở hội để tưởng nhớ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng
Lễ hội mang những nét riêng của địa phương của làng nghề truyền thống Triều Khúc. Trong đó, không thể không nhắc đến điệu múa “con đĩ đánh bồng” (hay còn được gọi là “múa bồng”. Đây được đánh giá là một trong những điệu múa đặc sắc nhất của Việt Nam và còn giữ được những nét riêng biệt nhất tại làng Triều Khúc ( Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội)
Điệu múa này gợi nhắc đến câu chuyện lịch sử xa xưa. Khi vua Phùng Hưng muốn khích lệ tinh thần quân binh trước khi ra trận, ông đã cho binh lính giả gái và múa bồng.
Những người được chọn tham gia điệu múa này đều là những thanh niên nan nãn, con nhà gia giáo của làng. Khi múa, ánh mắt phải lung liếng và đôi môi phải luôn tươi cười. Dáng đi phải uyển chuyển và đôi tay cũng phải múa và cong cong sao cho thật mềm mại. Từ nét mắt cho đến cử chỉ đều phải toát lên sự “lả lơi” và “duyên dáng”.
Các chàng trai Triều Khúc thật “mềm mại” và duyên dáng”
Rất đông người dân đứng quanh hồ Triều Khúc để xem lễ rước và thưởng thức điệu múa đặc sắc của quê hương mình
Múa bồng được xem là niềm tự hào của người dân Triều Khúc. Trải qua hơn 1000 năm, điệu múa này vẫn tồn tại, song hành với thời gian và luôn được mọi người chờ đón mỗi dịp Hội về.
Vân Bùi
Truyền Hình K32A2
Cùng chuyên mục
Bình luận