Lớp học tình thương- xuất phát từ sự yêu thương

(Sóng trẻ)- 17 năm qua là khoảng thời gian khá dài để duy trì 1 lớp học tình thương của bà Hồ Hương Nam (83 tuổi) ở 253 An Dương, Tây Hồ, Hà Nội. Từ đầu khi lớp học còn lụp xụp đến nay lớp học tình thương của bà đã rất khang trang, sạch sẽ với 18 học sinh ở trường THCS An Dương.


Không khó để tìm ra địa chỉ của bà, bởi chỉ cần hỏi mọi người quanh đấy lớp học tình thương và bà Nam thì ai cũng biết. Các vị phụ huynh và các em học sinh thường gọi bà với cái tên thân quen là “bà giáo”.


Khi chúng tôi bước vào, căn phòng học chỉ rộng khoảng 20m2 kê 8 cái bàn ngay ngắn. Trong lớp học tuy nhỏ bé nhưng luôn cảm nhận được không khí của ngày khai trường khi treo băng rôn, khẩu hiệu đỏ với dòng chữ:”Khai giảng lớp học tình thương, năm học 2015-2016….”, trên bàn là những bó hoa đỏ thắm mà các em học sinh khuyết tật dành cho bà. Trên tường là những tấm ảnh kỷ niệm mà bà chụp như ghi dấu từng mốc quan trọng của lớp học tình thương.


70f297c63_i_1184.jpg

Lớp học tình thương của bà gồm 18 em học sinh đều bị tật nguyền


Vào lớp, bà giáo với khuôn mặt phúc hậu, thân hình nhỏ bé nhưng đang hướng dẫn các em viết từng chữ một từ 
những con chữ trong bảng chữ cái, đến các con số trong bảng cửu chương. Cứ như thế trong hơn 2 tiếng, lớp học đặc biệt diễn ra trong tiếng nhạc du dương, tiếng ú ớ, ngọng nghịu, những ký hiệu và cả giọng nói trầm ấm của cô giáo người Huế. Suốt 17 năm như vậy, bà giáo Hồ Hương Nam vẫn miệt mài “gieo chữ” cho những học sinh nghèo khuyết tật theo cách ấy.


70f297c63_i_1170.jpg

Bà giáo nắn nót từng nét chữ cho các em


Bà đặc biệt quan tâm đến trường hợp anh Lưu Hồng Dương, năm nay đã 34 tuổi và bị liệt tứ chi. Người đàn ông đó ngồi không vững, phải cố định vào ghế bằng một sợi dây dù, khó nhọc kẹp chặt bút bằng những ngón tay khoèo. Bà cẩn thận và tỉ mỉ cầm tay cậu học trò nắn nót từng nét chữ một.


70f297c63_i_1197.jpg

Anh Lưu Hồng Dương- Là học sinh lớn tuổi nhất của bà. Anh bị liệt toàn thân nên đi lại rất khó khăn


Bà có tâm sự rằng, lúc mới thành lập bà đi vận động rất khó khăn vì các gia đình không ai muốn động vào nỗi đau của họ, họ cũng không nghĩ rằng, con của họ không phát triển được bình thường lại có ngày có thể biết đọc biết viết. 


Để mở lớp học tình thương này, bà cũng phải rất vất vả và khó khăn bởi dạy cho trẻ em bình thường đã khó, dạy cho trẻ em khuyết tật lại càng khó hơn. Mỗi đứa một bệnh, một thể trạng và nhận thức khác nhau nên lớp học của bà không có bảng đen cũng bởi lý đó. Bà giáo đi từng bàn một, hướng dẫn từng em một. 


Một điều mà chúng tôi khá bất ngờ là toàn bộ chi phí duy trì lớp học, bà đều tự bỏ ra từ tiền lương hưu ít ỏi của mình để cho các em từ cuốn vở, cái bút đến gói quà như bim bim bánh kẹo mà không nhận từ sự hỗ trợ của các gia đình và các quỹ khuyến học. Bà thương gia đình các em đều là những gia đình nghèo, không có tiền và bà luôn xuất phát từ tấm lòng yêu thương của một người bà dành cho các em học sinh khuyết tật.  


Khi nói về kỷ niệm đáng nhớ của bà đối với lớp học tình thương, bà móm mém cười “Ngày 20/11 năm nái, thấy mọi người mua hoa mà bà không có ai tặng, học trò bảo nhau mỗi em mua một bông hồng rồi mang đến tặng cô Nam. Khi được hỏi lấy tiền đâu, đám học sinh thành thật "khai" tiết kiệm tiền quà sáng. Những hôm trở trời bị tăng huyết áp, bà Nam cố gắng uống thuốc, ăn cháo để hôm sau ra lớp với các cháu". Thấy bà nói "hôm nay bà mệt nhé", cả lớp ngồi im.


Là một trong số học sinh lâu năm nhất, bạn Đỗ Kim Thúy, 25 tuổi, học ở đây 17 năm,đã biết đọc thành thạo, chữ viết đẹp và thuộc bảng cửu chương. Bị liệt nửa người, Thúy vẫn thích đến lớp bà Nam. Hàng ngày, Thúy đi bộ đi học và được giao làm lớp trưởng. "Bà kiên trì cầm tay hướng dẫn em những nét chữ đầu tiên. Học sinh nào bà cũng kiên nhẫn như vậy. Bố thấy em đọc được báo và chữ trên tivi thì bất ngờ lắm", cô gái có dáng người đậm tâm sự.


Kết thúc buổi dạy, bố của anh Lưu Hồng Dương cũng là hội trưởng hội phụ huynh của lớp đến để đưa con về. Nhìn dáng người hao gầy, mái tóc đã bạc đến nửa đầu, khuôn mặt khắc khổ bế đứa con bị liệt lên xe lăn, ngồi tỉ mỉ đeo dép, xốc lại dáng ngồi. Khi nhắc đến bà Nam, bác nói rằng: “bà Nam là người rất tốt, luôn tận tình và giúp đỡ các cháu mà không nhận bất cứ đồng tiền nào”.


Buổi học kết thúc, bà còn tỉ mỉ dặn các em về lịch học, bà cất từng quyển sách, quyển vở vào cặp cho từng em.Khi lớp không còn một ai, bà Nam cẩn thận tắt từng cái quạt, tắt bóng đèn rồi khóa cửa cẩn thận. Bà cầm cái túi với xách chiếc đài nhỏ lặng lẽ đi, bóng bà hao gầy hòa với ánh nắng ban sớm khiến bà trông đẹp lạ. Có lẽ bà không chỉ đẹp về nội tâm bên trong, bà còn đẹp bởi việc làm ý nghĩa, về tình thương bà dành cho các em học sinh khuyết tật, đúng như tên gọi “lớp học tình thương”.


70f297c63_i_1182.jpg

Bà giáo cất từng quyển sách, quyển vở cho các em học sinh khuyết tật


Vũ Quỳnh Khánh Linh
Báo chí đa phương tiện-K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN