Những gùi măng trĩu nặng mồ hôi

(Sóng trẻ) - Hàng năm, bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 9 (âm lịch), bà con các thôn, bản ở các xã miền núi huyện Tân Sơn tranh thủ vào rừng để mưu sinh từ nghề hái măng rừng để kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống. Công việc tưởng chừng đơn giản nhưng thấm đẫm nhọc nhằn trong mỗi chuyến đi.

66.jpg
Năm nào cũng vậy, cứ bắt đầu mùa mưa, từ tháng 7 đến tháng 9 (âm lịch), trong những khu rừng vùng sơn cước xã Thạch Kiệt, bên cạnh bụi nứa già lại bật lên tua tủa những mầm măng. Những ngày này, đa phần người dân nơi đây đều gác lại các công việc để hái "lộc" rừng. (Ảnh: Nguyễn Thúy)

 

12.jpg
Bà Hà Thị Nhàn - người có nhiều năm kiếm sống bằng công việc hái măng rừng chia sẻ: “Cứ đến mùa măng, hầu hết chị em phụ nữ trong bản lại gói cơm, mang nước rủ nhau lên rừng hái măng. Để đến được nơi hái măng, mọi người phải đi bộ từ sáng sớm, băng rừng hơn từ 1- 2 giờ đồng hồ vì măng thường mọc trên núi cao. Đường đi rừng đã khó thì công việc tìm và hái măng còn khó nhọc hơn nhiều, phải quen thông thổ và có bí quyết hái măng thì mới kiếm được những ngọn măng non". (Ảnh: Nguyễn Thúy)

 

2-1.jpg
Công việc vất vả nhưng với bà Nhàn và người dân trong bản, măng không chỉ là lương thực dự trữ trong mùa mưa lũ mà còn là sản phẩm mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình.  (Ảnh: Nguyễn Thúy)

 

2.jpg
Nhờ thời tiết, thổ nhưỡng phù hợp, măng nứa Tân Sơn ở đây ăn giòn, vị ngọt pha lẫn chút đắng nhẹ đọng lại nơi đầu lưỡi mà không phải nơi nào cũng có được. (Ảnh: Nguyễn Thúy)

 

5-1.jpg
Theo bà con nơi đây chia sẻ, công việc hái măng không hề đơn giản. Mỗi khi chui vào bụi nứa, người hái măng phải đối diện với gai góc, muỗi vắt. Khi bóc măng, lông măng đâm bám vào tay khiến bàn tay chai sần, nhựa măng làm cho tay chân tím bầm, đau rát. (Ảnh: Nguyễn Thúy)

 

6.jpg
Hiện tại giá bán măng tươi, măng luộc chín khoảng 15.000- 20.000 đồng/kg. Nhằm bảo quản măng được lâu cũng như để giá măng được cao hơn, bà con nơi đây còn chế biến thành măng chua, măng ớt, măng khô để bán dần. Vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán, giá măng khô có thể lên đến 300.000 nghìn đồng/kg và thường xuyên trong tình trạng cháy hàng. 

 

5.jpg
Mặc dù mưu sinh từ nghề hái măng rừng lắm gian truân, nhọc nhằn nhưng người dân miền núi Tân Sơn không bao giờ bỏ nghề, cứ đến mùa họ vẫn miệt mài, cần mẫn leo núi hái măng. Với họ, lộc rừng chỉ có mùa, sống gần rừng thì phải dựa vào núi rừng để mưu sinh. (Ảnh: Nguyễn Thúy)

Video phỏng vấn

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN