Nguồn cội của những quán cà phê cổ Hà Nội
(Sóng trẻ) - Từ ngày café được người Pháp du nhập vào Việt Nam, đã hơn 1 thế kỉ trôi qua, thói quen thưởng thức café của người Hà Nội đã tạo nên một nét đẹp, trở thành một di sản văn hóa rất đỗi thú vị và cũng rất bình dân, đó là văn hóa café phố cổ Hà Nội với những quán café len lỏi trong 36 phố phường.
Những quán café nhỏ không quá ồn ào, đầy sự lãng mạn, nhẹ nhàng và trầm lặng đã như trở thành một phần linh hồn của thành phố. Các bậc cao niên còn nhớ, vào năm 1882, Pháp chiếm thành Hà Nội lần thứ 2, chính thức đặt ách đô hộ lên nước ta. Chỉ một năm sau, tại phố Tràng Thi, quán café đầu tiên xuất hiện phục vụ cho binh lính và sĩ quan Pháp. Thứ nước đen như thuốc Bắc có vị đắng, ban đầu chỉ được lớp thanh niên con nhà giàu du học ở Pháp về và một số trí thức có đầu óc tân tiến thưởng thức và dần hình thành trong họ thói quen uống café hàng ngày.
Một cốc cà phê Lâm có giá 15.000 đồng
Các quán cà phê xuất hiện lâu đời ở Hà Nội vẫn giữ được dáng vẻ rất riêng, góp phần tô điểm cho một Hà Thành cổ kính, thanh lịch và được gọi chung bằng cái tên rất thân quen là cà phê phố cổ. Các quán Nhân, Mai, Lâm, Giảng với bí quyết gia truyền từ khâu tuyển chọn, giang xay cho tới phương thức pha chế đã trở nên rất nổi tiếng. Bà Nguyễn Thị Bích, chủ quán cà phê Lâm cho biết: “Cà phê phải làm cà phê nguyên chất, khi làm hạt cà phê phải chọn lọc như cô Tấm. Hạt cà phê ở Lâm được lựa chọn rất kỹ, được rang xay mộc 100% (không pha hương liệu và phụ gia) với tỷ lệ đặc biệt, vì thế mà cà phê vẫn giữ nguyên hương vị suốt 60 năm qua. Với chất cà phê mộc “không thể cũ, khó thể quên” tuyệt vời như thế, quán đã cuốn hút không biết bao nhiêu người đến thưởng thức”
.
Những năm 40 của thế kỉ trước, ông Giảng một nhân viên pha cà phê của khách sạn Metrophole đã ra mở một quán cà phê riêng và sáng chế ra một thứ đồ uống độc đáo và thú vị cho đất kinh kỳ, thứ đồ uống đậm vị thơm nn kết hợp vị ngòn ngọt, beo béo với vị đắng vốn có của cà phê, đó chính là cà phê trứng. Có lẽ, hương vị cà phê trứng nổi tiếng của quán được cụ biến thể từ thức uống capuchino khi còn làm ở Metrophole thời kì đó. Với đồ uống độc đáo, mùi thơm ngất ngây, vị hòa trộn giữa đắng và ngọt, bùi và ngậy, lớp bông trắng xôm xốp phủ bề mặt đẹp đến kì lạ, cà phê trứng là niềm tự hào, là chỗ đứng của quán cà phê cổ trong lòng người Hà Nội, không chỉ khiến người Hà Nội say mê tìm về mà còn hấp dẫn cả những vị khách đến thăm Hà Nội.
Cà phê trứng độc đáo
Gần quán cà phê Giảng ở phố Nguyễn Hữu Huân là cà phê Lâm, khách biết đến hương vị nn của cà phê Lâm một phần thì biết đến ông Lâm, một mạnh thường quân với các văn nghệ sĩ Việt Nam trong thập niên 60, 70 thế kỉ trước mười phần. Cơ duyên may mắn, quán cà phê Lâm trở thành một mái ấm, một chốn qua lại của các văn nghệ sĩ lớn như Nguyễn Tuân, Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên, Bùi Xuân Phái... Cụ Lâm thường đùa rằng: họ uống cà phê của tôi nhiều quá, không có tiền trả nên mới đem tranh đến đây để gán nợ… Dẫu là thật hay đùa thì những bức tranh đó vẫn được cụ Lâm lồng khung cẩn thận và treo tại những vị trí đẹp trong quán. Chính từ tinh thần thân hữu đấy đã ra đời bộ sưu tập trứ danh Nguyễn Văn Lâm. Cà phê Lâm đã và đang trở thành một địa chỉ hành hương của giới thưởng nạn nghệ thuật hội họa trong và nài nước. Còn gì có thể tuyệt vời hơn được nữa, bạn đến uống cà phê và thưởng nạn, ngắm nhìn những tác phẩm nghệ thuật đo độ dài của năm tháng với đủ màu sắc kích cỡ, gợi cho khách một cảm giác nhẹ nhàng, bình yên và có chút gì đó thật hoài cổ.
Lâm là nơi ghi dấu những thăng hoa của giới văn nghệ sĩ thời gian trước
Ly café mộc mạc mà dư vị thấm biết bao
Cà phê phố cổ thường là những quán không lớn, với một không gian nhỏ trông ra vỉa hè,với bộ bàn ghế thấp lè tè,không cầu kì và cứ như thế người ta ngồi đó rì rầm, trao đổi, bàn bạc, chẳng ai ngó ngàng đến ai,rất riêng tư và rất trầm lắng. Cứ như vậy thói quen uống cà phê đã ngấm sâu vào sinh hoạt của một bộ phận người dân Thủ đô, trở nên thân quen và gần gũi.
Phạm Thảo Ngân - Báo ảnh K35
Cùng chuyên mục
Bình luận