Số liệu trên báo chí: Đã đúng?
(Sóng Trẻ) - Có thể nói, hiện nay số liệu đã trở thành một phần không thể thiếu của hầu hết các tác phẩm báo chí. Sự hiện diện của những con số trong bài viết vừa giúp người đọc hình dung rõ ràng, cụ thể hơn về vấn đề, sự việc, hiện tượng… được đề cập vừa tăng thêm độ xác thực và tính thuyết phục của thông tin. Tuy nhiên, việc sử dụng số liệu trên báo chí hiện nay vẫn còn mắc phải không ít hạn chế.
Giữa “ma trận” số
Số liệu trên báo chí có thể tồn tại dưới dạng chữ hoặc con số. Riêng đối với dạng con số lại bao gồm khá nhiều kiểu: số tương đối, số tuyệt đối, số thập phân… Chính sự đa dạng như vậy về mặt hình thức thể hiện đã làm cho không ít nhà báo mắc phải lỗi không nhất quán trong việc trình bày dẫn đến số liệu thiếu chính xác.
Những con số dày đặc khiến độc giả hoang mang (Nguồn: Internet)
Lấy một ví dụ: “Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 1999, Phúc Tân đã bắt giữ 34 vụ với 48 đối tượng bán lẻ heroin. So với cùng kỳ năm trước con số này tăng lên 16 vụ và bằng 400%”. Căn cứ vào các dữ kiện đã có sẵn, rõ ràng số vụ buôn bán ma túy mà Phúc Tân bắt được vào năm trước là 18 vụ. Như vậy thì 34 vụ (năm 1999) so với 18 vụ (năm trước) chỉ bằng xấp xỉ 190% chứ không phải 400% như tác giả tính toán? [1]
Một ví dụ khác: “… trong vòng 3 năm 3 tháng 9 ngày, người ta thống kê được tổng cộng 405 con thú rừng đã chết trước bàn tay néo cò của ông. Bình quân mỗi tháng một sinh linh của rừng phải nộp mạng cho ông”. Một phép tính nhẩm cũng cho thấy rằng 3 năm 3 tháng tương đương với 39 tháng. Như thế mỗi tháng phải có hơn 10 con thú rừng bị chết trước mũi súng của ông chứ không thể chỉ là 1 con.
Những trường hợp kiểu này bị bắt gặp khá nhiều trong thực tiễn báo chí. Nhà báo sau khi nhận được số liệu từ một nguồn nào đó đã vội vã đưa ngay lên mặt báo, không tiến hành việc kiểm chứng một cách kỹ lưỡng và chắc chắn độ tin cậy của nó. Đây cũng là lý do khiến công chúng đôi lúc không biết phải tin vào ai khi với cùng một sự việc, cùng một đối tượng, mỗi báo lại đưa ra những số liệu hoàn toàn khác nhau.
Sức nặng hay gánh nặng?
Việc lạm dụng số liệu hay đưa số liệu không có căn cứ so sánh sẽ gây cản trở cho quá trình nhận thức của công chúng. Khi thông số vừa nhiều, lại được đưa ra dưới dạng chính xác tuyệt đối kiểu 257.365.728.000đ; 126,745%… thì hẳn người ta phải đặt câu hỏi nghi ngờ. Số liệu chỉ có ý nghĩa đích thực khi được đặt trong sự đối chiếu, so sánh, còn nếu đứng một mình, chúng hầu như không có giá trị thông tin.
Lấy ví dụ như: “Thành phố Hồ Chí Minh chi 15.000 tỉ đồng xây nhà cho người có thu nhập thấp”. Số tiền 15.000 tỉ đồng là một khoản tiền rất lớn. Nhưng thực chất nó có giá trị thế nào trong điều kiện cụ thể của địa phương? [2]
Trong một số trường hợp khác:“Ngành giao thông vận tải ứng thêm 2000 tỉ đồng để xây dựng các công trình” hay “Năm qua, tỉnh Hòa Bình đã trồng mới được 150 ha rừng”. Có lẽ chỉ các chuyên gia ngàng xây dựng mới nhìn ra được giá trị cụ thể của nó.
Việc đưa số liệu không chính xác trong những tình huống nhất định có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng vì sự thật khách quan đã bị bóp méo (như về doanh thu, lời lãi, thua lỗ của doanh nghiệp; hay về những tham nhũng, đưa và nhận hối lộ của cán bộ, công chức…). Do vậy, các nhà báo cần hết sức tỉnh táo và thận trọng, để hạn chế tới mức thấp nhất việc mắc lỗi trong báo chí.
Có thể nói, việc đưa số liệu trên báo chí không phải là vấn đề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Muốn thuyết phục được công chúng, những con số của nhà báo không những phải chính xác, có tính thẩm mỹ mà còn cần có giá trị thông tin cao.
[1] Dẫn theo Hoàng Anh, Một số vấn đề về ngôn ngữ trên báo chí, tr.149
[2] Dẫn theo Hoàng Anh, Một số vấn đề về ngôn ngữ trên báo chí, tr.151
Giữa “ma trận” số
Số liệu trên báo chí có thể tồn tại dưới dạng chữ hoặc con số. Riêng đối với dạng con số lại bao gồm khá nhiều kiểu: số tương đối, số tuyệt đối, số thập phân… Chính sự đa dạng như vậy về mặt hình thức thể hiện đã làm cho không ít nhà báo mắc phải lỗi không nhất quán trong việc trình bày dẫn đến số liệu thiếu chính xác.
Những con số dày đặc khiến độc giả hoang mang (Nguồn: Internet)
Lấy một ví dụ: “Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 1999, Phúc Tân đã bắt giữ 34 vụ với 48 đối tượng bán lẻ heroin. So với cùng kỳ năm trước con số này tăng lên 16 vụ và bằng 400%”. Căn cứ vào các dữ kiện đã có sẵn, rõ ràng số vụ buôn bán ma túy mà Phúc Tân bắt được vào năm trước là 18 vụ. Như vậy thì 34 vụ (năm 1999) so với 18 vụ (năm trước) chỉ bằng xấp xỉ 190% chứ không phải 400% như tác giả tính toán? [1]
Một ví dụ khác: “… trong vòng 3 năm 3 tháng 9 ngày, người ta thống kê được tổng cộng 405 con thú rừng đã chết trước bàn tay néo cò của ông. Bình quân mỗi tháng một sinh linh của rừng phải nộp mạng cho ông”. Một phép tính nhẩm cũng cho thấy rằng 3 năm 3 tháng tương đương với 39 tháng. Như thế mỗi tháng phải có hơn 10 con thú rừng bị chết trước mũi súng của ông chứ không thể chỉ là 1 con.
Những trường hợp kiểu này bị bắt gặp khá nhiều trong thực tiễn báo chí. Nhà báo sau khi nhận được số liệu từ một nguồn nào đó đã vội vã đưa ngay lên mặt báo, không tiến hành việc kiểm chứng một cách kỹ lưỡng và chắc chắn độ tin cậy của nó. Đây cũng là lý do khiến công chúng đôi lúc không biết phải tin vào ai khi với cùng một sự việc, cùng một đối tượng, mỗi báo lại đưa ra những số liệu hoàn toàn khác nhau.
Sức nặng hay gánh nặng?
Việc lạm dụng số liệu hay đưa số liệu không có căn cứ so sánh sẽ gây cản trở cho quá trình nhận thức của công chúng. Khi thông số vừa nhiều, lại được đưa ra dưới dạng chính xác tuyệt đối kiểu 257.365.728.000đ; 126,745%… thì hẳn người ta phải đặt câu hỏi nghi ngờ. Số liệu chỉ có ý nghĩa đích thực khi được đặt trong sự đối chiếu, so sánh, còn nếu đứng một mình, chúng hầu như không có giá trị thông tin.
Lấy ví dụ như: “Thành phố Hồ Chí Minh chi 15.000 tỉ đồng xây nhà cho người có thu nhập thấp”. Số tiền 15.000 tỉ đồng là một khoản tiền rất lớn. Nhưng thực chất nó có giá trị thế nào trong điều kiện cụ thể của địa phương? [2]
Trong một số trường hợp khác:“Ngành giao thông vận tải ứng thêm 2000 tỉ đồng để xây dựng các công trình” hay “Năm qua, tỉnh Hòa Bình đã trồng mới được 150 ha rừng”. Có lẽ chỉ các chuyên gia ngàng xây dựng mới nhìn ra được giá trị cụ thể của nó.
Việc đưa số liệu không chính xác trong những tình huống nhất định có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng vì sự thật khách quan đã bị bóp méo (như về doanh thu, lời lãi, thua lỗ của doanh nghiệp; hay về những tham nhũng, đưa và nhận hối lộ của cán bộ, công chức…). Do vậy, các nhà báo cần hết sức tỉnh táo và thận trọng, để hạn chế tới mức thấp nhất việc mắc lỗi trong báo chí.
Có thể nói, việc đưa số liệu trên báo chí không phải là vấn đề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Muốn thuyết phục được công chúng, những con số của nhà báo không những phải chính xác, có tính thẩm mỹ mà còn cần có giá trị thông tin cao.
Phùng Trang, Quốc Hoàng, Việt Nga, Như Quỳnh, Nguyễn Linh
Lớp Báo mạng điện tử K.29
Học viện Báo chí & Tuyên truyền
Lớp Báo mạng điện tử K.29
Học viện Báo chí & Tuyên truyền
[1] Dẫn theo Hoàng Anh, Một số vấn đề về ngôn ngữ trên báo chí, tr.149
[2] Dẫn theo Hoàng Anh, Một số vấn đề về ngôn ngữ trên báo chí, tr.151
Cùng chuyên mục
Bình luận