Người dệt hồn cho những tấm lụa quê hương

(Sóng trẻ) - Nhắc tới ngôi làng Phùng Xá, huyện Mỹ Đức (Hà Nội), người ta nhắc ngay tới nghề dệt truyền thống nơi đây với những sản phẩm thủ công tơ lụa cao cấp nức tiếng khắp trong và nài nước. Và nhắc tới nghề dệt, không thể không nhắc tới nghệ nhân Phan Thị Thuận – người thổi hồn và góp phần lưu giữ những nét đẹp cho nghề truyền thống quê hương.


Mang nghề dệt lụa trở về quê hương

Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km về phía Nam, ngôi làng Phùng Xá nổi tiếng với nghề nuôi tằm dệt lụa lâu năm. Chúng tôi tìm đến nhà bà Phan Thị Thuận – người được coi là có công lớn nhất trong việc lưu giữ và phát triển nghề dệt lụa truyền thống quê hương. Ven theo đường bờ sông lớn theo lời chỉ dẫn của người dân trong làng, chẳng khó để chúng tôi tìm được ngôi nhà nằm nổi bật hiện ra bởi những nong kén đang phơi vàng rực ngay trước cổng nhà. Nhà bà lúc nào cũng có người ra người vào mua hàng. Bà bảo, ngày nào bà cũng bận như thế cả, rồi bà còn nói vui: khách đến nhà đôi khi còn phải xếp hàng chờ để được gặp bà. Nhưng đúng là như thế thật, vì ngay chính chúng tôi cũng đã phải chờ bà làm xong việc với những người đến trước rồi mới có cơ hội được ngồi trò chuyện cùng bà. Bà Thuận năm nay đã nài 60 tuổi. Dáng người nhỏ nhắn cùng đôi mắt sáng vẫn nhanh nhẹn làm những công việc mà bà cho rằng đã quen tay quen mắt hàng ngày. Bà Thuận đang tất bật với những đơn hàng, đôi tay bà cứ thoăn thoắt, cẩn thận xếp từng chiếc khăn cho khách đến lấy hàng, rồi lại ghi ghi chép chép. 
 
421b5be17_i_3315.jpg

Bà Thuận tự hào bên những sản phẩm tơ tằm mà mình tạo ra (Ảnh: Thu Phượng)

Xong việc, bà mời chúng tôi vào nhà, ngồi xuống rót nước rồi kể cho chúng tôi nghe về chặng đường của nghề ươm tơ dệt lụa đã gắn bó cùng bà bao nhiêu năm qua. Bà kể: nghề dệt lụa là nghề truyền thống đã có từ rất lâu đời ở làng của bà. Gia đình bà cũng là gia đình có truyền thống 4 đời với nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa. Bản thân bà cũng đã có hơn 40 năm gắn bó với công việc này. Ngày trước, người dân ở làng của bà tích cực trồng dâu, nuôi tằm, lấy kén bán cho nhà máy để nhà máy lấy kén ươm tơ và xuất khẩu tơ sang các nước. Nhưng đến cuối những năm 80, ngành dâu tằm bị “thất sủng”, nhà máy ươm tơ Mỹ Đức bỏ thu mua kén, nghề trồng dâu nuôi tằm dần bị mai một, hợp tác xã quyết định phá bỏ cây dâu chuyển sang trồng lúa, trồng ngô khoai. Những trăn trở với nghề khiến bà Thuận không đành lòng nhìn cây dâu bị phá bỏ, không can tâm khi nhìn thấy nghề truyền thống quê hương dần bị mất đi. Bà quyết tâm tìm mọi cách để gìn giữ nghề này. Những ngày đầu khó khăn, không có dâu cho tằm ăn, bà phải đạp xe 22km mỗi ngày từ Mỹ Đức vào nông trường Thanh Hà (Kim Bôi, Hòa Bình) để mang lá dâu về. Khó khăn, vất vả, dù mưa gió hay nắng gắt bà vẫn không nản chí, quyết tâm đi đến cùng vì tình yêu nghề. Sau hơn một năm đạp xe ròng rã mua lá dâu, bà Thuận quyết định về tìm đất trống tại chính quê hương để tự trồng lá dâu. 

Được lãnh đạo của huyện Mỹ Đức quan tâm, bà được đưa đi nhiều nơi để tham quan và học hỏi, tìm đầu ra để tiêu thụ tơ tằm cho huyện Mỹ Đức. Bằng sự đau đáu với nghề, bà Thuận đã về quê, tự gióng lên 3 máy ươm tơ, đặt tại 3 điểm khác nhau của huyện Mỹ Đức. Thấy vậy, người dân nơi đây bắt đầu vùng dậy để làm. Nghề trồng dâu nuôi tằm ở Phùng Xá cũng dần phục hồi từ đây.

Lối đi mới cho ngành tơ tằm Việt Nam

Nhiều năm gắn bó với nghề trồng dâu nuôi tằm, bà Thuận luôn mày mò sáng tạo tìm ra những đổi mới trong công việc của mình. Sau nhiều lần quan sát, bà phát hiện ra con tằm có thể tự dệt cho mình chiếc vỏ bền chặt mà không một kỹ thuật dệt tay nào có thể sánh bằng. Nắm được đặc tính của con tằm là buộc phải nhả tơ khi đến kì, bà Thuận đã đem đặt chúng sát với nhau trên một mặt phẳng và kết quả là tơ của nhiều con tằm quấn vào nhau, đan thành tấm thảm bông phẳng, mịn, gắn kết bền chắc tự nhiên mà không kỹ thuật dệt nào của con người có thể sánh kịp, lại tiết kiệm được chi phí nhờ giảm bớt nhiều công đoạn phức tạp như kéo kén, ươm tơ, cào bông… Đây là một sáng tạo đầy bất ngờ, đồng thời cũng là một kỹ thuật quan trọng đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của nghề dệt thủ công truyền thống. 
 
421b5be17_i_3322.jpg

Bằng nghiên cứu và tìm tòi, bà Thuận đã huấn luyện cho những con tằm chính là những người thợ tự dệt trên một tấm kén phẳng (Ảnh: Thu Phượng)

Không uổng tình yêu và công sức đã bỏ ra cho nghề dệt lụa, năm 2010, Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức được thành lập do chính bà Thuận làm Giám đốc. Với bà Thuận, việc quyết định mở công ty cũng chính là quyết định mở lối đi mới cho ngành tơ tằm Việt Nam. Bà tự hào khoe những con tằm chính là những người thợ trung thành nhất của bà, làm nên những sản phẩm đặc biệt mà không ai dệt được như chính nó.

Với sự mạnh dạn trong đầu tư, tìm tòi, nghiên cứu, dám nghĩ, dám làm, đến nay nghệ nhân Phan Thị Thuận đã làm ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, bền đẹp, giá cả phải chăng, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và nài nước. Bà Thuận cũng đã giành được nhiều giải thưởng và phần thưởng cao quý của Nhà nước như: Huy chương vàng Quốc tế năm 2005; Giải thưởng sản phẩm công nghiệp tiêu biểu năm 2006; năm 2010, bà được nhận giải thưởng sản phẩm nghìn năm Thăng Long với sản phẩm dệt thổ cẩm bằng lụa tơ tằm; và mới đây nhất là Giải nhất cho Giải pháp sáng tạo “Mền bông tơ tằm do người điều khiển con tằm tự dệt” của Hội Nông dân trao tặng năm 2015,... Một người yêu nghề, say nghề như bà Thuận, xứng đáng có được những thành quả ngọt ngào mà bà đã mất bao công sức bỏ ra.
 
421b5be17_i_3250.jpg

Với những nỗ lực của mình, Bà Thuận đã giành được nhiều giải thưởng và phần thưởng cao quý của Nhà nước (Ảnh: Thu Phượng)

Trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử làng nghề, bà Thuận luôn tự hào mình là người con được sinh ra và lớn lên ở đất làng nghề Phùng Xá. Bà cầm lấy chiếc cốc được đại biểu quốc hội Trần Thị Quốc Khánh tặng, đọc cho chúng tôi nghe 2 câu thơ được in trên đó: “Sao cho đất Việt sáng tên/Sao cho dân Việt bình yên mọi bề”. Bà bảo, nếu nghĩ đến cho dân Việt bình yên mọi bề thì mọi người đều phải có việc làm ổn định, có thu nhập để trang trải cuộc sống. Bởi vậy mà bà Thuận luôn chăm chút cho xưởng dệt của mình, tạo điều kiện tốt nhất cho những nhân công trong xưởng, mang lại công ăn việc làm cho họ với mức lương bình quân dao động từ 4,5 – 5 triệu đồng/tháng. 

Về Phùng Xá hôm nay, sự phát triển của làng quê giàu truyền thống lịch sử đều hiện rõ trên từng đường làng ngõ xóm. Phùng Xá đang từng ngày thay da đổi thịt, những ruộng dâu xanh mướt đã không còn nhiều bên những triền đê, tiếng máy dệt cũng chỉ còn thưa thớt ở một số hộ gia đình, nhưng chúng tôi đều tin tưởng rằng, với những hy vọng và nỗ lực của bà Thuận, nghề dệt chắc chắn sẽ vẫn mãi giữ được giá trị và tồn tại ở nơi đây như cách mà nó đã tồn tại hàng trăm năm nay. 

Thu Phượng

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN