Làm giàu bằng nghề truyền thống


(Sóng Trẻ) - Đã từ lâu, Hà Tây (nay là thuộc Hà Nội) đã nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống. Hòa cùng nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại nhưng người dân nơi đây vẫn giữ được những nét đẹp riêng và làm giàu bằng chính những đôi bàn tay khéo léo.

Cách đây vài năm, người ta thường nhắc đến một “Hà Tây quê lụa” với những sản phẩm thủ công nổi tiếng như nón lá làng Chuông, pháo Bình Đà, lụa Vạn Phúc. Khi Hà Tây sát nhập vào thủ đô Hà Nội, người ta lại lo ngại rằng cuộc sống hiện đại sẽ dần làm mất đi những nét đẹp truyền thống vốn đã từ rất xa xưa ấy, nhưng trên thực tế thì truyền thống vẫn là những thứ trường tồn cùng thời gian.

Có một làng ít được nhắc đến khi nói đến những làng nghề nổi tiếng ở Hà Tây, người dân ở đây ngày ngày chăm chỉ làm giàu bằng chính đôi tay khéo léo của mình tạo nên những sản phẩm thủ công mỹ nghệ – làng Phú Khang.

Đến Phú Khang (huyện Chương Mỹ - Hà Nội) ta sẽ thấy tất cả các hộ gia đình từ già đến trẻ đều thoăn thoắt đan lát những sản phẩm từ mây tre. Hiếm thấy một gia đình nào lại không tham gia vào công việc ấy. Sẽ có một nhà chuyên nhận nhập các mặt hàng đó để tiêu thụ. Nghe thì thật khó tin khi mà nghề thủ công ở đây đã giúp bao nhiêu hộ thoát nghèo, vì mỗi sản phẩm làm ra chỉ được vài ngàn đồng.


Mọi người trong gia đình đều tham gia làm nghề thủ công.

Nghề đan hàng từ mây tre ở đây đã giúp giải quyết vấn đề việc làm cho nhiều thanh niên, khi mà áp lực việc làm ở thành thị đang ngày một tăng cao. Trước thực trạng nhiều thanh niên lao vào những tệ nạn xã hội vì không có công ăn việc làm thì nghề này đã giúp cho nhiều bạn trẻ có chí làm giàu bằng chính sức lao động của mình. Tại đây, bạn có thể thấy nhiều bạn trẻ, ngay cả những em bé mới học cấp I, cấp II cũng đan hàng nhanh thoăn thoắt.

Bên cạnh việc giải quyết vấn đề về vật chất, những người dân nơi đây nỗ lực trau dồi và làm phong phú thêm ngành nghề truyền thống này của cha ông. Ngày càng có thêm nhiều mẫu mã mới đẹp hơn, chất lượng và công phu hơn thể hiện khối óc sáng tạo và bàn tay khéo léo của người thợ tài hoa làng Phú Khang.

Ngày nay, khi nhiều làng nghề truyền thống của chúng ta chỉ còn là tên gọi thì bên cạnh đó, vẫn còn đây những người thợ đang ngày đêm làm việc với nắm đất, mây tre để gìn giữ những nét đẹp của dân tộc. Điều quan trọng nhất vẫn là lòng yêu nghề và hăng say với công việc. Chỉ cần lòng tâm huyết và thiết tha với truyền thống của cha ông thì những nét đẹp ấy sẽ không bao giờ bị thất truyền.

Nguyễn Thị Hồng Thúy
Báo Mạng Điện Tử K.30

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN