"Nhìn 2" với trẻ em H'Mông trên nền đen trắng
(Sóng Trẻ) - Nối tiếp thành công của "Nhìn" lần 1, Đặng Xuân Trường tiếp tục tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ 2 của anh với tên gọi "Nhìn 2" tại Bảo Tàng Mĩ Thuật, ngày 27/5.
Đến với "Nhìn 2", Đặng Xuân Trường tiếp tục mang tới cho người xem 20 bức ảnh cỡ lớn đen trắng, đều lấy đề tài đặc tả ánh mắt trẻ em H'Mông vùng cao phía Bắc Việt Nam.
Triển lãm đã thu hút rất đông người xem, từ nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ, giới truyền thông cho tới những du khách nước nài tới thưởng thức những bức ảnh về trẻ em dân tộc phía Bắc Việt Nam.
Những bức ảnh mang đến cho mọi người những ánh nhìn của trẻ thơ, nhìn thẳng vào người xem, nhìn thẳng về phía trước. Đó là những ánh nhìn ngây thơ, trong sáng, những ánh nhìn gần với trời mây, với rừng núi, không đục, bụi và ồn ào như đô thị.
Quả thực, từ "Nhìn" đến "Nhìn 2", qua những bức ảnh của mình, Đặng Xuân Trường đã mang lại cho người xem những suy nghĩ khác nhau, những cách hiểu khác nhau về ý nghĩa đằng sau những ánh nhìn ngây thơ của trẻ em vùng cao.
Anh Lê Thiết Cương đã chia sẻ trên trang blog cá nhân của mình rằng: Đằng sau những bức ảnh đó có một điều gì đấy bắt người xem phải xem lâu hơn, phải thấy nghĩ ngợi, phải thấy không đành lòng. Có lẽ, ẩn sâu trong đó là những câu hỏi mà Trường muốn gửi gắm tới người xem, những người lớn sẽ làm gì, giúp gì cho các em để bát cơm của các em được đầy hơn, quần áo lành lặn hơn, lớp học khang trang hơn... để những tuổi thơ ấy được đẹp hơn.
Thông qua bài báo của mình về triển lãm "Nhìn", nhà báo Đỗ Lập cho rằng: ảnh trẻ em vùng cao của Đặng Xuân Trường không mang triết lý cao xa, mà chủ yếu và đơn giản là những ánh nhìn thẳng vào ống kính, như thể những bức ảnh đang nhìn người chụp, chứ không phải ngược lại
Còn anh Khang Mây thì thích cái "Nhìn" của anh, cái đau đáu trong sự hồn nhiên không có bon chen, cái lương thiện mịt mù trong bão cát. Cái buồn như lẽ tự nhiên của một sự khởi đầu, xung quanh bao la tưởng chừng không thể vượt qua được những khoảng rỗng. Nghệ thuật đã đưa anh đến với sự đẹp đẽ, nhẹ nhàng đầy trong sáng.
Đến với "Nhìn 2", Đặng Xuân Trường tiếp tục mang tới cho người xem 20 bức ảnh cỡ lớn đen trắng, đều lấy đề tài đặc tả ánh mắt trẻ em H'Mông vùng cao phía Bắc Việt Nam.
Triển lãm đã thu hút rất đông người xem, từ nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ, giới truyền thông cho tới những du khách nước nài tới thưởng thức những bức ảnh về trẻ em dân tộc phía Bắc Việt Nam.
Những bức ảnh mang đến cho mọi người những ánh nhìn của trẻ thơ, nhìn thẳng vào người xem, nhìn thẳng về phía trước. Đó là những ánh nhìn ngây thơ, trong sáng, những ánh nhìn gần với trời mây, với rừng núi, không đục, bụi và ồn ào như đô thị.
Quả thực, từ "Nhìn" đến "Nhìn 2", qua những bức ảnh của mình, Đặng Xuân Trường đã mang lại cho người xem những suy nghĩ khác nhau, những cách hiểu khác nhau về ý nghĩa đằng sau những ánh nhìn ngây thơ của trẻ em vùng cao.
Anh Lê Thiết Cương đã chia sẻ trên trang blog cá nhân của mình rằng: Đằng sau những bức ảnh đó có một điều gì đấy bắt người xem phải xem lâu hơn, phải thấy nghĩ ngợi, phải thấy không đành lòng. Có lẽ, ẩn sâu trong đó là những câu hỏi mà Trường muốn gửi gắm tới người xem, những người lớn sẽ làm gì, giúp gì cho các em để bát cơm của các em được đầy hơn, quần áo lành lặn hơn, lớp học khang trang hơn... để những tuổi thơ ấy được đẹp hơn.
Thông qua bài báo của mình về triển lãm "Nhìn", nhà báo Đỗ Lập cho rằng: ảnh trẻ em vùng cao của Đặng Xuân Trường không mang triết lý cao xa, mà chủ yếu và đơn giản là những ánh nhìn thẳng vào ống kính, như thể những bức ảnh đang nhìn người chụp, chứ không phải ngược lại
Còn anh Khang Mây thì thích cái "Nhìn" của anh, cái đau đáu trong sự hồn nhiên không có bon chen, cái lương thiện mịt mù trong bão cát. Cái buồn như lẽ tự nhiên của một sự khởi đầu, xung quanh bao la tưởng chừng không thể vượt qua được những khoảng rỗng. Nghệ thuật đã đưa anh đến với sự đẹp đẽ, nhẹ nhàng đầy trong sáng.
Trí Công
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Cùng chuyên mục
Bình luận