Nhọc nhằn nghề dọn rác ở nông thô
(Sóng Trẻ) - Tình trạng rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường ở nông thôn hiện nay diễn ra phổ biến ở nhiều nơi. Để hạn chế tình trạng đó, các đội vệ sinh môi trường ở nông thôn được thành lập. Tuy nhiên, những người làm công việc này lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức cộng thêm tiền lương còn quá ít ỏi.
Nhọc nhằn nghề xe ôm những ngày nắng gắt
Nhọc nhằn nghề lau kính tầng cao
Hơn 4 giờ sáng một ngày trời mưa rả rích của tháng năm, tôi theo chân các cô, các bác trong đội vệ sinh môi trường (ĐVSMT) của xã Liên Khê, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) đi thu m các loại rác thải.
Lương 200.000 đồng/tháng
Tôi cứ nghĩ tiền lương của những người dọn rác ở nông thôn cũng chỉ thấp hơn ở thành phố chút ít, nên vô tư hỏi “Chắc tiền lương của mọi người cũng được 2 triệu/ tháng?”. Bà Bá Thị Thanh (51 tuổi) lắc đầu nói: “Mỗi tháng một người được gần hai trăm nghìn tiền thu rác thôi”.
Bà Thanh giải thích: “Cả làng chỉ có khoảng nửa làng tham gia. Vậy nên, tiền thu được hàng tháng khoảng một triệu hai, mà phải bỏ ra 260.000 đồng tiền đổ xăng xe chở rác đến nơi tập kết rồi. Số tiền còn lại chia đều cho năm người thì được gần 200.000 đồng/người/tháng, khi nào trong tháng có đám tang hay đám cưới thì mới được 200.000 đồng thôi”.
Cô Nguyễn Thị Đạt (39 tuổi) cho biết thêm: “Tiền lương đi dọn rác cả tháng bằng bốn buổi đi cắt cỏ. Như trên thành phố còn có thêm tiền đồng nát, còn ở nông thôn thì chỉ có rác thải thôi, nếu bán được họ đã giữ lại nên từ ngày đi đến giờ đồng nát bán chưa được nổi 20.000 đồng”.
ĐVSMT xã Liên Khê do chính quyền địa phương đề xuất thành lập, và đi vào hoạt động được gần một năm nay. Đội gồm có năm người, trong đó bốn người chuyên đi thu m rác và một người chuyên chở rác đến nơi tập kết. Mặc dù chính quyền thành lập, nhưng mọi hoạt động lại do mọi người trong đội tự bàn với nhau để làm.
Bà Thanh cho biết: “Mỗi tuần chúng tôi đi thu rác hai buổi vào thứ ba và thứ sáu, bắt đầu từ lúc 4 giờ sáng. Và cứ vào ngày 23 hàng tháng là đi thu tiền rác, vừa đi làm vừa thu, mỗi khẩu thu ba nghìn đồng”.
Số tiền này còn phụ thuộc vào số gia đình tham gia đóng phí vệ sinh môi trường nên việc thu phí hàng tháng của đội không được đảm bảo. Có gia đình tham gia được một tháng mà đội phải đến thu tiền mấy lần mới được rồi tháng sau không thấy tham gia nữa. Cũng có nhà vẫn tham gia nhưng nợ tiền đến mấy tháng mới trả.
“Làm dâu trăm họ”
Trong gần một năm đi dọn rác, ĐVSMT xã Liên Khê có biết bao chuyện vui buồn trong nghề. Nhưng có lẽ chuyện buồn nhiều hơn chuyện vui, bà Thanh thở dài: “Đi làm việc này như làm dâu trăm họ”.
Kéo chiếc xe chở rác cao bằng đầu người, xung quanh thành xe vắt đầy các bao tải để đựng rác, tôi kéo thử chiếc xe không lên con dốc mà đã thấy mệt nhoài. Vậy mà mỗi buổi đi làm những người dọn rác này phải kéo qua con dốc chừng đến bốn lần. Anh Tùng (người cùng làng) nói: “Mùa đông còn đỡ chứ mùa hè nhìn các bà kéo xe lên xuống cái dốc mà thấy thương”.
Chiếc xe len lỏi vào từng con ngõ nhỏ của đường làng, ngày nào cũng vậy, những người vệ sinh môi trường luôn làm công việc dừng xe trước cổng mỗi gia đình để gọi và đợi người trong nhà mang rác ra đổ. Theo lẽ thường, các gia đình phải tự tìm đồ đựng rác của nhà mình và để rác sẵn ra nài cổng trước. Nhưng ở đây, những người vệ sinh môi trường thường phải tích từng chiếc bao để đi đựng rác.
Miên man trong những kỉ niệm buồn, dừng lại trước cổng một gia đình, bà Thanh chỉ vào bao rác mà vui mừng khoe với tôi: “Đấy, có hôm nay họ mới để rác vào bao. Mọi hôm cứ một thùng đầy vỏ hoa quả, mùi hôi thối bốc lên rồi cả ruồi ròi đầy ra, động vào cũng thấy ghê tay”.
Chuyện đi thu tiền rác của những người dọn rác cũng là cả sự kiên trì phi thường, tôi mới chỉ đi cùng mọi người chưa đầy một khu nhưng đã được nghe rất nhiều câu nói của người nộp tiền rác: “Sao nhanh thế? Tôi mới đóng tiền hai tháng rồi cơ mà?”, “Đã đi thu tiền rồi cơ à?”, “Nó thu tiền để ăn với nhau”, “Đã mất tiền thì cái gì cũng phải quăng ra”,…Thậm chí, còn có cả những câu nói tục bậy cũng được phát ra. Bà Thanh vội bước nhanh sang nhà khác khi nghe thấy những câu nói ấy.
Bà Thanh buồn buồn, nói: “Ngày mưa cũng như ngày nắng, chúng tôi đều đi hết. Có hôm trời mưa quá san sang hai ngày mà họ bảo mưa cũng phải đi, để cho cổng nhà người ta thối ra à. Rồi đi thu tiền mà nhiều người nói ra đủ thứ. Nhiều lúc nghĩ mà ức nhưng không nói, mà nghỉ thì lại không có ai đi làm”.
Công việc vệ sinh môi trường đòi hỏi sự kiên trì và chịu đựng. Bởi có bao nhiêu khó khăn và thử thách, đó là mùi hôi thối, ròi bọ, nhiễm bẩn từ các loại rác thải, thậm chí còn là xác chết động vật lâu ngày cũng được người dân để rác.
Thêm vào đó là những câu nói khó nghe của những người không hiểu sự vất vả của công việc này. Bởi vậy, đã có người mới đi làm được một tháng đã phải bỏ việc vì bẩn, hại sức khỏe và không chịu được những câu nói khó nghe ấy.
Mong ước nhỏ nhoi
Ở thành phố, công việc dọn vệ sinh môi trường được coi như một nghề, nhưng ở nông thôn đây mới chỉ là một nghề phụ để có thêm thu nhập sau những ngày làm ruộng nhàn rỗi. Với thu nhập thấp cộng thêm phải chịu mùi hôi thối, nên những người chọn làm công việc này thường là những người không có điều kiện và không làm được những công việc nặng.
Trong số năm người của ĐVSMT xã Liên Khê thì có đến bốn người có bệnh và thường xuyên phải uống thuốc. Bà Thanh bị đau đốt sống cổ nên tối nào cũng phải uống thuốc. Còn nhìn cô Tràng Thị Dung (42 tuổi) thì không ai nghĩ cô có bệnh trong người nhưng thực không phải. “Nhìn thì ai cũng tưởng là tôi khỏe mạnh nhưng tôi bị nhiều bệnh lắm: bệnh gai cột sống, rồi bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên không làm được việc nặng”, cô tâm sự.
Có lẽ hoàn cảnh nhà cô Dung cũng là khó khăn nhất. Người chồng cờ bạc, rượu chè không chăm lo gì đến gia đình nên cô quyết định ly hôn khi đứa con nhỏ mới được hai tuổi. Mười sáu năm một mình nuôi con, cô đi làm thuê đủ mọi việc để nuôi con, ai thuê gì cũng làm, làm đồng ruộng, cắt cỏ rồi cả đến công việc độc hại như phun thuốc sâu thuê.
Khi có quyết định thành lập ĐVSMT cô tham gia ngay từ đầu. Cô tâm sự: “Mỗi lần đi làm, mùi rác hăng lên tận mũi, đội đến hai cái khăn mà vẫn không chịu được”. Nhưng do sức khỏe yếu không làm được việc nặng nên “cũng không biết làm gì, nài đồng ruộng thì đi làm thêm việc này để có thêm đồng chi tiêu”. Và cô có một mong muốn nhỏ bé “mong tăng thêm tiền lương là phấn khởi rồi”.
Đồng tình, cô Nguyễn Thị Đạt nói: “Làm nghề này cũng hao tổn sức khỏe lắm. Những ngày nắng, rác hôi thối, ròi rúc lên tận ống chân, nhiều hôm về nghĩ đến mà không dám ăn cơm nữa. Nhưng nghĩ làm công việc này cũng là để cho đường làng ngõ xóm sạch sẽ, giữ vệ sinh môi trường. Nên cũng chỉ mong mọi người giúp đỡ cho đồng lương phù hợp, chỉ cần một buổi được 60.000 đến 70.000 đồng cũng được rồi”.
Chia tay những người dọn rác dưới chân con dốc, tôi nhìn lên, họ đang oằn lưng đấy chiếc xe giờ đã đầy rác có ngọn lên con dốc. Tôi thầm nghĩ với đồng lương 200.000 đồng/ tháng ấy thật quá rẻ so với công sức của những con người làm sạch môi trường ấy!?
Nhọc nhằn nghề xe ôm những ngày nắng gắt
Nhọc nhằn nghề lau kính tầng cao
Hơn 4 giờ sáng một ngày trời mưa rả rích của tháng năm, tôi theo chân các cô, các bác trong đội vệ sinh môi trường (ĐVSMT) của xã Liên Khê, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) đi thu m các loại rác thải.
Lương 200.000 đồng/tháng
Tôi cứ nghĩ tiền lương của những người dọn rác ở nông thôn cũng chỉ thấp hơn ở thành phố chút ít, nên vô tư hỏi “Chắc tiền lương của mọi người cũng được 2 triệu/ tháng?”. Bà Bá Thị Thanh (51 tuổi) lắc đầu nói: “Mỗi tháng một người được gần hai trăm nghìn tiền thu rác thôi”.
Bà Thanh giải thích: “Cả làng chỉ có khoảng nửa làng tham gia. Vậy nên, tiền thu được hàng tháng khoảng một triệu hai, mà phải bỏ ra 260.000 đồng tiền đổ xăng xe chở rác đến nơi tập kết rồi. Số tiền còn lại chia đều cho năm người thì được gần 200.000 đồng/người/tháng, khi nào trong tháng có đám tang hay đám cưới thì mới được 200.000 đồng thôi”.
Cô Nguyễn Thị Đạt (39 tuổi) cho biết thêm: “Tiền lương đi dọn rác cả tháng bằng bốn buổi đi cắt cỏ. Như trên thành phố còn có thêm tiền đồng nát, còn ở nông thôn thì chỉ có rác thải thôi, nếu bán được họ đã giữ lại nên từ ngày đi đến giờ đồng nát bán chưa được nổi 20.000 đồng”.
ĐVSMT xã Liên Khê do chính quyền địa phương đề xuất thành lập, và đi vào hoạt động được gần một năm nay. Đội gồm có năm người, trong đó bốn người chuyên đi thu m rác và một người chuyên chở rác đến nơi tập kết. Mặc dù chính quyền thành lập, nhưng mọi hoạt động lại do mọi người trong đội tự bàn với nhau để làm.
Bà Thanh cho biết: “Mỗi tuần chúng tôi đi thu rác hai buổi vào thứ ba và thứ sáu, bắt đầu từ lúc 4 giờ sáng. Và cứ vào ngày 23 hàng tháng là đi thu tiền rác, vừa đi làm vừa thu, mỗi khẩu thu ba nghìn đồng”.
Số tiền này còn phụ thuộc vào số gia đình tham gia đóng phí vệ sinh môi trường nên việc thu phí hàng tháng của đội không được đảm bảo. Có gia đình tham gia được một tháng mà đội phải đến thu tiền mấy lần mới được rồi tháng sau không thấy tham gia nữa. Cũng có nhà vẫn tham gia nhưng nợ tiền đến mấy tháng mới trả.
“Làm dâu trăm họ”
Trong gần một năm đi dọn rác, ĐVSMT xã Liên Khê có biết bao chuyện vui buồn trong nghề. Nhưng có lẽ chuyện buồn nhiều hơn chuyện vui, bà Thanh thở dài: “Đi làm việc này như làm dâu trăm họ”.
Kéo chiếc xe chở rác cao bằng đầu người, xung quanh thành xe vắt đầy các bao tải để đựng rác, tôi kéo thử chiếc xe không lên con dốc mà đã thấy mệt nhoài. Vậy mà mỗi buổi đi làm những người dọn rác này phải kéo qua con dốc chừng đến bốn lần. Anh Tùng (người cùng làng) nói: “Mùa đông còn đỡ chứ mùa hè nhìn các bà kéo xe lên xuống cái dốc mà thấy thương”.
Chiếc xe len lỏi vào từng con ngõ nhỏ của đường làng, ngày nào cũng vậy, những người vệ sinh môi trường luôn làm công việc dừng xe trước cổng mỗi gia đình để gọi và đợi người trong nhà mang rác ra đổ. Theo lẽ thường, các gia đình phải tự tìm đồ đựng rác của nhà mình và để rác sẵn ra nài cổng trước. Nhưng ở đây, những người vệ sinh môi trường thường phải tích từng chiếc bao để đi đựng rác.
Miên man trong những kỉ niệm buồn, dừng lại trước cổng một gia đình, bà Thanh chỉ vào bao rác mà vui mừng khoe với tôi: “Đấy, có hôm nay họ mới để rác vào bao. Mọi hôm cứ một thùng đầy vỏ hoa quả, mùi hôi thối bốc lên rồi cả ruồi ròi đầy ra, động vào cũng thấy ghê tay”.
Chuyện đi thu tiền rác của những người dọn rác cũng là cả sự kiên trì phi thường, tôi mới chỉ đi cùng mọi người chưa đầy một khu nhưng đã được nghe rất nhiều câu nói của người nộp tiền rác: “Sao nhanh thế? Tôi mới đóng tiền hai tháng rồi cơ mà?”, “Đã đi thu tiền rồi cơ à?”, “Nó thu tiền để ăn với nhau”, “Đã mất tiền thì cái gì cũng phải quăng ra”,…Thậm chí, còn có cả những câu nói tục bậy cũng được phát ra. Bà Thanh vội bước nhanh sang nhà khác khi nghe thấy những câu nói ấy.
Bà Thanh buồn buồn, nói: “Ngày mưa cũng như ngày nắng, chúng tôi đều đi hết. Có hôm trời mưa quá san sang hai ngày mà họ bảo mưa cũng phải đi, để cho cổng nhà người ta thối ra à. Rồi đi thu tiền mà nhiều người nói ra đủ thứ. Nhiều lúc nghĩ mà ức nhưng không nói, mà nghỉ thì lại không có ai đi làm”.
Ngày nắng cũng như ngày mưa, họ vẫn chăm chỉ đi dọc rác (ảnh Dương Ngọc).
Công việc vệ sinh môi trường đòi hỏi sự kiên trì và chịu đựng. Bởi có bao nhiêu khó khăn và thử thách, đó là mùi hôi thối, ròi bọ, nhiễm bẩn từ các loại rác thải, thậm chí còn là xác chết động vật lâu ngày cũng được người dân để rác.
Thêm vào đó là những câu nói khó nghe của những người không hiểu sự vất vả của công việc này. Bởi vậy, đã có người mới đi làm được một tháng đã phải bỏ việc vì bẩn, hại sức khỏe và không chịu được những câu nói khó nghe ấy.
Mong ước nhỏ nhoi
Ở thành phố, công việc dọn vệ sinh môi trường được coi như một nghề, nhưng ở nông thôn đây mới chỉ là một nghề phụ để có thêm thu nhập sau những ngày làm ruộng nhàn rỗi. Với thu nhập thấp cộng thêm phải chịu mùi hôi thối, nên những người chọn làm công việc này thường là những người không có điều kiện và không làm được những công việc nặng.
Trong số năm người của ĐVSMT xã Liên Khê thì có đến bốn người có bệnh và thường xuyên phải uống thuốc. Bà Thanh bị đau đốt sống cổ nên tối nào cũng phải uống thuốc. Còn nhìn cô Tràng Thị Dung (42 tuổi) thì không ai nghĩ cô có bệnh trong người nhưng thực không phải. “Nhìn thì ai cũng tưởng là tôi khỏe mạnh nhưng tôi bị nhiều bệnh lắm: bệnh gai cột sống, rồi bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên không làm được việc nặng”, cô tâm sự.
Có lẽ hoàn cảnh nhà cô Dung cũng là khó khăn nhất. Người chồng cờ bạc, rượu chè không chăm lo gì đến gia đình nên cô quyết định ly hôn khi đứa con nhỏ mới được hai tuổi. Mười sáu năm một mình nuôi con, cô đi làm thuê đủ mọi việc để nuôi con, ai thuê gì cũng làm, làm đồng ruộng, cắt cỏ rồi cả đến công việc độc hại như phun thuốc sâu thuê.
Khi có quyết định thành lập ĐVSMT cô tham gia ngay từ đầu. Cô tâm sự: “Mỗi lần đi làm, mùi rác hăng lên tận mũi, đội đến hai cái khăn mà vẫn không chịu được”. Nhưng do sức khỏe yếu không làm được việc nặng nên “cũng không biết làm gì, nài đồng ruộng thì đi làm thêm việc này để có thêm đồng chi tiêu”. Và cô có một mong muốn nhỏ bé “mong tăng thêm tiền lương là phấn khởi rồi”.
Đồng tình, cô Nguyễn Thị Đạt nói: “Làm nghề này cũng hao tổn sức khỏe lắm. Những ngày nắng, rác hôi thối, ròi rúc lên tận ống chân, nhiều hôm về nghĩ đến mà không dám ăn cơm nữa. Nhưng nghĩ làm công việc này cũng là để cho đường làng ngõ xóm sạch sẽ, giữ vệ sinh môi trường. Nên cũng chỉ mong mọi người giúp đỡ cho đồng lương phù hợp, chỉ cần một buổi được 60.000 đến 70.000 đồng cũng được rồi”.
Chia tay những người dọn rác dưới chân con dốc, tôi nhìn lên, họ đang oằn lưng đấy chiếc xe giờ đã đầy rác có ngọn lên con dốc. Tôi thầm nghĩ với đồng lương 200.000 đồng/ tháng ấy thật quá rẻ so với công sức của những con người làm sạch môi trường ấy!?
Phạm Ngọc
Lớp Báo in K.29A.2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Lớp Báo in K.29A.2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Cùng chuyên mục
Bình luận