Nước mắm Sa Châu: Đậm đà hương vị cổ truyề

(Sóng trẻ) - Nếu ai đã từng một lần được ghé qua những ngôi làng nằm trong huyện Giao Châu, Giao Thủy, Nam Định hẳn sẽ không quên được mùi vị ngạt đến sống mũi mang tên nước mắm Sa Châu. Và nếu như ai đã một lần được thưởng thức hương vị này hẳn sẽ nhớ mãi cái thanh thanh, nhè nhẹ, ṇt đến cổ họng khác hẳn so với những lọai nước mắm từ vùng quê khác.

Nguồn gốc của nước mắm Giao Châu (Sa Châu)

Sở dĩ nước mắm Giao Châu được ̣i với cái tên Sa Châu (ṇc trong cát) là bởi vì đây là sản phẩm của làng nghề truyền thống được làm ra từ bàn tay khéo léo và cần mẫn của người dân làng Sa Châu, hay còn được ̣i là làng ̀i (nay thuộc xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định), một làng mà đến 99% dân số theo đạo Thiên Chúa, có nghề làm nước mắm từ thời vua Minh Mạng, phát triển cho đến tận bây giờ. 

Nước mắm Giao Châu đã có mặt rộng rãi trên các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,Thái Bình, Hòa Bình,... Từ lâu, nó đã trở thành đặc sản của vùng đất nơi đây, mang hồn quê và vẻ đẹp chất phác của những con người vùng biển Giao Thủy.
 
648e5fa30_nuoc_mam_1.jpg
Nước mắm Giao Châu (Sa Châu) được sản xuất theo phương pháp cổ truyền

Du khách khi đặt chân tới Sa Châu đã hỏi rằng: Nước mắm Sa Châu sao lại thơm, dễ ngửi và có mùi đến kì lạ như thế? Bởi lẽ, nguyên liệu và khâu sản xuất cũng khác hẳn so với những loại nước mắm trên thị trường. Nguyên liệu chính là cá cơm, cá nục, tép moi tươi nn được đánh bắt trên chính vùng biển Giao Thủy chứ không phải được nhập từ nơi khác về. Khâu làm nước mắm đòi hỏi phải công phu, tỉ mỉ qua từng giai đoạn, kiên trì theo thời gian. Muối làm mắm phải để trong kho trên một năm nhằm hả bớt vị chát, nước mắm sẽ không bị gắt. Cứ 1t ấn cá ướp với 15kg muối trong vòng 6 tháng liền, sau đó cho qua rổ tre lót vải khô vắt ra nước mắm nguyên chất.

Điều đặc biệt hơn nữa, nước mắm Sa Châu không nấu qua lửa như nhiều nơi mà mắm được đổ ra các ang mỏng phơi nắng nóng thêm 6 tháng nữa. Chưa hết, điều cấm kị đó là không để nước mắm được ngấm mưa. Vì mưa sẽ khiến cho nước mắm có mùi hách, hay thậm chí bị hỏng. Đêm đến, nước mắm được phơi trộn với sương cho thêm vị đậm ṇt, rồi chôn xuống đất thêm 1 năm mới đem ra ăn. Chính vì thế mà nước mắm Sa Châu có mùi thơm, vị nn ṇt nức tiếng, chấm một giọt vào đầu lưới đã thấy cái ṇt từ trong cổ họng râm ran khắp người, quả đúng với cái tên “ṇc trong cát”, mang một hương vị cổ truyền mà ít nơi có được.

Khoảng thời gian để làm ra nước mắm Sa Châu cũng thật gian nan, vất vả. Một hương vị tinh túy mang mùi vị của cả trời đất, biển cả được sinh ra nhờ bàn tay lao động không mệ mỏi và lòng yêu nghề của những cư dân vùng biển Giao Thủy chất phác, hiền lành thánh thiện như những gì họ đang sống.

648e5fa30_nuoc_mam_2.jpg
Dụng cụ để ướp cá với muối       

648e5fa30_nuoc_mam_3.jpg
Lọc lấy nước mắm nguyên chất

648e5fa30_nuoc_mam_4.jpg
Nước mắm được đổ ra ang phơi trên sân        

648e5fa30_nuoc_mam_5.jpg
Nước mắm mang hương vị Sa Châu

aafce5127_dscn7131.jpg
Nước mắm Sa Châu được ăn cùng với nem mắm Giao Thủy

Hiện nay, dù trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại nước mắm như: nước mắm Nam Ngư, nước mắm Đệ Nhất, nước mắm Phú Quốc... nhưng với người Giao Thủy thì nước mắm Sa Châu đã quá quen thuộc, trở thành một loại nước chấm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày, hay trong những dịp lễ têt. Họ cùng sống và trải nghiệm với nghề, tiếp nối những truyền thống cha ông để lại, ́p phần tạo nên tinh hoa văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Trần Thị Duyên
Phát thanh K32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Trung thu trong đôi mắt ngàn sao

Trung thu trong đôi mắt ngàn sao

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Tết Trung thu trong tín ngưỡng người Việt được xem là Tết của trẻ em. Nhưng, tại nhà X1, ngõ 17 Hoàng Ngọc Phách, phóng viên được chứng kiến một cái Tết Trung thu đặc biệt. Tết Trung thu của những đứa trẻ mang hình hài “trưởng thành”.

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN