Người dân Hà Nội “kẹt tiền” thay vì kẹt xe

(Sóng trẻ) –  Cuộc sống người dân Hà Nội không còn khốn đốn vì cảnh “kẹt xe, tắc đường” thay vào đó là mối lo kinh tế. Ở nhà cách ly thay vì làm việc, người dân khóc ròng vì “kẹt tiền”.

1a3c65409_kinh_te.jpg

Theo sau dịch bệnh là mối bận tâm về tiền nong của người dân. Thất nghiệp. Người dân phải gồng mình chống lại sức ép đến từ kinh tế. 

Trước tình hình dịch bệnh của thành phố đang bước vào giai đoạn hết sức căng thẳng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, chiều 25/3, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chính thức ra lệnh đóng cửa tất cả các hàng quán trên địa bàn đến ngày 5/4, trừ hàng thiết yếu như xăng dầu, thiết bị y tế cùng các nhu yếu phẩm dùng trong sinh hoạt.

Thực hiện theo yêu cầu của UBND TP. Hà Nội, tính đến sáng 28/3 nhiều cửa hàng lớn nhỏ trên địa bàn đã đóng cửa ngừng hoạt động,chống dịch cùng Chính quyền.

Tuy nhiên, xét về mặt xã hội, ghi nhận tại nhiều tuyến phố lớn trên địa bàn thành phố, tình trạng “vắng bóng” người tiêu dùng cùng cảnh tượng hàng quán “đóng cửa, ngừng hoạt động” đã diễn ra nhiều tuần trước đó.

Doanh thu mùa dịch vì thế mà tụt dốc, nhiều hàng quán buộc phải cho nhân viên tạm nghỉ không lương. Công nhân, người lao động tại nhiều xí nghiệp cũng được cho nghỉ vì cơ sở thiếu nguyên liệu sản xuất hay không có đơn hàng.

Lượng người lao động cùng các phương tiện giao thông trong mùa dịch giảm đáng kể. Giao thông của thành phố có sự chuyển biến khác thường. Hầu hết các tuyến đường nóng của Thủ đô luôn trong tình trạng thoáng đãng.

Ở một diễn biến khác, xét về tính hai mặt của vấn đề, điều mà người dân thực sự quan tâm trong thời gian này không phải là vấn nạn giao thông, ùn ứ và tắc đường, mối lo đè nặng lên người dân lúc này là áp lực về kinh tế, tiền bạc. 

Như vậy, mặt bằng chung về tài chính của toàn thành phố đã được “san bằng” bởi mối lo “kẹt tiền”.

“Kẹt tiền” không của riêng ai

3 tháng cùng thế giới vật lộn với đại dịch  COVID – 19, người dân Hà Nội ý thức được rằng, nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn. Thực tế ghi nhận được, nhiều người dân Hà Nội phải thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu để chờ ngày qua dông bão. Đây được cho là khoảng thời gian đầy ám ảnh đối với người dân Thủ đô nói riêng và công dân toàn cầu nói chung.

Chia sẻ về vấn đề này, chị Đỗ Thu Hương (38 Tuổi, Cầu Giấy) cho biết: “Cả hai vợ chồng tôi đã thất nghiệp được gần tháng nay rồi. Thu nhập mất trắng mà chi tiêu thì cứ tăng hùn hụt: tiền nhà, tiền điện nước, sinh hoạt hằng ngày rồi còn chuyện con cái, bao nhiêu thứ đều dính đến tiền. Kinh tế dạo này khó khăn, nhiều lúc kẹt tiền lắm”.

Đồng quan điểm với chị Hường, chị Bùi Ngọc Linh (35 tuổi, Cầu Giấy) chia sẻ: “Dạo gần đây chỉ cần nhắc tới tiền bạc là tôi rất nhạy cảm. Việc chi tiêu của gia đình khiến tôi cảm thấy rất áp lực. Có hôm túng quá, vợ chồng tôi đành bấm bụng đi vay bạn bè. Ngồi ở nhà cứ mong sao nhanh hết dịch còn đi làm”.

Thất nghiệp. Thu nhập bấp bênh. Đại dịch đang thực sự đe dọa tới kế sinh nhai của hàng triệu con người.

Nắm bắt được tình hình chung của người dân, Chính quyền thành phố cùng nhiều thương nghiệp (VinMart, Big C, Lotter,…) đã thực hiện chính sách bình ổn giá thị trường và các chương trình hỗ trợ người dân để cùng họ vượt qua nỗi sợ kinh tế, tập trung vào công tác phòng dịch an toàn, hiệu quả. Với tiêu chí: “Không ai bị bỏ lại phía sau”, hy vọng người dân Thủ đô và toàn cầu nói chung có thể vững vàng bước qua đại dịch.

Hồng Nhung

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN