Lao động Việt trước thách thức mang tên Cách mạng công nghiệp 4.0

(Sóng trẻ) – Nước ta đang bước vào thời kì già hóa dân số nhanh chưa từng thấy và liệu Việt Nam có thể đáp ứng đủ nguồn lao động trẻ, dồi dào cho hoạt động xuất khẩu lao động không khi Cách mạng công nghiệp 4.0 đang có những bước tiến và đòi hỏi cao hơn?

Cách mạng công nghiệp 4.0 – Kiến tạo thế giới mới

Sau những cống hiến to lớn của ba cuộc đại cách mạng về công nghiệp cho thế giới, đến nay, nhân loại tiếp tục làm quen với một khái niệm mới mang tên “Cách mạng công nghiệp 4.0”, được hiểu là cuộc cách mạng dựa trên các hệ thống vật lý trong không gian ảo, Internet kết nối vạn vật (IoT) và Internet của các dịch vụ (IoS).

3013877ca_anh_1.png
Bốn cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật làm thay đổi hoàn toàn lịch sử loài người. Ảnh: ogle

Cuộc cách mạng này đi từ thành công của kỉ nguyên máy tính, tự động hóa đến việc sử dụng trí thông minh nhân tạo, các ứng dụng tiện ích trên nền tảng Internet, nhằm mở ra một xã hội văn minh, kết nối người với người.

Điển hình như Uber và Grab, khi đến Việt Nam, hai dịch vụ gọi xe trên điện thoại thông minh này nhanh chóng được ưa chuộng và đẩy nhiều lái xe ôm, taxi truyền thống vào tình cảnh khó khăn, ế ẩm. 

Bạn Thu Trang (21 tuổi) – khách hàng quen của Grab chia sẻ: “Mình đi Grab thấy an toàn hơn. Có thể biết được thông tin người lái, hẹn điểm đến, điểm đi, và biết chắc chắn về khoảng cách, giá cả như thế nào. Grab cũng có nhiều chương trình khuyến mại nên mình có thể đi xe ôm với giá rẻ, mà không lo bị chặt chém”. 

Công nghệ tiện ích đang dần chiếm lĩnh thị trường. Tất yếu cái lỗi thời sẽ bị loại bỏ và dẫn đến sự thay thế của cái mới tiến bộ hơn. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra yêu cầu đối với mỗi quốc gia. Đó là việc chuẩn bị chiến lược tận dụng, đón đầu thời cơ, nếu không muốn bị tụt hậu. 

Robot có thể thay thế con người?

Theo Cục quản lý lao động nài nước, người Việt Nam ở nại quốc chủ yếu làm các nghề đơn giản, không yêu cầu trình độ như giúp việc, may mặc, phục vụ,... và còn gặp nhiều rào cản về ngôn ngữ, văn hóa,... 

Những công việc đơn giản này, dự tính trong khoảng 20 năm tới sẽ được robot can thiệp. Chỉ cần số hóa, tự động hóa, các công ty, doanh nghiệp có thể đưa nền sản xuất vận hành dễ dàng.

Năm 2017, nhiều công ty lớn đã thay thế hàng loạt lao động thủ công trong nhiều ngành từ dệt may đến kim khí. Đơn cử như tập đoàn sản xuất Foxconn (Đài Loan, Trung Quốc), nhà cung cấp chính của Apple, đã dùng hàng nghìn robot để thay thế công nhân. Tại Nhật Bản, nhiều công ty đã tăng vốn đầu tư vào robot để đối phó với tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng. 

Robot có ưu điểm về độ chính xác, năng suất cao, hoàn thành quy trình nhanh chóng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm các chi phí như tiền lương, bảo hiểm, trợ cấp,...

TS. Lưu Quang Tuấn, phó viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội nhận định: “Nói về CMCN 4.0, các nước phát triển đã khá hiện đại rồi, bây giờ tiếp tục thêm một giai đoạn mới thì nhu cầu về lao động chắc chắn sẽ giảm đi. Lao động trong một vài doanh nghiệp sẽ thất nghiệp. Mặt khác hệ tư tưởng dân tộc đang dần nổi lên. Họ cần ưu tiên việc làm cho người lao động nước mình hơn là lao động nhập khẩu.” 
 
3013877ca_anh_2.jpg
TS. Lưu Quang Tuấn trả lời phỏng vấn

TS. cho rằng: “Việc robot thay thế hoàn toàn con người là chưa thể mà cũng không thể xảy ra bởi đó là sản phẩm con người tạo ra. Chúng ta chỉ đang tận dụng trí tuệ nhân tạo làm cho cuộc sống dễ dàng hơn. Người lao động không phải lao động nặng nhọc nữa, chỉ cần hiểu những thao tác vận hành, điều khiển máy móc. Đây phải là một quá trình thay đổi lâu dài, không thể một sớm một chiều.”

Nhanh nhẹn ứng phó, chuyển đổi kịp thời

Ở Việt Nam, Tổ chức Lao động quốc tế chỉ ra rằng, 86% lao động trong ngành công nghiệp dệt may và giày dép đối mặt với nguy cơ thất nghiệp. Hàng triệu lao động, bất kể trình độ, tuổi tác đều đang phải chuẩn bị cho một quá trình chuyển đổi đầy khó khăn.

Tuy nhiên, nhiều người lao động Việt vẫn ôm giấc mộng ra nước nài. Chị Phạm Thị Duyên (23 tuổi, Hưng Yên) chia sẻ: “Nhà chị bán đất để lo chi phí cho chị đi Nga. Sang Nga lương cao, cũng không cần học tiếng nhiều, chỉ cần mấy câu giao tiếp đơn giản. Đi xuất khẩu mấy năm để tích góp, đến khi con lớn học hết mẫu giáo chị sẽ về hẳn”.

Duyên chỉ là một trong rất nhiều trường hợp lựa chọn đi xuất khẩu lao động, với hi vọng nâng cao thu nhập, có tương lai mới tốt đẹp hơn. Chị cùng những người khác không lường trước được những thay đổi lớn đang diễn ra trước mắt. 

TS. Lưu Quang Tuấn, phó viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội cho rằng: “Khi CMCN 4.0 xảy ra, năng suất lao động sẽ tăng lên rất nhiều, nhu cầu không chỉ là tạo ra sản phẩm nhanh, hàng loạt nữa mà còn là việc sản xuất ra những sản phẩm đơn chiếc, chất lượng cao. Từ đó các ngành công nghiệp phụ trợ gia tăng nhiều hơn khiến việc làm cũng như hình thức làm việc mới xuất hiện. Lao động có thể chuyển đổi theo năng lực bản thân. Nếu lao động không thích ứng, không tạo ra giá trị sản phẩm ắt sẽ bị đào thải.”

Tín hiệu đáng mừng cho Việt Nam rằng, các ngành công nghệ thông tin, chế tạo robot,.. đang thực sự khởi sắc. Bắt đầu có những trí thức mới với những sản phẩm mới hứa hẹn thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. 

3013877ca_anh_3.jpg
Lê Công Thành – chàng trai Việt tiên phong đưa trí tuệ nhân tạo vào cuộc sống

Tuy nhiên, cũng cần không ngừng chú trọng phát triển, nâng cao nhận thức cho lực lượng lao động xuất khẩu. TS. Lưu Quang Tuấn phân tích: “Thị trường lao động sẽ thay đổi theo hướng ít người đi và phân thành 2 mảng: những người tham gia vào quá trình điểu khiển máy móc và những người tạo ra máy móc.  Mảng thứ hai là quan trọng nhất và người lao động Việt phải làm sao đạt được cái đó thì mới làm chủ, thích ứng với CMCN 4.0. Song điều này còn tùy thuộc vào tư duy giáo dục. Không thể thích ứng kịp nếu ta cứ theo một khuôn mẫu đào tạo cũ.”

Như vậy nhận thức sớm xu hướng chuyển đổi, kịp thời nâng cao chất lượng nguồn lao động, chính là “chìa khóa” mang lại sự chiếm lĩnh cơ hội sớm nhất trước khi ưu thế dịch chuyển.  
Nguyễn Thị Ngọc Diệp – BMĐT K35

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN