Những đứa trẻ lớn lên trong khung cũi
(Sóng trẻ) - Đôi chân nhỏ thò ra nài giữa những khe hở của khung cũi, cả cơ thể yếu ớt của em gồng lên, rướn mình về phía trước để những ngón chân được chạm đất. Còn khoảng 7 cm nữa, em bỏ cuộc rút chân về nằm lăn ra chiếu. Bên cạnh em, các bạn cũng nằm im trong cũi.
Gần 160 trẻ em bại não được nhận nuôi tại Trung tâm Nuôi dưỡng người già và trẻ khuyết tât Thụy An (Ba Vì). Rất nhiều em trong số đó bị mất khả năng kiểm soát hành vi và không thể đi lại được. Mọi sinh hoạt của các em đều diễn ra trong cũi dưới sự chăm sóc của các cô nuôi.
Bại não là tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến sự kiểm soát vận động. Trẻ em mắc bệnh này thường có biểu hiện co cứng cơ, hai chân chụm vào nhau và giao nhau ở đầu gối. Lưỡi bị tê liệt nên thường gặp khó khăn trong giao tiếp. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, sẽ có những phương pháp chăm sóc phù hợp.
Với đặc điểm riêng của căn bệnh bại não, những chiếc cũi bằng nhôm được thiết kế giành riêng cho các em. Thông thường, có từ 4-5 em nằm chung trong chiếc cũi rộng khoảng 1m50. Đối với những em lớn tuổi hơn và có biểu hiện bệnh tình nặng hơn sẽ được nằm riêng trong chiếc cũi nhỏ, có khung chắn cao để bảo vệ.
9 giờ sáng là khoảng thời gian những phòng trẻ em ở đây trở nên nhôn nhịp hơn hết. Tiếng ú ớ của bọn trẻ khi vui chơi với bạn bè, hòa lẫn âm thanh leng keng của cũi nhôm khi có va chạm nhẹ. Nụ cười ngây ngô vẫn luôn nở trên những khuân mặt không lành lặn
.
Những đứa trẻ lớn lên trong cơn ngây dại chẳng biết mình là ai. Không biết nài kia cuộc sống thế nào. Không mệt mỏi, hờn ghen, không oán trách. Chỉ khao khát được yêu thương giản dị như bao đứa trẻ khác trên đời.
Khung cũi trở thành “người bạn” thân thiết trong cuộc đời các em nhỏ ở đây. Khi đôi mắt láo liếc không nhìn rõ vạn vật xung quang, không biết ai đang ở bên mình thì khung nhôm vẫn ở đấy. Dễ nhận biết và an toàn.
Nhiều em nhỏ hơn 7-8 tuổi mới bắt đầu bập bẹ những tiếng gọi đầu tiên. Các em gọi “mẹ”, gọi “cha”. Những không ai đáp lạị.
Nằm một mình trong cũi, thi thoảng, Minh đưa tay miết những vệt dài trên mặt chiếu. Trong vô thức, em kêu lên đầy đau đớn. Minh vẫn năm đó - 11 năm kể từ ngày em chào đời.
Nam – 8 tuổi. Bị chậm phát triển thần kinh, liệt chân phải. Em là kết quả suốt một thời gian lang thang của bà mẹ tâm thần. Từ ngày vào trung tâm sống. Nam được sự chăm sóc, dạy bảo tận tình của các cô nuôi. Đến nay, chân của em có thể đi lại khá vững vàng.
Đôi chân bất thường của Tuấn Anh – em nhỏ vui vẻ nhất phòng. Em mắc chứng bệnh xương thủy tinh. Chỉ một va chạm nhẹ cũng có thể khiến những đốt xương của em gãy làm đôi. Đã sang tuổi thứ 9 mà TUấn Anh chỉ nặng hơn 15kg và cao chưa đầy 1 mét.
“Các em ở đây chế độ sinh hoạt rất đặc biệt. Khó khăn nhất là khi cho các em đi vệ sinh và tắm giặt.. Nhưng trộm vía những lúc bình thường chúng rất nan và nghe lời. Nên thương lắm, thương bọn trẻ như con ruột của mình. Nhiều lúc mệt mỏi, nhìn chúng cười đùa với nhau lại thấy vui vẻ” – Cô nuôi Hà Thị Chỉnh miệng khẽ cười.
Những đứa trẻ không chung dòng máu, chúng gặp nhau và yêu thương nhau như những người anh em ruột thịt. Ngay cả khi đang bị sự đau đớn bủa vây, thì tình yêu và niềm tin vẫn luôn hiện hữu.
Thanh Thúy
Báo mạng điện tử K34
Cùng chuyên mục
Bình luận