"Mỵ Châu 4.0": Sự bao biện mù quáng

anh1.png

Một bộ phận giới trẻ “cuồng” thần tượng đến mức sẵn sàng công khai ủng hộ những bộ phim nước ngoài chứa tình tiết sai sự thật lịch sử, gây tổn hại trực tiếp cho nước nhà. Họ cho rằng, nghệ thuật, phim ảnh và chính trị là những lĩnh vực chẳng liên quan đến nhau.

“Nghệ thuật không liên quan đến chính trị” 

Xuất hiện từ năm 2020, “Mỵ Châu 4.0” là một danh từ để chỉ trích những bạn trẻ vì si mê thần tượng mà bất chấp thể diện nước nhà. Mới đây thôi, cụm từ này tiếp tục làm dậy sóng mạng xã hội khi Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) tung trailer bộ phim Vương Bài sắp được phát sóng với nhiều chi tiết xuyên tạc lịch sử, liên quan đến cuộc chiến tranh biên giới 1979, khi Trung Quốc muốn thị uy “dạy cho Việt Nam một bài học”, đưa quân xâm lược đánh chiếm các tỉnh biên giới Việt Nam. 

Trong khi đại đa số khán giả Việt đồng loạt lên tiếng phản đối, đòi tẩy chay bộ phim thì vẫn có một bộ phận người trẻ vẫn thần tượng hóa, tôn vinh những diễn viên đóng một bộ phim này, thậm chí còn gọi những chiến sĩ Việt Nam là “giặc”. Trên một số fanpage, hội nhóm ủng hộ nghệ sĩ, diễn viên trong phim, họ công khai bình luận ủng hộ, có bình luận nhận được hàng trăm lượt yêu thích và đồng tình. Khi bị phản ứng, họ mù quáng biện hộ: “Nghệ thuật và phim ảnh không liên quan đến chính trị”, “phim hay thì xem thôi” và “với người Trung Quốc thì người Việt Nam không gọi là giặc thì là gì?”, “chúng tôi xem phim ủng hộ thần tượng, đứng ở góc nhìn với thần tượng”... “Đụng đến Trung Hoa, gần xa thành giặc…” 

Ngoài việc gọi cha ông ta đã hy sinh vì Tổ Quốc là “giặc”, những “Mỵ Châu 4.0” này này còn thả “tim” vào các bài đăng khẳng định, ủng hộ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên Instagram, chia sẻ về lịch sử quân sự Trung Quốc - trong đó có dòng viết về cuộc bảo vệ biên giới phía Nam, tức là chiến tranh biên giới 1979.

Sáng ngày 17/2/1979, Bắc Kinh bất ngờ ra lệnh tấn công xuân lược biên giới nước ta trên địa bàn 6 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh cuộc chiến diễn ra trong 30 ngày nhưng kéo dài đến suốt 10 năm sau đó.
Vị Xuyên nơi cuộc chiến diễn ra khốc liệt nhất, được mệnh danh là “Lò vôi thế kỷ” vì bom đạn Trung Quốc cày tung cả những núi đá vôi, và nơi đây chôn vùi hơn 2.000 hài cốt người lính Việt Nam nằm rải rác trên các cao điểm núi đá biên giới Việt - Trung.
Để giành thắng lợi, để bảo vệ từng tấc đất lãnh thổ biên giới, quân và dân ta đã chịu những tổn thất nặng nề: hơn 30.000 cán bộ, chiến sĩ thương vong; hàng chục ngàn dân thường bị thiệt mạng. Các thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn, Cam Đường, Lào Cai gần như bị hủy diệt hoàn toàn; tổng cộng có 320 xã, 735 trường học, 41 nông trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 38 lâm trường bị tàn phá; 400.000 gia súc bị giết, bị cướp. Khoảng 50% trong tổng số 3,5 triệu người ở sáu tỉnh biên giới bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống. (Nguồn: Chiến tranh biên giới - những dấu mốc không thể lãng quên - Vnexpress)

 

Lý do phổ biến của mà những Mỵ Châu 4.0 đưa ra để bao biện là “nghệ thuật không liên quan đến chính trị”, rằng “phim hay thì xem, không ảnh hưởng đến cuộc sống thật”. Họ cố tình không hiểu rằng bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào cũng xuất phát từ hiện thực cuộc sống và dù ít hay nhiều cũng đều có tác động đến nhận thức của khán giả theo dõi. Việc các bạn trẻ thờ ơ với câu chuyện “xâm lược văn hoá”, “tẩy trắng tội ác của quân đội Trung Quốc trong chiến tranh biên giới phía bắc 1979”, dẫn đến suy nghĩ chưa đúng, phát ngôn lệch lạc như một lời cảnh báo về những lỗ hổng kiến thức, cũng như sự phai nhạt về tự tôn dân tộc.

Yêu nước bắt đầu từ đâu?

Tìm hiểu, tiếp nhận, thưởng thức văn hoá, nghệ thuật nước ngoài không phải là hành vi thiếu tôn trọng văn hoá dân tộc. Cần phân biệt rõ ràng đâu là phim ảnh và đâu là “lợi dụng phim ảnh để tuyên truyền thông tin sai sự thật”. Nói như vậy không có nghĩa là cấm đoán giới trẻ được yêu thích, thần tượng một nghệ sĩ nào đó. Tuy nhiên, các bạn trẻ cần thực sự tỉnh táo để tránh trao đi tình cảm một cách dễ dãi, tuỳ tiện “mặc cả lòng yêu nước” rồi vô tình biến mình trở thành “nàng Mỵ Châu thế kỷ XXI”.

Dưới góc nhìn nhìn của một chuyên gia, PGS.TS Đinh Hồng Hải (Đại học KHXH&NV) cảnh báo: “Thần tượng là giá trị ảo trong khi Tổ quốc là giá trị thật. Yêu nước là tình yêu thiêng liêng có trong mọi con người. Còn thần tượng cá nhân của giới trẻ là khái niệm thời thượng và dễ thay đổi nên không thể đánh đồng 2 giá trị này với nhau được. Mị Châu - Trọng Thủy có thể là một câu chuyện tình lãng mạn nhưng đó là bài học đắt giá ẩn trong câu chuyện đó. Nó cũng giống như chú “ngựa gỗ thành Tơ-roa” là lời nhắc nhở của tiền nhân về mối họa mất nước luôn thường trực “ngay sau lưng” hoặc ngay trong các đồ dùng bình thường mà người Việt Nam hay gọi  là “đồ Tàu”. 

Ông cho biết thêm: “Nhiều bộ phim Trung Quốc có những chi tiết hư cấu hoặc xuyên tạc (kể cả những bộ phim nằm ở “top” phòng vé Trung Quốc như Tô-tem sói, hay Chiến lang II...). Trong khi chúng ta không thể cấm họ công chiếu thì chúng ta hoàn toàn có thể hạn chế xem “phim Tàu” và cách tốt nhất để  thể hiện lòng yêu nước là hãy nắm vững lịch sử dân tộc. Điều này thì Phan Chu Trinh đã nói từ 1 thế kỷ trước: “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.

PGS.TS Đinh Hồng Hải - Chuyên gia nghiên cứu đại học KHXH&NV(Ảnh: NVCC)
PGS.TS Đinh Hồng Hải - Chuyên gia nghiên cứu đại học KHXH&NV(Ảnh: NVCC)

Ngoài ra, sự giáo dục từ gia đình về những văn hóa truyền thống, lịch sử là một nền tảng vô cùng quan trọng. Mỗi gia đình cần có những tư tưởng đúng đắn trong việc truyền thụ những giá trị truyền thống tốt đẹp. Không những thế, ở Việt Nam hiện nay, giáo dục về những giá trị lịch sử văn hóa tại nhà trường được cho là giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp thế hệ trẻ Việt Nam hiểu hết những giá trị sống, tinh thần tự tôn dân tộc. Để đạt được hiệu quả trong việc truyền tải những giá trị sống, giá trị văn hóa dân tộc, nhà trường cần sát sao, chặt chẽ, bài bản hơn trong việc giúp học sinh, sinh viên nhận thức đúng đắn về lịch sử nước nhà. 

Song song với việc giáo dục, sự vào cuộc của pháp luật và cơ quan chức năng cũng như các đơn vị kiểm duyệt, phát hành cũng cần quyết liệt hơn để bảo vệ những nền tảng văn hóa tốt đẹp đồng thời ngăn chặn những cái xấu, độc hại lan truyền rộng rãi làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu những tri thức về văn hóa của giới trẻ. 

Bên cạnh đó, cần có hình thức xử phạt và lên án những những thành phần gây kích động, làm sai lệch lịch sử, tuyên truyền những tư tưởng sai, chống phá cách mạng,... gây ảnh hưởng đến nhận thức của cộng đồng.

Tuy nhiên, một trong những điều quan trọng nhất để tiếp nhận, hấp thụ những giá trị tốt đẹp của văn hóa lịch sử dân tộc là sự nhận thức từ mỗi cá nhân. Hiện nay, chúng ta đang sống giữa một thế giới đa chiều với vô vàn cái mới được lưu truyền và phổ biến rộng rãi, giới trẻ cần phải giữ vững phương châm “hòa nhập chứ không hòa tan”. Song song với việc tiếp nhận những tiến bộ của khoa học công nghệ, những tư tưởng mới thời hội nhập, cần giúp người trẻ có ý thức giữ gìn những nét đẹp, bản sắc của dân tộc Việt Nam.

Việt Nam không cấm những tác phẩm nước ngoài hàm chứa giá trị văn hóa, nghệ thuật đẹp đẽ được truyền bá trong nước; không cấm người Việt Nam hâm mộ hoặc ủng hộ thần tượng của họ, nhưng đừng mù quáng, đừng gắn mác giải trí, văn hóa, nghệ thuật,… để bọc lót cho thông tin tuyên truyền gây phương hại đến lợi ích chung của dân tộc.


Còn bạn, bạn có ý kiến như thế nào về vấn đề trên?

Quý độc giả có thể tham gia bình luận trực tiếp hoặc đóng góp ý kiến của mình qua địa chỉ: [email protected]

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN