Làm báo thời đại cách mạng 4.0: Tư duy báo chí vẫn là điểm mấu chốt
(Sóng trẻ) - Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia trong tọa đàm “Làm báo trong xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0” diễn ra sáng 17/03 tại Bảo tàng Hà Nội. Tọa đàm do Tạp chí Người Làm Báo, Ban Nghiệp vụ và Cổng thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam đồng tổ chức.
Toàn cảnh buổi tọa đàm
Tham dự buổi tọa đàm có các đồng chí là đại diện lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, Tạp chí Người Làm Báo, đại diện các cơ quan báo chí – truyền thông, các cơ sở đào tạo chuyên ngành báo chí – truyền thông, các nhà báo cùng đông đảo sinh viên các trường đào tạo báo chí.
Phát biểu khai mạc, nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Ban chỉ đạo, Trưởng BTC Hội Báo toàn quốc 2018 khẳng định đây là một trong những nội dung quan trọng nhất của Hội Báo. Nài ra, tọa đàm còn là cơ hội để các nhà quản lý báo chí, cơ quan báo chí, nhà báo gặp gỡ, trao đổi thông tin về những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến nền báo chí cũng như quá trình tác nghiệp của nhà báo. Cùng với đó, sinh viên báo chí có phương hướng học tập, rèn luyện để bắt kịp với những thay đổi của môi trường truyền thông hiện nay.
Bên cạnh đó Nhà báo Hồ Quang Lợi khẳng định: “Tọa đàm là cơ hội để các đại biểu tham dự gặp gỡ, trao đổi thông tin về những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đến nền báo chí cũng như quá trình tác nghiệp của nhà báo”.
Nhà báo Hồ Quang Lợi phát biểu khai mạc tọa đàm
Cách mạng công nghiệp 4.0 được hiểu là xu thế hiện tại của tự động hóa, trí thông minh nhân tạo. Theo đó, công nghệ thông tin là nền tảng cho sự phát triển của cuộc cách mạng này.
Tuy nhiên, PGS. TS Đỗ Thị Thu Hằng – Giảng viên khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng, trong thời đại mà cái gì cũng phải nhanh, và báo chí không nại lệ thì công nghệ đúng là quan trọng. Chúng ta không thể sống tự tách mình khỏi cuộc cách mạng này nhưng đừng để nó nuốt chửng tư duy của người làm báo.
PGS. TS Đỗ Thị Thu Hằng cho rằng, người làm báo không thể sống tách khỏi cuộc cách mạng 4.0 nhưng đừng để nó nuốt chửng tư duy của chính mình.
PGS. TS nhấn mạnh, tư duy ấy có đúng có sai, cần được rút kinh nghiệm nhưng để sáng tạo tác phẩm báo chí thì những kiến thức, kỹ năng, tư duy báo chí là điểm mấu chốt, là nền tảng không thể bỏ qua. Và nếu bỏ qua thì giống như việc cây chỉ có ngọn mà không có gốc, sẽ chẳng là cây nữa. Đồng thời, bà khẳng định nội dung bài viết là gì, có tác động như thế nào đối với xã hội quan trọng, còn công cụ chỉ là bổ trợ.
Cùng chung quan điểm đó, nhà báo Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo điện tử VietnamPlus cho rằng: “Tại nước ta vẫn còn khá nhiều cơ quan báo chí chưa đạt được tiêu chí về tòa soạn hội tụ. Trên thế giới, nhiều tòa soạn đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để viết tin”. Nài ra, ông chia sẻ thêm câu chuyện BBC làm báo như thế nào. Đó là dưới mỗi bài viết có phần bình luận, và khi độc giả bình luận, sẽ có những bài liên quan đến ý kiến đó. Cứ thế cứ thế, BBC đã tận dụng được ưu thế của công nghệ để nắm bắt được tâm lý công chúng và để các bài viết đến với công chúng một cách dễ dàng.
Nhà báo Lê Quốc Minh khẳng định cái tâm của người làm báo trong thời đại nào cũng đều được coi trọng.
Nhà báo Lê Quốc Minh cũng đánh giá ứng dụng của 4.0 trong báo chí truyền thông là tiềm năng cần được khai thác, song công nghệ cũng không thể thay đổi được cái tâm của người làm báo. Bởi suy cho cùng, đích đến của báo chí là sự thật, sự thật và chỉ có sự thật.
Bài: Nguyễn Hằng ĐPT35
Ảnh: Hà Hiền
Cùng chuyên mục
Bình luận