Mạng xã hội – Nơi cảm xúc bị bóp méo
(Sóng Trẻ) - Trong nhịp sống hiện đại, nhiều bạn trẻ không sử dụng mạng xã hội với mục đích chia sẻ thông tin mà biến chúng trở thành nơi chứa đựng những cảm xúc đã bị bóp méo của mình.
Không ít bạn trẻ đang thể hiện cái “tôi” của mình bằng cách phơi bày cảm xúc một cách thái quá trên mạng xã hội. Vốn sống chưa phong phú nên các bạn trẻ thường xuyên gặp phải rắc rối, vấp váp trong trường đời cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ phản ứng rất mạnh mẽ đối với những rủi ro, thất bại của mình bằng việc chia sẻ cảm xúc qua mạng xã hội.
Với những dòng trạng thái (status), lời bình luận (comment), họ lập tức bày tỏ thái độ, tuyệt đối hóa cảm xúc của mình. Họ biến nỗi buồn thành sự ức chế, biến thất vọng thành tuyệt vọng, biến mong muốn thành thèm khát điên cuồng.
Lý giải cho hành động trên, bạn Thanh Nam (ĐH Quốc gia Hà Nội) chia sẻ: “Nhiều lúc phải nghiêm trọng hóa vấn đề lên thì mình mới bớt ức chế”.
Bạn Quốc Khánh (ĐH Công Đoàn) thẳng thắn nói: “Muốn mọi người chú ý hơn thì phải nói cái gì sốc chứ!”.
Còn bạn Hồng Nhung (ĐH Hà Nội) tâm sự: “Mình muốn cho tất cả mọi người biết mình đang rất rất buồn”.
Như vậy các lý giải trên tập trung vào nhu cầu chia sẻ và nhu cầu được quan tâm. Dù hai nhu cầu trên rất chính đáng nhưng do cách thể hiện thái quá của mình, một số bạn trẻ không những không nhận được sự động viên, an ủi mà còn phải gánh chịu thêm nhiều lời xỏ xiên, khiêu khích, kích động. Đôi khi, họ còn bị đem ra làm trò cười cho mọi người. Lúc đó, vấn đề quả thực đã trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết.
Nếu bạn thích phơi bày cảm xúc trên mạng xã hội, thì hãy suy xét lại những gì bạn có thể bị mất đi.
Trước tiên, mọi người sẽ luôn nắm bắt được các vấn đề xoay quanh cuộc sống của bạn, họ sẽ ngầm đánh giá tính cách, đặc biệt là điểm yếu của bạn. Một người luôn văng tục, chửi thề không thể là người có văn hóa. Hơn nữa, cảm xúc của bạn sẽ bị mọi người mổ xẻ, từ đó bạn sẽ thấy mất tự do và luôn dè dặt khi phát biểu ý kiến. Nài ra, những dòng bình luận của bạn bè có thể khiến bạn bị kéo theo dòng duy nghĩ của họ mà lãng quên cảm xúc thật của mình. Không chỉ vậy, việc bạn đăng tải những ngôn từ bi quan còn có thể tác động tiêu cực tới tâm trạng người đọc.
Nhưng cái mất mát lớn nhất chính là bạn đã vô tình làm mất đi khả năng chịu đựng và kiềm chế bản thân của mình. Nó chứng tỏ bạn là một người trưởng thành, có đủ tự tin và bản lĩnh để có thể xử lý mọi chuyện đang diễn ra xung quanh cuộc sống.
Kịp thời nhận ra hậu quả do hành động nhất thời gây nên, bạn Trần Thắng (Kỹ sư) chia sẻ: “Thay vì than thở, kêu ca trên mạng xã hội, mình học cách kiềm chế bản thân và chấp nhận mọi rủi ro trong cuộc sống”.
Suy nghĩ tích cực của bạn Loan Phạm nhận được nhiều sự đồng cảm của bạn bè
Biết cách chia sẻ cảm xúc hợp lý, diễn tả chân thành suy nghĩ trên mạng xã hội, các bạn trẻ chắc chắn sẽ được giải tỏa tâm lý và cảm thấy mạnh mẽ hơn bởi sự yêu thương, động viên của bạn bè.
Không ít bạn trẻ đang thể hiện cái “tôi” của mình bằng cách phơi bày cảm xúc một cách thái quá trên mạng xã hội. Vốn sống chưa phong phú nên các bạn trẻ thường xuyên gặp phải rắc rối, vấp váp trong trường đời cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ phản ứng rất mạnh mẽ đối với những rủi ro, thất bại của mình bằng việc chia sẻ cảm xúc qua mạng xã hội.
Với những dòng trạng thái (status), lời bình luận (comment), họ lập tức bày tỏ thái độ, tuyệt đối hóa cảm xúc của mình. Họ biến nỗi buồn thành sự ức chế, biến thất vọng thành tuyệt vọng, biến mong muốn thành thèm khát điên cuồng.
Trạng thái (status) kiểu này xuất hiện rất nhiều trên Facebook
Lý giải cho hành động trên, bạn Thanh Nam (ĐH Quốc gia Hà Nội) chia sẻ: “Nhiều lúc phải nghiêm trọng hóa vấn đề lên thì mình mới bớt ức chế”.
Bạn Quốc Khánh (ĐH Công Đoàn) thẳng thắn nói: “Muốn mọi người chú ý hơn thì phải nói cái gì sốc chứ!”.
Còn bạn Hồng Nhung (ĐH Hà Nội) tâm sự: “Mình muốn cho tất cả mọi người biết mình đang rất rất buồn”.
Như vậy các lý giải trên tập trung vào nhu cầu chia sẻ và nhu cầu được quan tâm. Dù hai nhu cầu trên rất chính đáng nhưng do cách thể hiện thái quá của mình, một số bạn trẻ không những không nhận được sự động viên, an ủi mà còn phải gánh chịu thêm nhiều lời xỏ xiên, khiêu khích, kích động. Đôi khi, họ còn bị đem ra làm trò cười cho mọi người. Lúc đó, vấn đề quả thực đã trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết.
Nếu bạn thích phơi bày cảm xúc trên mạng xã hội, thì hãy suy xét lại những gì bạn có thể bị mất đi.
Trước tiên, mọi người sẽ luôn nắm bắt được các vấn đề xoay quanh cuộc sống của bạn, họ sẽ ngầm đánh giá tính cách, đặc biệt là điểm yếu của bạn. Một người luôn văng tục, chửi thề không thể là người có văn hóa. Hơn nữa, cảm xúc của bạn sẽ bị mọi người mổ xẻ, từ đó bạn sẽ thấy mất tự do và luôn dè dặt khi phát biểu ý kiến. Nài ra, những dòng bình luận của bạn bè có thể khiến bạn bị kéo theo dòng duy nghĩ của họ mà lãng quên cảm xúc thật của mình. Không chỉ vậy, việc bạn đăng tải những ngôn từ bi quan còn có thể tác động tiêu cực tới tâm trạng người đọc.
Nhưng cái mất mát lớn nhất chính là bạn đã vô tình làm mất đi khả năng chịu đựng và kiềm chế bản thân của mình. Nó chứng tỏ bạn là một người trưởng thành, có đủ tự tin và bản lĩnh để có thể xử lý mọi chuyện đang diễn ra xung quanh cuộc sống.
Kịp thời nhận ra hậu quả do hành động nhất thời gây nên, bạn Trần Thắng (Kỹ sư) chia sẻ: “Thay vì than thở, kêu ca trên mạng xã hội, mình học cách kiềm chế bản thân và chấp nhận mọi rủi ro trong cuộc sống”.
Suy nghĩ tích cực của bạn Loan Phạm nhận được nhiều sự đồng cảm của bạn bè
Biết cách chia sẻ cảm xúc hợp lý, diễn tả chân thành suy nghĩ trên mạng xã hội, các bạn trẻ chắc chắn sẽ được giải tỏa tâm lý và cảm thấy mạnh mẽ hơn bởi sự yêu thương, động viên của bạn bè.
Hoàng Lê Thanh Hà
Lớp Báo mạng điện tử K30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Báo mạng điện tử K30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận