Nỗi lo thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu bị biến tướng

(Sóng trẻ) - Vốn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, song đến nay, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ hay nghi thức hầu đồng đang bị kẻ xấu “núp bóng” hòng trục lợi.

Đặc trưng văn hóa dân gian

Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc. Đây là một di sản văn hóa quý giá mà cha ông ta để lại, cần được các thế hệ sau gìn giữ, bảo vệ, trân trọng và phá huy. Tuy nhiên, kể từ khi UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là di sản văn hoa phi vật thể của nhân loại, bên cạnh mặt tích cực, vẫn còn tồn tại một số hiện tượng tiêu cực, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Tín ngưỡng thờ Mẫu được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (Ảnh: Tuổi trẻ)
Tín ngưỡng thờ Mẫu được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (Ảnh: Tuổi trẻ)

Tháng 2/2018, bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã có văn bản chỉ đạo các địa phương tăng cường quản lý, kịp thời kiểm tra, chấn chỉnh các hiện tượng phản cảm, sai lệch với bản chất của di sản văn hóa phi vật thể “Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt". 

Muôn kiểu biến tướng thực hành tín ngưỡng 

Cùng với sự phát triển của truyền thông số, tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung hay nghi thức hầu đồng nói riêng đang ngày càng trở nên phổ biến, được ủng hộ rộng rãi, đặc biệt là ở giới trẻ. Đi cùng với sự phát triển đó cũng là sự xuất hiện của những “ông đồng bói, bà đồng bói" online ngang nhiên phán căn số, sang tai lời tiên thánh trên các phương tiện truyền thông đại chúng. 

Cô đồng Trương Hương - bổ cau, đúng nhận sai cãi ở Hải Dương lĩnh án 7 năm, 3 tháng tù vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Ảnh chụp màn hình). 
Cô đồng Trương Hương - bổ cau, đúng nhận sai cãi ở Hải Dương lĩnh án 7 năm, 3 tháng tù vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Ảnh chụp màn hình). 

Sau cô đồng “đúng nhận, sai cãi” làm mưa, làm gió trên mạng xã hội; mới đây, “cô đồng bát nước “ Q.P. cũng nổi lên như một hiện tượng mạng, thu hút hàng triệu lượt xem với khả năng "nhìn thấu" vận mệnh qua nước lã trong bát. Tuy nhiên, đằng sau sự tò mò và thích thú của một bộ phận người xem là những hệ lụy khó lường.

Việc Q.P. tự xưng có thể "đọc vị" căn số, công danh, sự nghiệp chỉ qua việc quan sát nước trong bát đã dấy lên nhiều tranh cãi. Để thu hút người đến xem, cô đồng liên tục đăng tải những clip lên trang cá nhân, thu hút hơn 11 triệu lượt thích, gần 500 nghìn lượt theo dõi.

Nhiều người sau khi xem những nội dung của clip nêu trên cho rằng, "cô đồng bát nước" đang hoạt động mê tín, dị đoan, không nên tin vào. Tuy nhiên, có người lại "hùa" theo, tin tưởng những nội dung trong clip, muốn được đến nhà cô này để xem bói. Được biết, Công an quận Hai Bà Trưng đã triệu tập làm việc với người phụ nữ này để xác minh hành vi tuyên truyền mê tín dị đoan.

"Cô đồng bát nước" liên tục đăng clip lên mạng xã hội để thu hút người xem (Ảnh: Chụp màn hình)

Không chỉ sai lệch trong lời nói và ý định ẩn đằng sau, nhiều người còn lợi dụng nền tảng mạng xã hội để thực hiện những đoạn clip diễn xướng hầu đồng tại các khu chợ, clip các thanh đồng hầu trên sập nhưng lại mặc những trang phục không đúng lề lối, không biết đang hầu vị thánh nào, thậm chí còn sử dụng những đoạn nhạc rock, rap, nhạc chế, ... rất phản cảm. 

Khi xem những đoạn clip như thế này, thanh đồng Dương Minh Quân, thủ nhang An Dương Lầu, tỉnh Bắc Giang cho biết: “Bản thân là một thanh đồng, tôi cảm thấy khá bức xúc khi xem những clip như thế này. Bởi khi thánh đồng làm việc hầu thánh thì bản thân họ vẫn là cơ thể phàm tục và chúng ta hầu bóng thánh tức hầu bóng của nhà ngài chứ không phải nhà ngài nhập vào bản thân của thanh đồng. Nên về trang phục thì theo tôi vẫn nên kín đáo trang nghiêm bởi bên trên vẫn là bậc tiên thánh".

Bạn Trương Ngọc Hân, sinh viên 4 Đại học Văn hóa Hà Nội cho biết: “Mình cảm thấy tín ngưỡng thờ Mẫu đang bị một thành phần thiếu kiến thức làm biến tướng tiêu cực. Việc này không chỉ làm hình ảnh của Đạo Mẫu, nghi thức hầu đồng bị hiểu sai trong mắt công chúng mà còn là mồi lửa cho những hành vi sai trái xúc phạm, làm mất uy tín của văn hoá tín ngưỡng”. 

Theo lề lối hầu thánh của các cụ ngày xưa, nguyên tắc hầu cơ bản nhất đó là không được hầu Mẫu và Đức Vua Cha. Tuy nhiên, hiện nay một số thanh đồng lại tự ý phủ khăn hầu, thậm chí còn hầu cả một số giá không nằm trong hệ thống thánh thần Tam Tứ Phủ như Phật bà Quan Âm, Đường Tăng, Tôn Ngộ Không,... Đây đều là những trường hợp đáng báo động và nên có sự xử lý kịp thời của cơ quan chức năng có thẩm quyền”. 

Giữ gìn bản chất tín ngưỡng 

Chia sẻ với phóng viên, GS.TS Từ Thị Loan - Nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam cho biết: “Để góp phần định hướng bảo tồn và gìn giữ giá trị của hầu đồng, trước hết từ phía các cơ quan quản lý nhà nước phải có tiếng nói khi có những biểu hiện sai lệch trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và nghi lễ hầu đồng nói riêng”. 

GS. TS Từ Thị Hoa - Nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Ảnh: NVCC) 
GS. TS Từ Thị Hoa - Nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Ảnh: NVCC) 

Bên cạnh đó, các nhà báo và cơ quan truyền thông phải tích cực tham gia tuyên truyền, nâng cao nhận thức. Đặc biệt các nhà nghiên cứu có uy tín cần cung cấp, phổ biến các kiến thức liên quan để người dân hiểu biết đầy đủ hơn về di sản. Cùng với đó, về phía bản thân cộng đồng những người thực hành tín ngưỡng cũng cần có ý kiến để kịp thời chấn chỉnh.

Bài trừ cái xấu và hướng đến cái đẹp, đó chính là nguyện vọng của những người tâm huyết với tín ngưỡng thờ Mẫu Tam, Tứ Phủ. Nỗ lực bài trừ sự biến tướng,xuyên tạc ấy cần sự hỗ trợ từ nhiều phía, đặc biệt là lớp trẻ, những người đang trực tiếp kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp mà ông cha ta để lại. 

Một khi vẫn còn những cá nhân lợi dụng di sản để trục lợi, hay làm mất đi những giá trị, bản chất tốt đẹp vốn có của nó thì tín ngưỡng thờ Mẫu sẽ vẫn còn bị đặt dưới ranh giới giữa di sản văn hóa và hình thức mê tín dị đoan.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN