Những thói quen xấu
(Sóng Trẻ) - Trong cuộc sống, có những việc làm lặp đi lặp lại chúng ta ngỡ tưởng vô hại nhưng lại là những thói quen vô cùng xấu xí, cần phải loại bỏ.
Nhổ khục tay (chân), vặn lưng (cổ)
Rất nhiều người có thói quen vặn khớp cổ, lưng; bẻ khục tay chân khi mỏi. Ngày nào cũng bẻ như thế vài lần, không làm thì cứ thấy bứt rứt. Khi vặn như vậy, túi khí trong các ngón tay, chân và các khớp xương bị nén lại, phát ra tiếng kêu “rắc, rắc”. Nếu làm như vậy nhiều lần có thể làm dây chằng giữa các ngón bị giãn và làm diện khớp to ra, xương quanh bị xơ hóa, các chi khô ráp. Đặc biệt đấy lại là nguyên nhân gây nhức mỏi. Mỗi lần nhức mỏi, bạn chỉ nên kéo nhẹ hoặc duỗi tay ra.
Cắn móng tay
Không ai biết tại sao chúng ta cắn móng tay. Ngay cả khoa học hiện đại cũng chưa có câu trả lời chính xác cho việc ấy. Nhiều người cho rằng: người có thói quen cắn móng tay là do người đó gặp stress trong công việc, học tập, mua sắm… Người ta cắn móng tay để thư giãn khi hồi hộp, lo lắng, căng thẳng. Tất nhiên, ai cũng biết cắn móng tay là vô cùng hại. Nó làm cho móng tay bị xước, vi khuẩn bám vào đó, khả năng gây nhiễm trùng tương đối. Đồng thời, móng tay nham nhở rất mất thẩm mỹ. Phương pháp để giảm thiểu cắn móng tay là giữ bình tĩnh, làm việc có kế hoạch.
Náy mũi
Chẳng mấy ai nghĩ việc náy mũi có tác hại như thế nào nài việc thốt lên “Bẩn thế!” khi thấy người khác náy mũi. Tuy nhiên náy mũi không chỉ mất vệ sinh mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Trên tay chứa rất nhiều vi khuẩn gây truyền nhiễm, đặc biệt là ở đầu ngón tay. Một số vi khuẩn gây nhiễm, mưng mủ. Vì vậy, khi ngón tay chạm vào hốc mũi rất dễ làm hốc mũi bị viêm. Viêm mũi nặng có thể gây đau đầu, đau mắt, thậm chí sẽ dẫn tới giảm sút trí nhớ, khứu giác không nhạy. Thường xuyên náy mũi sẽ làm niêm mạc ở khoang mũi, gây sưng tấy mụn làm rụng lông mũi… Vì vậy, tuyệt đối không được lấy tay náy mũi.
Ăn nhiều mì chính
Trong bữa cơm của người Việt, hầu như món ăn nào cũng có mì chính không kể luộc, rán, xào, chiên… Do đó, lượng mì chính tích tụ trong cơ thể mỗi người trong suốt cuộc đời là rất lớn. Hiếm ai biết rằng ăn nhiều mì chính sẽ gây hại cho sức khỏe. Mì chính là muối của axit glutamic, một chất có vai trò quan trọng trong việc truyền tín hiệu của thần kinh. Nếu dùng quá nhiều, lượng mì chính dư thừa sẽ làm rối loạn hoạt động của não, gây mất trí nhớ, đồng thời làm tiêu hao B6, dễ gây những cơn động kinh. Hơn nữa, nó còn hủy diệt tất cả các thụ thể (những điểm tiếp giáp của dây thần kinh ở não). Việc lạm dụng mì chính có thế gây tổn thương cho gan và cản trở sự tăng trưởng của trẻ em. Tổ chức Y tế Thế giới WTO khuyên rằng: nên hạn chế mì chính chừng nào hay chừng ấy, không nên dùng mì chính cho trẻ dưới 6 tuổi bởi nó làm thay đổi khẩu vị và tạo chứng nghiện ở trẻ.
Sử dụng điện thoại khi đang sạc
Ngày nay, điện thoại trở thành vật bất li thân với nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ bởi những tiện dụng hữu hiệu trong cuộc sống. Vì những lí do cá nhân, một số người vẫn thản nhiên sử dụng điện thoại khi đang cắm sạc mà không biết rằng thói quen ấy đặc biệt nguy hiểm. Khả năng gây bỏng nghiêm trọng và tử vong là rất cao.
Ở Úc, một tờ báo địa phương đã đăng tải một mẩu tin về trường hợp đầu tiên tử vong do nghe điện thoại khi đang sặc. Bài báo kể về một người đàn ông giấu tên sau vài giây bắt máy trả lời một cuộc điện thoại đã ngã vật xuống đất, bất động, những ngón tay cháy xém và chết ngay trên đường đến bệnh viện. Vì vậy, đừng bao giờ sử dụng điện thoại nếu bạn chưa ngắt nó ra khỏi nguồn.
Đeo tai nghe nhạc
Một trong những cách để chứng tỏ sự sành điệu của nhiều thanh thiếu niên hiên nay là dùng tai nghe nhạc ở mọi lúc, mọi nơi, thậm chí cả lúc ngủ. Động tác này được thực hiện liên tục trong nhiều giờ, với cường độ âm thanh lớn bởi ở những nơi công cộng ồn ào, âm không to thì không thể nghe được. Khi nghe nhiều, các bạn sẽ thấy ù tai, chóng mặt, hoa mắt… Đây là những biểu hiện chấn thương âm thanh cấp tính, đe dọa chức năng thính giác. Đặc biệt, người dùng không cảm thấy giảm thính lực ngay lúc đó vì như thuốc lá, quá trình này diễn ra âm thầm, phải vài năm sau mới thấy biểu hiện. Lời khuyên của bác sĩ là chỉ nên nghe 2-3 tiếng/ngày và không nghe nhạc bằng tai nghe khi ngủ. Đừng vì thiếu hiểu biết mà phải thay tai nghe bằng máy trợ thính.
Những thói quen khi đã hình thành thì thật khó bỏ nhưng khó chứ không phải là không thể. Vì vậy bạn hãy bỏ các thói quen xấu để có một cuộc sống an toàn, khỏe mạnh hơn.
Đặng Thị Hương
Lớp Báo mạng điện tử K31
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận