Người nghệ nhân khuyết tật với đôi bàn tay vàng

(Sóng trẻ) - Với quan niệm tàn nhưng không phế, nghệ nhân Nguyễn Văn Trung quyết tâm đưa sản phẩm mây tre Phú Vinh đến với thị trường trong và nài nước. Ông cũng chính là người tự tay đan hơn 200 bức chân dung Bác Hồ. 

Nỗ lực từ đôi chân

Số phận lấy đi đôi chân khỏe mạnh của ông vào năm 14 tuổi. Nó khiến chàng trai đang tuổi “bẻ gãy sừng trâu” lúc bấy giờ tưởng như có lúc phải buông xuôi. Ông Trung kể: “Đang đêm ngủ trở mình thấy mỏi rồi chân phải tê buốt. Hôm sau đi khám, bác sĩ bảo vỡ xương đùi do viêm xương. Mất 2 năm chữa chạy mà bệnh tật không thuyên giảm. Bác sĩ khuyên tôi nên cưa chân đi nhưng tôi không chịu”.

Hiện tại một chân của ông ngắn hơn chân kia khoảng 15 cm. Mặc dù thiết kế một đôi giày đặc biệt nhưng việc đi lại của ông vẫn khá khó khăn. Chính trên đôi chân tật nguyền ấy, nghệ nhân Nguyễn Văn Trung tìm ra lối đi cho mình và làng nghề.

1be18966f_anh_1.jpg

Nghệ nhân Nguyễn Văn Trung – chủ nhiệm câu lạc bộ nghệ nhân Phú Vinh

Dường như cái “nghiệp mây tre” theo đuổi một con người có mong muốn đưa sản phẩm quê hương đến với phương trời xa. Được sự động viện của gia đình, ông quyết  tâm chứng tỏ rằng mình tàn nhưng không phế. Với nghị lực đó, Nguyễn Văn Trung kiên trì tập luyện để ngồi dậy được. “Ban đầu tập thì rất đau, chân bị co rút đi lại rất khó khăn. Sau những ngày tháng tập luyện ròng rã, tôi đã dần có thể ngồi đan được những chiếc rổ, chiếc rá”, ông Trung nói.

Qua thời gian, những sản phẩm của ông Trung ngày càng mang tính nghệ thuật cao hơn. Bước nặt đầu tiên đến với cuộc đời ông là vào năm 1973 khi giành giải Nhất trong cuộc thi tay nghề do làng tổ chức. Sau đó, ông Trung được bầu vào Ban quản lý hợp tác xã mây tre đan Phú Vinh phụ trách kỹ thuật. Từ đây,  Nguyễn Văn Trung có cơ hội được tiếp xúc và đưa sản phẩm mây tre đan Phú Vinh đến với bạn bè quốc tế.

Tâm huyết đan tranh chân dung Bác Hồ

Sau nhiều năm vất vả, ông Trung đã thành lập được doanh nghiệp riêng mang tên Công ty TNHH thủ công mỹ nghệ Hoa Sơn. Thế nhưng thành công lớn nhất của cuộc đời ông không gì khác nài những bức tranh chân dung Bác Hồ đan bằng mây. Ông chia sẻ : “Thể hiện chân dung Bác rất khó mà khó nhất là thể hiện đôi mắt của Bác. Làm sao vừa thể hiện đúng đôi mắt sáng, tinh anh của Người nhưng lại phù hợp với từng hoàn cảnh. Chân dung Bác để thờ thì đôi mắt hiền từ, sâu thẳm, tình cảm. Nhưng vẫn hình ảnh Bác trong bức tranh đang hành quân  thì  đôi mắt lại nhìn thẳng phía trước, thể hiện một tình thần kiên quyết, cương nghị, một ý chí không gì lay chuyển. Còn với bức chân dung Bác ngồi trên ghế mây thì ánh mắt lại xa xăm nhớ đến đồng bào miền Nam”.

1be18966f_anh2.jpg

Nghệ nhân Nguyễn Văn Trung là người duy nhất thể hiện tranh chân dung Bác Hồ bằng mây tre đan


Trò chuyện với tôi, ông không khỏi xúc động khi nhớ về kỷ niệm lần đầu tiên thể hiện bức tranh “Bác Hồ trên đường đi công tác ở Pác Pó”: “Lúc đó nhận được đơn hàng lo lắm không biết mình có hoàn thành được không. Tự tay tôi chọn từng sợi mây. Sau hai năm cuối cùng tôi đã hoàn thành được”. Từ đó đến nay, ông Nguyễn Văn Trung đã đan được hơn 200 bức tranh chân dung Bác Hồ, mỗi bức thể hiện sắc thái riêng hình ảnh vị lãnh tụ.
 
Nhiều người hỏi mua những bức tranh của ông với giá rất cao nhưng ông không bán bởi ông quan niệm làm nghề phải có cái tâm. Cứ mỗi dịp có các sự kiện quan trọng của đất nước, ông Trung dành những tác phẩm này tặng cho các tổ chức và cơ quan. Nài ra, ông cũng mang các tác phẩm này tham dự triển lãm trong và nài nước để giới thiệu về hình ảnh vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Trăn trở với nghề

Nhằm tạo điều kiện cho những người mong muốn gắn bó với nghề được phát triển, ông Trung cũng thành lập Trung tâm dạy nghề tư thục mây tre đan Phú Vinh. Đến nay ông đã đào tạo được hơn 500 học viên trong đó có nhiều em khuyết tật. Ông Trung nói: “Với những em khuyết tật, tôi nhận đào tào miễn phí. Nếu em nào có nguyện vọng ở lại làm việc tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận. Vì bản thân tôi cũng là người khuyết tật nên rất thông cảm với người có số phận không may mắn”.

1be18966f_anh_3.jpg

Nghệ nhân Nguyễn Văn Trung chưa bao giờ có ý định giấu nghề

Là một người nghệ nhân gắn bó lâu dài với nghề, ông luôn trăn trở một nỗi niềm làm sao để phát huy giá trị truyền thống làng nghề hơn nữa. Cũng bởi thế mà ông chưa bao giờ có ý định giấu nghề. Ông tâm sự muốn thế hệ trẻ trong làng quý trọng và nối nghiêp mây tre đan.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Trung đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế : giải thưởng tuổi trẻ và sáng tạo quốc tế, bàn tay vàng Đông Dương, giải thưởng sản phẩm thủ công tinh xảo tại Nhật Bản, giải thưởng vàng ngôi sao Việt Nam. Ông cũng được trao 6 huy chương vàng, bạc trong danh hiệu “bàn tay vàng Việt Nam”; 4 lần đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua và nhiều bằng khen của các cấp chính quyền.

Trịnh Thị Quỳnh Trang
Phát thanh K31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN