Phải học cách thất bại để chiến thắng
(Sóng Trẻ) - Việc đào tạo của các cơ sở giáo dục và nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực hiện nay của các doanh nghiệp, công ty vẫn còn khá “vênh” nhau. Nhằm lý giải cũng như định hướng cho sinh viên các kỹ năng học và làm việc, phóng viên Sóng trẻ đã có cuộc trao đổi trực tiếp với Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Cường - Phó trưởng Ban Đoàn kết tập hợp Thanh niên TW đoàn, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam.
Phóng viên (PV): Năm 2009 vừa qua, Hội Doanh nhân trẻ đã có rất nhiều hoạt động, trong đó có những hoạt động liên quan đến sinh viên, ông có thể tổng kết những hoạt động tiêu biểu mà Hội đã đạt được?
Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Cường: Trong năm vừa qua chúng tôi đã có một số hoạt động:
Thứ nhất là tổ chức giao lưu giữa Hội Doanh nhân trẻ với sinh viên để nhằm nâng cao thực tiễn, kinh nghiệm, cách thức, kỹ năng cần thiết cho một sinh viên khi ra trường. Đồng thời giúp sinh viên tìm hiểu, định hướng bởi nhiều sinh viên khi ra trường chỉ có kiến thức sách vở mà mất đi thực tiễn. Khi đối thoại với những người có kiến thức thực tế thì họ sẽ rút ngắn được thời gian cần thiết, tránh mắc phải những sai lầm cơ bản, lựa chọn được đúng nghề nghiệp. Nài ra, những bạn có mong muốn được trở thành doanh nhân thì sẽ giao lưu với những chuyên gia là doanh nhân và được tư vấn về những điều kiện, tiêu chuẩn cần phải có. Chúng tôi cũng thiết lập một hệ thống về vốn, chính sách, các điều kiện khác để hỗ trợ cho sinh viên.
Thứ hai, thông qua đào tạo trên cổng Thánh Gióng, 1000 doanh nhân trẻ sẽ truyền kinh nghiệm của mình qua mạng internet. Doanh nhân sẽ trao đổi trực tuyến, muốn tham gia, sinh viên chỉ cần đăng ký password là có thể học được những kỹ năng mềm, kỹ năng quản trị doanh nghiệp khác nhau.
Thứ ba, Hội đã phối hợp với tổ chức CSIP trực thuộc Hội đồng Anh để nhằm phát triển doanh nhân xã hội. Họ là những doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực xã hội, có thể họ không tạo ra vật chất một cách hữu hình nhưng họ lại tạo ra những giá trị xã hội rất quan trọng như bảo vệ môi trường, xoá đối giảm nghèo, phòng chống HIV...
Thứ tư Hội đã đổi mới một bước nội dung chương trình “Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ”. Chương trình này sẽ được tổ chức theo hướng tri thức hoá, nghĩa là thanh niên sẽ trở thành những trí thức. Chúng tôi sẽ test chỉ số EQ, qua đó thấy được chỉ số cảm nhận cảm xúc và ứng phó với các vấn đề xã hội. Chương trình sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
PV: Có nhiều hoạt động dành cho sinh viên như vậy thì Hội có trực tiếp sử dụng nguồn nhân lực là các bạn sinh viên ko, thưa ông?
Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Cường: Đối với sinh viên đang học, chúng tôi ít khi sử dụng. Nếu vừa học vừa làm thì sẽ khó đạt được hiệu quả cao. Còn với sinh viên mới ra trường thì quan điểm của chúng tôi là cần phải có định hướng nghề nghiệp, chúng tôi sẽ tạo điều kiện cho các bạn có cơ hội tiếp xúc với thực tiễn. Chúng tôi đã thành lập câu lạc bộ “Khởi nghiệp”. Hoạt động của câu lạc bộ sẽ nhân rộng khát vọng làm giàu một cách chính đáng, phục vụ sự phát triển của đất nước. PV: Nhưng hiện nay đa số các nhà tuyển dụng đều yêu cầu kinh nghiệm, như thế sẽ rất khó khăn với những sinh viên vừa mới ra trường? Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Cường: Giải quyết bài toán kinh nghiệm này thì có 2 cách. Một là các bạn có thể rút ra kinh nghiệm qua các kỳ thực tập, vì thế nên trong quá trình này bạn phải thực tập tốt. Hai là khi ra trường, ai cũng trải qua thời kỳ chưa có kinh nghiệm, nhưng đổi lại các bạn phải có năng lực, kiến thức, phương pháp tư duy tốt. Các nhà tuyển dụng có thể chấp nhận những người không có kinh nghiệm nhưng cần phải có tư duy thực tiễn. Bởi vì có thể họ còn nhanh nhạy hơn những người có kinh nghiệm. Chúng tôi cũng có những chương trình giúp các bạn có thể tư duy thực tiễn một cách tốt nhất.
PV: Vậy ông đánh giá thế nào về tiềm năng của sinh viên Việt Nam hiện nay?
Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Cường: Tôi thấy sinh viên Việt Nam hiện nay rất thông minh, nhanh nhẹn và năng động. Có thể nói tiềm năng của sinh viên Việt Nam rất tốt. Nhưng vẫn còn một số hạn chế mà nếu điều chỉnh được thì hiệu quả sẽ cao hơn. Thứ nhất, đa số các bạn còn thiếu tính chủ động. Sẽ không có nhà lãnh đạo nào luôn đi theo chỉ dẫn, nhắc nhở các bạn phải làm như thế nào mà các bạn cần phải chủ động xây dựng, thực hiện, điều chỉnh kế hoạch. Quá trình chủ động ấy phải được tự điều chỉnh. Thứ hai, các bạn phải tự trang bị thêm những kiến thức, phương pháp, không để tư duy chúng ta bị chết. Quá trình đi học là quá trình phải biết quên để tiếp nhận cái mới, luôn học hỏi, tìm kiếm, có tư duy phản biện và cọ xát thực tế thì mới có cách làm việc tốt. Rất nhiều bạn có tư duy cứng đờ, không có tính độc lập. Cần coi kiến thức như một luồng chảy tích luỹ không ngừng. Thứ ba là nại ngữ của sinh viên Việt Nam còn yếu. Trong đó tiếng Anh là nại ngữ rất cần thiết. Không biết tiếng Anh thì sẽ khó tiếp cận được với những nền khoa học kỹ thuật hiện đại. Tiếng Anh là công cụ giúp chúng ta tiếp cận cái mới nhanh nhất. Đặc biệt cần phải có khát vọng để nắm bắt và tiếp cận cái mới.
PV: Có một thực tế hiện nay là sinh viên Việt Nam chưa chú trọng đến kỹ năng mềm, ông đánh giá thế nào về yếu tố này?
Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Cường: Kỹ năng mềm có tính chất quyết định vì thực tế có nhiều người giỏi nhưng không biết cách làm việc, kết hợp với nhau thế nào. Đôi khi sự hợp tác lại không đem đến chiến thắng. Muốn giành chiến thắng phải có lòng khoan dung, độ lượng. Thất bại cũng phải biết cách. Tức là phải biết chấp nhận nó với một tinh thần thượng võ là chúng tôi thua, chúng tôi học hỏi để đi lên. Thất bại thực sự là khi sự ghen ghét đố kỵ xuất hiện. Phải biết bỏ đi cái tôi khi cần thiết để nhìn vào cái chung.
PV: Từ những nhìn nhận trên thì Hội doanh nhân trẻ đã có chiến lược gì để sử dụng nguồn nhân lực dồi dào là sinh viên?
Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Cường: Trong năm 2010 chúng tôi sẽ tổ chức chương trình “Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ” nhằm tìm ra 1000 CEO tương lai để đào tạo, hỗ trợ đưa vào thực tập tại các doanh nghiệp trong cả nước. Đó là nguồn nhân lực chất lượng cao. Chỉ cần trong số đó có 20% trở thành doanh nhân và 80% trở thành lãnh đạo trung và cao cấp đã là rất tốt. Nhưng quan trọng là tạo ra động lực để thanh niên thực hiện khát vọng đi lên trong lĩnh vực kinh tế. Chúng tôi cũng chủ trương phối hợp với trí thức trẻ bởi họ cũng là nguồn nhân lực chất lượng cao. Kết hợp giữa trí thức và doanh nhân sẽ tạo nên sức mạnh giữa tri thức và kinh tế, doanh nhân tiếp thu được khoa học công nghệ còn trí thức nắm được thực tiễn.
PV: Xin cảm ơn ông!
Phóng viên (PV): Năm 2009 vừa qua, Hội Doanh nhân trẻ đã có rất nhiều hoạt động, trong đó có những hoạt động liên quan đến sinh viên, ông có thể tổng kết những hoạt động tiêu biểu mà Hội đã đạt được?
Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Cường: Trong năm vừa qua chúng tôi đã có một số hoạt động:
Thứ nhất là tổ chức giao lưu giữa Hội Doanh nhân trẻ với sinh viên để nhằm nâng cao thực tiễn, kinh nghiệm, cách thức, kỹ năng cần thiết cho một sinh viên khi ra trường. Đồng thời giúp sinh viên tìm hiểu, định hướng bởi nhiều sinh viên khi ra trường chỉ có kiến thức sách vở mà mất đi thực tiễn. Khi đối thoại với những người có kiến thức thực tế thì họ sẽ rút ngắn được thời gian cần thiết, tránh mắc phải những sai lầm cơ bản, lựa chọn được đúng nghề nghiệp. Nài ra, những bạn có mong muốn được trở thành doanh nhân thì sẽ giao lưu với những chuyên gia là doanh nhân và được tư vấn về những điều kiện, tiêu chuẩn cần phải có. Chúng tôi cũng thiết lập một hệ thống về vốn, chính sách, các điều kiện khác để hỗ trợ cho sinh viên.
Thứ hai, thông qua đào tạo trên cổng Thánh Gióng, 1000 doanh nhân trẻ sẽ truyền kinh nghiệm của mình qua mạng internet. Doanh nhân sẽ trao đổi trực tuyến, muốn tham gia, sinh viên chỉ cần đăng ký password là có thể học được những kỹ năng mềm, kỹ năng quản trị doanh nghiệp khác nhau.
Thứ ba, Hội đã phối hợp với tổ chức CSIP trực thuộc Hội đồng Anh để nhằm phát triển doanh nhân xã hội. Họ là những doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực xã hội, có thể họ không tạo ra vật chất một cách hữu hình nhưng họ lại tạo ra những giá trị xã hội rất quan trọng như bảo vệ môi trường, xoá đối giảm nghèo, phòng chống HIV...
Thứ tư Hội đã đổi mới một bước nội dung chương trình “Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ”. Chương trình này sẽ được tổ chức theo hướng tri thức hoá, nghĩa là thanh niên sẽ trở thành những trí thức. Chúng tôi sẽ test chỉ số EQ, qua đó thấy được chỉ số cảm nhận cảm xúc và ứng phó với các vấn đề xã hội. Chương trình sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
PV: Có nhiều hoạt động dành cho sinh viên như vậy thì Hội có trực tiếp sử dụng nguồn nhân lực là các bạn sinh viên ko, thưa ông?
Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Cường: Đối với sinh viên đang học, chúng tôi ít khi sử dụng. Nếu vừa học vừa làm thì sẽ khó đạt được hiệu quả cao. Còn với sinh viên mới ra trường thì quan điểm của chúng tôi là cần phải có định hướng nghề nghiệp, chúng tôi sẽ tạo điều kiện cho các bạn có cơ hội tiếp xúc với thực tiễn. Chúng tôi đã thành lập câu lạc bộ “Khởi nghiệp”. Hoạt động của câu lạc bộ sẽ nhân rộng khát vọng làm giàu một cách chính đáng, phục vụ sự phát triển của đất nước. PV: Nhưng hiện nay đa số các nhà tuyển dụng đều yêu cầu kinh nghiệm, như thế sẽ rất khó khăn với những sinh viên vừa mới ra trường? Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Cường: Giải quyết bài toán kinh nghiệm này thì có 2 cách. Một là các bạn có thể rút ra kinh nghiệm qua các kỳ thực tập, vì thế nên trong quá trình này bạn phải thực tập tốt. Hai là khi ra trường, ai cũng trải qua thời kỳ chưa có kinh nghiệm, nhưng đổi lại các bạn phải có năng lực, kiến thức, phương pháp tư duy tốt. Các nhà tuyển dụng có thể chấp nhận những người không có kinh nghiệm nhưng cần phải có tư duy thực tiễn. Bởi vì có thể họ còn nhanh nhạy hơn những người có kinh nghiệm. Chúng tôi cũng có những chương trình giúp các bạn có thể tư duy thực tiễn một cách tốt nhất.
PV: Vậy ông đánh giá thế nào về tiềm năng của sinh viên Việt Nam hiện nay?
Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Cường: Tôi thấy sinh viên Việt Nam hiện nay rất thông minh, nhanh nhẹn và năng động. Có thể nói tiềm năng của sinh viên Việt Nam rất tốt. Nhưng vẫn còn một số hạn chế mà nếu điều chỉnh được thì hiệu quả sẽ cao hơn. Thứ nhất, đa số các bạn còn thiếu tính chủ động. Sẽ không có nhà lãnh đạo nào luôn đi theo chỉ dẫn, nhắc nhở các bạn phải làm như thế nào mà các bạn cần phải chủ động xây dựng, thực hiện, điều chỉnh kế hoạch. Quá trình chủ động ấy phải được tự điều chỉnh. Thứ hai, các bạn phải tự trang bị thêm những kiến thức, phương pháp, không để tư duy chúng ta bị chết. Quá trình đi học là quá trình phải biết quên để tiếp nhận cái mới, luôn học hỏi, tìm kiếm, có tư duy phản biện và cọ xát thực tế thì mới có cách làm việc tốt. Rất nhiều bạn có tư duy cứng đờ, không có tính độc lập. Cần coi kiến thức như một luồng chảy tích luỹ không ngừng. Thứ ba là nại ngữ của sinh viên Việt Nam còn yếu. Trong đó tiếng Anh là nại ngữ rất cần thiết. Không biết tiếng Anh thì sẽ khó tiếp cận được với những nền khoa học kỹ thuật hiện đại. Tiếng Anh là công cụ giúp chúng ta tiếp cận cái mới nhanh nhất. Đặc biệt cần phải có khát vọng để nắm bắt và tiếp cận cái mới.
PV: Có một thực tế hiện nay là sinh viên Việt Nam chưa chú trọng đến kỹ năng mềm, ông đánh giá thế nào về yếu tố này?
Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Cường: Kỹ năng mềm có tính chất quyết định vì thực tế có nhiều người giỏi nhưng không biết cách làm việc, kết hợp với nhau thế nào. Đôi khi sự hợp tác lại không đem đến chiến thắng. Muốn giành chiến thắng phải có lòng khoan dung, độ lượng. Thất bại cũng phải biết cách. Tức là phải biết chấp nhận nó với một tinh thần thượng võ là chúng tôi thua, chúng tôi học hỏi để đi lên. Thất bại thực sự là khi sự ghen ghét đố kỵ xuất hiện. Phải biết bỏ đi cái tôi khi cần thiết để nhìn vào cái chung.
PV: Từ những nhìn nhận trên thì Hội doanh nhân trẻ đã có chiến lược gì để sử dụng nguồn nhân lực dồi dào là sinh viên?
Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Cường: Trong năm 2010 chúng tôi sẽ tổ chức chương trình “Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ” nhằm tìm ra 1000 CEO tương lai để đào tạo, hỗ trợ đưa vào thực tập tại các doanh nghiệp trong cả nước. Đó là nguồn nhân lực chất lượng cao. Chỉ cần trong số đó có 20% trở thành doanh nhân và 80% trở thành lãnh đạo trung và cao cấp đã là rất tốt. Nhưng quan trọng là tạo ra động lực để thanh niên thực hiện khát vọng đi lên trong lĩnh vực kinh tế. Chúng tôi cũng chủ trương phối hợp với trí thức trẻ bởi họ cũng là nguồn nhân lực chất lượng cao. Kết hợp giữa trí thức và doanh nhân sẽ tạo nên sức mạnh giữa tri thức và kinh tế, doanh nhân tiếp thu được khoa học công nghệ còn trí thức nắm được thực tiễn.
PV: Xin cảm ơn ông!
Hồng Vân – Thu Thuỷ
Lớp Phát Thanh K27
Lớp Phát Thanh K27
Cùng chuyên mục
Bình luận