Những thảm họa tự nhiên loài người không muốn nhắc lại

(Sóng trẻ) - Trong hàng trăm năm qua, loài người đã phải hứng chịu hàng loạt các thảm họa tự nhiên mà phần nhiều trong số đó được miêu tả như “Cơn thịnh nộ của các vị thần”. Hãy cùng nhìn lại một số thảm họa tự nhiên gây chấn động thế giới. 

1. Dịch hạch ở Châu Âu 

Nạn dịch hạch đã gây ra cái chết cho 33% dân số Châu Âu, hơn 1 triệu người Châu Á và Bắc Phi.

c49f49a48_5a.jpg 
Nỗi kinh hoang bao phủ khắp châu Âu. 

Từ năm 1347 đến năm 1350, toàn bộ châu Âu bị bao phủ bởi nỗi hoảng sợ và khung cảnh như địa ngục do căn bệnh dịch hạch (được gọi là “Cái chết đen”). Ước tính có tới 200 triệu người châu Âu đã nhiễm bệnh và thiệt mạng. Không chỉ vậy, “Cái chết đen” còn giết chết hơn 1 triệu người ở khu vực châu Á và Bắc Phi . 

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm hiểu về căn bệnh cũng như nguyên nhân tại sao “Cái chết đen” đã khiến cả thế giới khiếp sợ, họ cho rằng thảm họa này bắt nguồn từ vi khuẩn có tên là Yersinia pestis - loại vi khuẩn nguy hiểm có trên bọ chét kí sinh trong loài chuột đã sinh sôi và tạo thành đại dịch.

2. Nạn đói ở Ấn Độ và Trung Quốc 

Thiệt hại: 1/3 dân số Ấn Độ, 20 triệu người Trung Quốc

Vào năm 1769, Ấn Độ đã trải qua khoảng thời gian tồi tệ trong lịch sử khi nạn đói đã cướp đi sinh mạng của gần 9 triệu người dân. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân gây ra thảm họa này là những ngày khô hanh kéo dài dẫn đến hạn hán, làm thiệt hại hàng loạt các cánh đồng đang chờ thu hoạch. Rất nhiều nơi trở thành đất rừng hoang hóa. Nhu cầu thực phẩm tăng trong khi khả năng cung cấp không có đã đẩy Ấn Độ vào một trong những thảm họa mà người dân không thể quên. Phải 4 năm sau đó, đến năm 1773 thì nạn đói mới được ngăn chặn. 

c49f49a48_2a.jpg 
Cảnh tượng người dân trông chờ lương thực ở Trung Quốc.

Trung Quốc lâm vào tình cảnh còn tệ hại hơn khi 20 triệu người chết đói trong 2 năm từ năm 1959 đến 1961. Hiện tại rất nhiều người vẫn đang tranh luận rằng đâu là nguyên nhân chính gây nên nạn đói ở Trung Quốc vào năm 1959, đó là do các chính sách của Trung Quốc hay do khí hậu, thời tiết? Câu trả lời chính xác đến giờ vẫn chưa có. 

3. Hạn hán ở châu Phi 

Hơn 1 triệu người trên 20 quốc gia ở châu Phi đã bỏ mạng vì hạn hán.

c49f49a48_3a.jpg 
Hạn hán kéo dài, mất mùa triền miên ở châu Phi. 

Từ năm 1981 đến năm 1984, hơn 20 quốc gia ở châu Phi đã phải đối mặt với hàng loạt các đợt hạn hán kéo dài. Các con sông và hồ ao cạn kiệt, ruộng đồng khô héo khiến hơn 20.000 người châu Phi bỏ mạng mỗi tháng. 

Mặc dù nhận được sự viện trợ và giúp đỡ từ các quốc gia khác trên thế giới, nhưng cho tới khi thảm họa được ngăn chặn phần nào, ước tính có tới hơn 1 triệu người đã chết.

4. Động đất ở Haiti 

c49f49a48_1a.jpg 
Cảnh tượng thảm họa Haiti

Vào ngày 12/1/2010, cơn động đất lịch sử đã khiến Haiti phải chịu những thiệt hại thảm khốc. Theo ước tính sau thiệt hại, có tới 1,3 triệu người thiệt mạng, 300.000 người bị thương, gần 100.000 căn nhà sụp đổ ở khu vực Port-au-Prince. Trận động đất sau đó được thông báo lên tới cấp độ 7. 

Bên cạnh đó, còn có tới 4 người bị cuốn trôi trong những cơn sóng thần ở những khu vực lân cận như Petit Paradis gần Leogane. Sóng thần liên tục tàn phá các địa điểm như Jacmel, Les Cayes, Petit ave, Leogane, Luly và Anse a Galets. 

5. Động đất và sóng thần ở Nhật Bản

c49f49a48_4a.jpg 
Hàu hết mọi thứ đã bị san phẳng ở khu vực thảm họa diễn ra. 

Vào năm 2011, cả thế giới kinh hãi trước những gì mà nước Nhật phải hứng chịu sau các đợt động đất và sóng thần lên tới cấp 9 liên tiếp xảy ra ở xứ Mặt trời mọc. Gần 9.000 người chết và hơn 13.000 người mất tích khi những đợt sóng và động đất liên tục tấn công vào khu vực Sendai của Nhật Bản vào ngày 11/3/2011. 

Trong những video quay được về thảm họa này, tất cả mọi người dễ dàng nhận thấy mức độ tàn phá khủng khiếp khi hầu hết các công trình xây dựng bị kéo sập và san phẳng. Sau đó chính phủ Nhật Bản ngay lập tức lập kế hoạch làm mát nhà máy nguyên tử hạt nhân Fukushima. Để đảm bảo an toàn, hơn 200.000 người đã phải sơ tán.

Vào ngày 21/3, Ngân hàng Thế giới đã tính toán và công bố tổng thiệt hại của thảm họa lên tới 235 tỷ đôla, trong khi chính phủ Nhật Bản cho rằng con số thực tế lên tới hơn 300 tỷ đôla. Tuy nhiên con số thiệt hại còn có thể cao hơn nữa sau những vấn đề liên quan đến các nhà máy nguyên tử hạt nhân và quá trình khắc phục. 

Nguồn tổng hợp: disasterium, nbcnews, accuweather
Dịch: Huy Tùng
ĐH Luật Hà Nội

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN