Nỗi lòng sinh viên đi ở trọ

(Sóng Trẻ) - Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, vấn đề nhà trọ luôn là mối bận tâm  của công nhân các khu công nghiệp, nông dân lao động thời vụ, đặc biệt là sinh viên từ nông thôn ra thành phố học.

Theo con số từ Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, mỗi năm có khoảng mười nghìn tân  sinh viên của các trường Đại học, Cao đẳng. Số lượng này phần lớn tập trung ở hai thành phố là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Những sinh viên này cộng với lượng người nhập cư, dân lao động tự do đổ về dẫn đến tình trạng nhà trọ thiếu trầm trọng, đẩy giá cả lên cao đến chóng mặt. Đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là sinh viên đến từ nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các gia đình cuộc sống có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế.

Nếu khoảng hai năm trước đây, hai người thuê chung một phòng chỉ mất mỗi người  300.000 đồng/ tháng, ở cũng tương đối thỏa mái thì thời gian gần đây, giá cả đã tăng gấp đôi, gấp ba lần và chủ nhà cũng không cho ở ghép nhiều.

Bác Hoàng Văn Tỉnh (Quốc Oai- Hà Nội) cho biết: “Vì thuê cho con gái nên tôi muốn tìm chỗ thỏa mái cho cháu an toàn học hành, tốn kém hơn một chút cũng chấp nhận. Nhưng đến mấy địa chỉ quảng cáo người ta đều cho thuê mất rồi”.



Một khu nhà trọ sinh viên ở Văn Điển  - Thanh Trì – Hà Nội.

Đã có không ít những trường hợp do thiếu thông tin, gặp các cò mồi lừa đảo để rồi mất tiền lại lỡ việc. Chị Hoàng Thùy Chấm, sinh viên năm thứ ba trường đại học Kinh tế quốc dân kể: “Mình vừa đặt cọc giá một triệu đồng/ tháng nhưng ngay hôm sau quay lại, chủ nhà thông báo đã có người trả tiền thuê lên 1,3 triệu đồng”.

Đối với nhứng người thuê nhà thì cuộc sống rất phấp phỏng. Việc tăng giá phòng, tăng điện nước,... thậm chí hoàn toàn có thể bị đòi nhà, đòi phòng bất cứ lúc nào nên tâm lý luôn trong tình trạng bất an: “Cứ mỗi lần nài thị trường tăng giá là bà chủ lại réo tăng tiền. Sinh viên ở trọ sống trong tâm lý thấp thỏm, không còn bụng dạ nào để chuyên tâm học hành” - chị Vũ Thị Liên, sinh viên năm thứ hai trường ĐH Khoa học - Tự nhiên kể.

Cảnh lang thang đi tìm phòng trọ, gặp những phòng không an toàn hoặc bị ép giá là một thực tế rất nhiếu sinh viên gặp phải. Những phòng trọ khá rẻ ở xa trường, phòng chật chội, ẩm thấp, thiếu ánh sáng... cũng được các bạn chọn, vì phải ổn định chỗ ở để nhập học. Tại các khu vực có nhiều nhà trọ, nhiều phòng cũ nát từ lâu, chưa được tu sửa lại nhưng vẫn được “tận dụng” cho thuê.

Việc kiếm đựơc phòng trọ vừa túi tiền, hợp môi trường sống đối với những người lao động nhập cư, người thu nhập thấp, công nhân, sinh viên khó hơn cả “mò kim đáy bể”.

Đã thành thông lệ, cứ vào mùa sinh viên nhập học là các chủ nhà lại đua nhau tăng giá. Tại phường Thanh Khê tây, một phòng trọ rộng khoảng 12 mét vuông, giá 700.000 đồng/ tháng nhưng khó có thể thuê được. Đó là chưa kể đến nhiều khu nhà trọ tính giá nước sinh hoạt gấp hai, ba lần quy định và 1 kwh điện là 4000 đồng.

Nguyễn Đình Hiếu, trường Đại học Bách Khoa vừa thuê được căn phòng gần trường với giá 600.000 đồng/ tháng. Những anh chị năm trước cho biết năm nái phòng này chỉ 500.000 đồng/tháng, ở được bốn người. Hè vừa qua, chủ nhà trọ làm thêm gác xép nên nâng giá phòng lên. “Bọn em phải tìm phòng ở chỗ khác, chật trội nhưng hợp với túi tiền”- Hiếu tâm sự.

Lạm phát kinh tế đồng nghĩa với việc “túi tiền” của sinh viên ngày càng eo hẹp dần. Với tình hình như hiện nay, cuộc sống của sinh viên nghèo nông thôn càng chật vật hơn.

Hoàng Thị Phượng

Lớp Nghiệp vụ  Báo chí 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN