Lãnh đạo châu Âu hợp lực, tìm cách đối phó với COVID-19
(Sóng trẻ) – Hàng tỷ bảng Anh sẽ được các nhà lãnh đạo châu Âu cam kết hỗ trợ để tìm ra vắc-xin và phương pháp điều trị chống lại COVID-19.
Thủ tướng Đức Angela Merkel với tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại hội nghị thượng đỉnh EU vào tháng Hai. Họ nằm trong nhóm các nhà lãnh đạo châu Âu tham gia lực lượng quyên góp 7,5 tỷ euro để chống lại đại dịch COVID-19. Ảnh: Kenzo Tribouillard / AP
Theo dự kiến vào 4/5, hội nghị hợp tác sẽ diễn ra dưới hình thức trực tuyến với sự tham gia của Giuseppe Conte (thủ tướng Ý), Emmanuel Macron (tổng thống Pháp), Angela Merkel (thủ tướng Đức), Charles Michel (chủ tịch Hội đồng châu Âu), Erna Solberg (thủ tướng Na Uy) và Ursula von der Leyen (chủ tịch ủy ban châu Âu) nhằm mục đích kêu gọi hỗ trợ để ứng phó với đại dịch toàn cầu.
Chia sẻ trên tờ báo Independent, các nhà lãnh đạo Pháp, Đức, Ý, Na Uy cùng các quan chức cấp cao của EU cho biết: “Đại dịch gây thiệt hại về tính mạng con người, tàn phá nghiêm trọng kinh tế trên thế giới. Đại dịch cũng đã tạo nên những lỗ hổng trong hệ thống y tế, đặc biệt với tình hình hiện nay, châu Phi là khu vực đáng lo ngại nhất”.
Để đối phó với đại dịch toàn cầu buộc thế giới phải tập trung huy động tối đa sự phối hợp quốc tế, chuẩn bị tốt nhất cho công tác tìm kiếm vắc-xin, phương pháp điều trị và liệu pháp chống lại COVID-19. Đưa thế giới quay về quỹ đạo vốn có. Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh.
Trước thềm hội nghị, các chính trị gia đã tuyên bố sẽ hỗ trợ về mặt tài chính cùng hệ thống thiết bị y tế cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm mục đích đẩy nhanh công tác nghiên cứu, phát triển, tiếp cận, đi đến phân phối vắc-xin điều trị COVID-19 và các phương pháp điều trị khác.
Số tiền hỗ trợ từ hội nghị trực tuyến sẽ được chuyển đến Quỹ ngân sách hỗ trợ toàn cầu và chịu sự giám sát trực tiếp của Uỷ ban Giám sát Kinh tế toàn cầu (GPMB)- Cơ quan giám sát và chịu trách nhiệm độc lập trong việc đảm bảo sẵn sàng cho các cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu. Và sau đó sẽ chuyển đến các tổ chức y tế như CEIP, Gavi, Liên minh vắc-xin,…
Hội nghị là sự khởi động cho sự hợp tác toàn cầu chưa từng có giữa các nhà khoa học và các nhà chính trị, giữa công nghiệp và chính phủ cùng các tổ chức quốc tế.
Các lãnh đạo EU cũng cho biết: “Đây là nhiệm vụ của thế hệ chúng tôi và chúng tôi có thể thực hiện điều này” và “Nếu chúng ta có thể phát triển một loại vắc-xin toàn cầu chống lại COVID-19 thì đây sẽ là một sản phẩm vượt trội của thế kỷ 21”.
Mục tiêu hiện tại mà hội nghị đặt ra sẽ chỉ đáp ứng nhu cầu ban đầu ở một số khu vực bởi để sản xuất và cung cấp vắc-xin trên toàn cầu thì cần nhiều nguồn lực hơn.
Tuy nhiên, với mục tiêu phát triển bền vững, sức mạnh từ cộng đồng và sự hợp tác toàn cầu sẽ đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau. Bằng cách tập hợp lại, sự đoàn kết sẽ giúp chúng ta gieo nên sự sống ngày mai.
Hồng Nhung (Theo The Guardian)
Cùng chuyên mục
Bình luận